Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tịnh Khẩu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH TỊNH KHẨU
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Đức Phật ở tại Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, Tôn Giả Xá Lợi Phất cũng đang ở đó.
Sáng sớm, Tôn Giả Xá Lợi Phất đắp y mang bát vào thành Vương Xá khất thực. Khất thực xong, ngồi dưới bóng cây thọ trai.
Trong lúc ấy có nữ ngoại đạo xuất gia Tịnh Khẩu từ trong thành Vương Xá đi ra có chút việc, gặp Tôn Giả Xá Lợi Phất đang ngồi ăn dưới bóng cây, bà tiến đến hỏi: Sa Môn đang ăn phải không?
Tôn Giả Xá Lợi Phất đáp: Vâng, đang ăn.
Lại hỏi: Sao, Sa Môn cúi mặt xuống mà ăn.
Đáp: Thưa tỷ muội, không.
Lại hỏi: Ngửa mặt lên mà ăn chăng?
Đáp: Thưa tỷ muội, không.
Lại hỏi: Xoay mặt bốn phương mà ăn chăng?
Đáp: Thưa tỷ muội, không.
Lại hỏi: Xoay mặt bốn góc mà ăn chăng?
Đáp: Thưa tỷ muội, không.
Lại hỏi: Tôi hỏi Sa Môn đang ăn phải không, Sa Môn đáp là đang ăn.
Tôi hỏi ngửa mặt lên mà ăn chăng?
Sa Môn đáp là không.
Hỏi cúi mặt xuống mà ăn chăng?
Sa Môn đáp không.
Hỏi xoay mặt bốn phương mà ăn chăng?
Sa Môn đáp là không.
Hỏi xoay mặt bốn góc mà ăn chăng?
Sa Môn đều trả lời không.
Những gì Sa Môn nói như vậy là có ý nghĩa gì?
Tôn Giả Xá Lợi Phất đáp: Này tỷ muội, những Sa Môn, Bà La Môn có kiến thức về sự vật, có kiến thức về hoành pháp, kiếm ăn một cách tà mạng. Những Sa Môn, Bà La Môn này cúi mặt mà ăn.
Nếu Sa Môn, Bà La Môn nào ngước mặt nhìn xem hiện tượng trăng sao, kiếm ăn một cách tà mạng như vậy. Sa Môn, Bà La Môn này ngửa mặt mà ăn.
Nếu Sa Môn, Bà La Môn nào làm sứ giả cho người khác, kiếm ăn một cách tà mạng, những Sa Môn, Bà La Môn như vậy xoay mặt bốn phương mà ăn.
Nếu Sa Môn, Bà La Môn nào làm thuốc trị các thứ bệnh, kiếm ăn một cách tà mạng, những Sa Môn, Bà La Môn như vậy xoay mặt bốn góc mà ăn.
Này tỷ muội, tôi không thuộc vào cách kiếm ăn theo bốn thứ tà mạng này, mà tôi chỉ theo đúng pháp kiếm ăn để tự nuôi sống. Cho nên, tôi nói là không phải là bốn cách ăn tà mạng đó.
Khi xuất gia ngoại đạo tên là Tịnh Khẩu nghe Tôn Giả Xá Lợi Phất nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ từ giã, rồi bà đi đến chỗ ngã tư đường trong thành Vương Xá, khen ngợi rằng: Sa Môn Thích Tử nuôi sống chân chính, tự nuôi sống rất chân chính!
Nếu người nào muốn bố thí cúng dường, thì nên cúng dường cho Sa Môn Thích Tử. Nếu muốn tạo phước, thì nên đến Sa Môn Thích Tử tạo phước.
Lúc ấy các Sa Môn ngoại đạo nghe xuất gia nữ ngoại đạo tên là Tịnh Khẩu khen ngợi Sa Môn họ Thích, bèn khởi tâm tật đố hại bà ấy.
Nữ ngoại đạo ấy bị họ hại chết, được sanh lên Cõi Trời Đâu Suất, nhờ sanh lòng tin đối với Tôn Giả Xá Lợi Phất.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Người Nghèo - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Bốn - Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp - Kinh Chiêm Ba
Phật Thuyết Kinh Vô Năng Thắng Phan Vương Như Lai Trang Nghiêm đà La Ni
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Chúng Sanh - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Thâm Tâm Cầu Bồ đề
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm - Kinh Tệ Tú - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Thuận Quyền Phương Tiện - Phẩm Hai - Phẩm Chứng Ngộ Chân Lý