Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tôn Trọng

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH TÔN TRỌNG  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở dưới gốc cây Bồ Đề, bên sông Ni Liên Thiền, tại tụ lạc Uất Bề La, thành đạo chưa bao lâu.

Bấy giờ, Thế Tôn một mình yên tĩnh tư duy tự nghĩ rằng: Thật là khổ thay, không có cung kính, không có thứ lớp, không có bậc tự tại nào khác để nễ sợ. Như vậy sẽ bị thoái giảm đối với đại nghĩa. Có chỗ để cung kính, có thứ tự, có bậc tự tại nào khác, sẽ sống được an lạc. Có cung kính, có thứ tự, có bậc tự tại khác, đại nghĩa được đầy đủ.

Có ai trong Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn, Trời, Thần, Người mà có thể thành tựu hơn ta về giới, tam muội, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri, ta sẽ cung kính tôn trọng, phụng sự cúng dường, nương vào người đó mà sống.

Ngài lại nghĩ: Nhưng không có ai trong Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn, Trời, Thần và người mà có thể có đầy đủ giới, tam muội, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến hơn ta, để khiến ta cung kính tôn trọng, phụng sự cúng dường, nương vào người đó mà sống.

Duy chỉ có chánh pháp khiến ta tự giác, thành tựu bồ đề. ta hãy cung kính tôn trọng, phụng sự, cúng dường pháp ấy, nương vào đó mà sống.

Vì sao?

Chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác quá khứ cũng cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường chánh pháp, nương vào đó mà sống. Chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác vị lai cũng sẽ cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường chánh pháp, nương vào đó mà sống.

Bấy giờ, Phạm Thiên Vương, chúa của Thế Giới Ta Bà, biết tâm niệm Thế Tôn rồi, nhanh như lực sĩ co duỗi cánh tay biến mất khỏi Phạm Thiên, đứng trước Phật, tán thán rằng: Lành thay, bạch Thế Tôn!  Đúng vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng vậy!

Những người giải đãi không cung kính thì rất khổ… nói chi tiết như trên, cho đến nghĩa lớn đầy đủ. Kỳ thực không có Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn, Trời, Thần, Người mà có thể có đầy đủ giới, tam muội, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến hơn Thế Tôn, để khiến Thế Tôn cung kính tôn trọng, phụng sự cúng dường, nương vào đó mà sống.

Chỉ có chánh pháp, mà Như Lai tự ngộ thành Chánh Đẳng Chánh Giác, là chỗ mà Như Lai phải cung kính tôn trọng, phụng sự, cúng dường chánh pháp, nương vào đó mà sống.

Vì sao?

Chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác quá khứ cũng đã cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường chánh pháp, nương vào đó mà sống.

Chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác vị lai cũng cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường chánh pháp, nương vào đó mà sống. Thế Tôn cũng cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường chánh pháp, nương vào đó mà sống.

Bấy giờ Phạm Thiên Vương lại nói kệ:

Chư Phật thời quá khứ,

Và Chư Phật vị lai.

Phật, Thế Tôn hiện tại,

Hay trừ chúng sanh ưu.

Hết thảy cung kính pháp,

Nương chánh pháp mà sống.

Sự cung kính như vậy

Đó là pháp Chư Phật.

Sau khi Phạm Thiên Vương nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường