Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Tri - Phần Bảy

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH VÔ TRI  

PHẦN BẢY  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở tại Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà trong thành Vương Xá.

Bấy giờ có Xuất Gia họ Bà Sa, đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn thăm hỏi, khích kệ xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng:

Thưa Cù Đàm, người kia do không biết cái gì mà thấy như vậy, nói như vậy: Thế gian thường, đấy là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng. Thế gian vô thường, thế gian vừa thường vừa vô thường. Thế gian chẳng phải thường, chẳng phải vô thường.

Thế gian hữu biên hay thế gian vô biên. Thế gian vừa hữu biên vừa vô biên. Thế gian chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên.

Mạng tức là thân. Mạng khác, thân khác. Như Lai, sau khi chết có còn, sau khi chết không còn. Sau khi chết vừa có, vừa không.

Sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không?

Phật bảo Bà Sa: Vì đối với sắc không biết, nên thấy như vậy, nói như vậy: Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không.

Và vì đối với thọ, tưởng, hành, thức không biết nên thấy như vậy, nói như vậy: Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không. 

Bà Sa bạch Phật:

Thưa Cù Đàm, vì biết pháp gì mà không thấy như vậy, không nói như vậy: Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng cho đến cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không?

Phật bảo Bà Sa:

 Vì biết sắc nên không thấy như vậy, không nói như vậy: Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không.

Và vì biết thọ, tưởng, hành, thức nên không thấy như vậy, không nói như vậy: Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không. Cũng như không biết và biết, nên không thấy và thấy như vậy. Cũng vậy, không nhận thức, có nhận thức.

Không đoạn, đoạn. Không quán, quán. Không sát, sát. Không giác, giác.

Phật nói Kinh này xong, Bà Sa xuất gia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường