Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tam đế

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH TAM ĐẾ  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở trong Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà tại thành Vương Xá.

Bấy giờ có nhiều Tu Sĩ Bà La Môn ở cạnh ao Tu Ma Kiệt Đà, tập hợp lại một chỗ bàn luận như vậy: Chân Đế của Bà La Môn như vậy. Chân Đế của Bà La Môn như vậy. Bấy giờ Thế Tôn biết tâm niệm của các xuất gia Bà La Môn kia, Ngài đi đến bờ ao Tu Ma Kiệt Đà. Lúc ấy, các xuất gia Bà La Môn từ xa trông thấy Đức Phật đang đến, liền vì Phật sửa soạn chỗ ngồi, thỉnh Phật an tọa.

Phật ngồi vào chỗ ngồi xong, bảo các xuất gia Bà La Môn: Các ông tụ tập ở bờ ao Tu Ma Kiệt Đà này, để bàn luận những gì?

Xuất gia Bà La Môn bạch Phật:

Thưa Cù Đàm, các Tu Sĩ Bà La Môn chúng tôi tập hợp nơi đây bàn luận như vậy: Chân Đế của Bà La Môn như vậy. Chân Đế của Bà La Môn như vậy.

Phật bảo các xuất gia Bà La Môn: Có ba Chân Đế của Bà La Môn mà ta đã tự mình giác ngộ, thành Đẳng Chánh Giác, lại vì người diễn nói.

Xuất Gia Bà La Môn các ông nói như vậy: Không hại tất cả chúng sanh. Đó là Chân Đế của Bà La Môn, chẳng phải hư dối.

Họ nói với nhau rằng: Ta hơn, rằng ta bằng, rằng ta kém. Nếu đối với Chân Đế kia không bị trói buộc, đắm trước và đối với tất cả thế gian biểu hiện lòng từ, đó gọi là Chân Đế thứ nhất của Bà La Môn, mà ta đã tự giác ngộ, thành Đẳng Chánh Giác và vì người diễn nói.

Lại nữa, Bà La Môn nói như vậy: Những gì là pháp tập khởi đều là diệt pháp. Đó là Chân Đế, chẳng phải là hư vọng cho đến đối với Chân Đế này chẳng chấp trước và đối với tất cả thế gian quán sát sanh diệt. Đó gọi là Chân Đế thứ hai của Bà La Môn.

Lại nữa, Bà La Môn nói vậy: Không có ta bất cứ ở đâu, bất cứ sự gì, hoàn toàn không có gì. Không có ta bất cứ ở đâu, bất cứ sự gì, hoàn toàn không có gì. Đó là Chân Đế, chẳng phải hư vọng, như trước đã nói, cho đến đối với Chân Đế kia không bị trói đắm và đối với tất cả thế gian vô ngã như nhau.

Đó gọi là Chân Đế thứ ba của Bà La Môn, ta đã tự giác ngộ, thành Đẳng Chánh Giác và vì người diễn nói. Bấy giờ các xuất gia Bà La Môn đều ngồi yên im lặng.

Thế Tôn nghĩ rằng: Hôm nay ta soi sáng sự ngu si của họ, tiêu diệt điều ác của họ, nhưng hiện tại trong chúng này không có một người có khả năng tự suy xét, muốn tạo nhân duyên để ở trong pháp của Sa Môn Cù Đàm tu hành phạm hạnh. Ngài đã biết như vậy rồi, nên từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường