Phật Thuyết Kinh Thiền đạt Ma đa La - Phần Bảy - Con đường Phương Tiện Tu Hành Phần Niệm An Ban Quyết định
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Phật Đà Bạt Đà La, Đời Đông Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH THIỀN ĐẠT MA ĐA LA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Phật Đà Bạt Đà La, Đời Đông Tấn
PHẦN BẢY
CON ĐƯỜNG PHƯƠNG TIỆN TU HÀNH
PHẦN NIỆM AN BAN QUYẾT ĐỊNH
Đã nói pháp thăng tiến
Nhiếp hết các công đức
Tu hành phần quyết định
Nay theo thứ lớp nói
Khéo niệm hơi thở ra
Thở vào cũng như vậy.
Ra vào tư duy kỹ
Phân biệt đủ rõ ràng
Đây là phần quyết định
Những điều Thế Tôn dạy
Tất cả các căn lành
Đều khắp cả tự tướng
Trí tối thắng vô thượng
Thì gọi là quyết định
Các vị hành giả này
An trụ phần quyết định
Khi thở ra, hít vào
Chánh quán tướng vô thường
Pháp thở thứ lớp sinh
Lần lượt làm tướng nhân
Cho đến các duyên hợp
Lúc khởi không tạm dừng
Nên biết pháp hòa hợp
Tánh nó chóng hoại diệt
Pháp từ nhân duyên khởi
Tánh mòn nên vô thường
Tất cả các duyên lực
Nhờ vào pháp mới sinh
Hư vọng không bền chắc
Chóng khởi cũng mau diệt
Độc trị độc, vô thường
Tánh ấy không trụ lâu
Hành giả quán như vậy
Đây là niệm quyết định
Ví như sự vận hành
Hơi thở liền bị nhanh
Quyết định tưởng vô thừng
Hành giả hướng Niết Bàn
Khi thơ ra chưa diệt
Mà thở vào lại sinh.
Khi thở vào chưa diệt
Thở ra lại phát sinh
Quán sát chắc như vậy
Tu hành phần quyết định
Gai bén thô nhám sinh
Các tướng khổ bức bách
Thở ra và thở vào
Lúc nào cũng bức thiết
Hiểu rõ ngay hơi thở
Đủ cả các tướng khổ
Tư duy đúng như vậy
Thì gọi là quyết định
Tự tướng không vững chắc
Tịch diệt không vô ngã
Sức nhân duyên khởi lên
Vì duyên khởi nên diệt
Xa rời tướng chấp ngã
Thường trụ không biến đổi
Hành điên đảo như vậy
Tất cả nên tránh xa.
Chỉ hành quán chân thật
Mới gọi là quyết định
Vô ngã không kiên cố
Cũng không có chủ tể
Kia chẳng thở ra vào
Từng có tướng giác tri
Biết chắc là vô ngã
Nên nói là quyết định
Phải biết trí tướng ấy
Gọi tương tợ Thánh hạnh
Thế thì hành phương tiện
Chẳng phải là chân thật
Tỳ Kheo Niệm An ban
Tưởng tạp niệm là loạn
Loạn rồi tâm không vui
Phải nên theo số đếm
Hoặc đếm hơi thở vào
Hay đếm hơi thở ra
Nghĩ loạn biết quán tưởng
Do đó lìa hết cả.
Người tuệ quán hơi thở
Buộc tâm nơi số đếm
Thở vào đếm là một
Không lộn số thở ra
Chuyên niệm đếm không loạn
Như vậy cho đến mười
Rồi bỏ mười thở ra
Từ đó được quyết định
Đây nói là đầy đủ
Thành tựu đến căn bản
Lại nói các cánh đếm
Hành giả khởi phương tiện
Nếu số đếm căn bản
Không thể quyết định được.
Thở nhanh rất dễ biết
Phương tiện khiến tâm sinh
Bỏ hai hơi thở ra
Rồi sau đếm vào một
Cuối cùng tâm không lộn
Đến thứ hai thành tựu
Nếu ở hai phương tiện
Vẫn không thể quyết định
Vượt mười hơi thở ra
Rồi sau đếm vào một
Chánh niệm tâm không loạn
Lần lượt đến đầy đủ
Đây nói người tu hành
Đếm đến mười thành tựu
Mười pháp đếm như trên
Là số đếm rốt ráo
Rồi lại, như trên xả
Tăng số chẳng phải tu
Hành giả đếm như vậy
Là cách đếm thành tựu
Thành rồi thì phải xả
Tiến đến phương tiện khác
Hành giả đối cách đếm
Mà không được thành tựu
Nên làm lại như trước
Phải đếm lại từ đầu
Phương tiện thành cách đếm
Liền được phần quyết định
Cách đếm đã thành tựu
Người tuệ tâm tùy thuận
Sáu thứ như trước nói
Tu hành đúng phương tiện
Đối với sáu thứ này
Hành giả sinh tưởng lìa
Không vui đắm sinh tử
Tìm cách đoạn phiền não
Tâm hành giả xa lìa
Tất cả pháp hữu vi
Nên biết lìa dục này
Thì quyết định thanh tịnh
Hoặc nói ở trước dài
Hoặc nói ở sau ngắn
Như nghĩa quyết định kia
Nay theo thứ lớp nói
Khi mới khởi thở ra
Nói rằng ở trước ngắn
Đây nói chẳng phải vậy
Vì thế càng tăng dần
Thở ra cứ xa dần
Cho đến không gián đoạn
Tận cùng biết là dài
Nói ngắn thì không phải
Thở ra tăng trưởng dần
Chưa đến chỗ rốt ráo
Trong đó nên quán sát
Gọi là dài trong ngắn
Nhất tâm siêng phương tiện
Chuyên niệm chánh tư duy
Tăng trưởng đến rốt ráo
Gọi là dài trong dài
Quán rồi phong đại chuyển
Xa lìa các tưởng cầu
Rồi sau được quyết định
Đây là ngắn trong dài
Thở vào hết sức ngắn
Rồi đến chỗ phát khởi
Cách quán sát thế này:
Gọi là ngắn trong ngắn
Tư duy đúng như vậy
Hành giả phải hiểu rõ
Khi đã được quyết định
Tiến đến phương tiện khác
Toàn thân đều giác tri
Khắp cả thân đều thở
Hành giả rõ như vậy
Chính đó là quyết định.
Ví như đốt lửa cháy
Ánh sáng chiếu lan xa
Củi hết, lửa sắp lụn
Ánh sáng lại càng gần
Nếu lại đun thêm củi
Ánh sáng chiếu rộng ra
Thế hết quy về diệt
Bốn thứ gió cũng vậy
Hoặc nói là dài ngắn
Trong ngoài sắp đổi nhau
Hoặc cả hai dài ngắn
Mỗi mỗi như vậy nói.
Như múc nước giếng sâu
Buông gầu xa xuống dưới
Rồi kéo trở lên lại
Càng kéo dây càng ngắn
Như bắn tên lên không
Tên bay nhanh vô cùng
Khi nó càng lên cao
Lực hết lại rơi xuống.
Hành giả tư duy đúng
Quán sát nương hơi thở
Đầu xa nhưng sau gần
Nghĩa dài ngắn cũng vậy.
Ví như lăn bánh xe
Giong ruổi qua lại nhau
Qua xa gọi là dài
Lại gần gọi là ngắn
Hơi thở ra vào nhanh
Dài ngắn cũng như vậy.
Hành giả quán thật kỹ
Trước khổ mà sau tập
Quán hơi thở cũng vậy
Trước dài nhưng sau ngắn
Nếu Sơ Thiền thở ngắn
Thiền thứ hai thở dài
Là trái nghĩa chánh thọ
Đây không nói như vậy
Ở trong Sơ Thiền kia
Hơi thở thế càng xa
Thiền thứ hai thở ngắn
Chánh thọ sai biệt dần
Toàn thân đều giác tri
Thì nương thiền thứ ba
Sau cùng dứt thân hành
Vì lìa lỗ chân lông
Đây nói các tam muội
Tùy thuận tướng công đức
Hành giả an trụ vào
Không bị các tưởng loạn
Có gì trong Sơ Thiền
Chỉ nói dài không ngắn
Không xả các sở y
Do đó nên thở dài
Nhờ vào sức giác tưởng
Hay khiến thở ra dài.
Thứ hai xả các y
Thế yếu nên thở ngắn
Kinh thật là thâm diệu
Phật nói suối trên núi
Sức chảy không có xa
Chỗ khác không đổ vào
Dụ đảnh núi như trên
Đệ nhị y cũng vậy
Chỉ từ nơi ấy khởi
Thì không thể đi xa
Như nói sĩ phu mạnh
Mang nặng mà leo núi
Sức kiệt khiến hơi dồn
Hơi thở vội hồi chuyển
Khi đến nơi an ổn
Hơi thở lại bình thường
Là dụ hơi thở kia
Trước ngắn mà sau dài
Kia nói sĩ phu mạnh
Mang nặng mà leo núi
Dùng phương tiện thân sức
Nên mới khiến thở dài
Nếu mà phương tiện yếu
Sức mình không mang nặng
Vì không sức phương tiện
Thở yếu nên không xa
Ví như người mạnh mẽ
Bắn tên bay thật xa
Sức yếu không phương tiện
Thế yếu bay không xa
Dụ này cần nên biết
Đây nói nghĩa dài ngắn
Hành giả biết cho kỹ
Tất cả hiểu rõ ràng
Mười sáu phần như vậy
Đều gọi là quyết định.
Như phương tiện thăng tiến
Phân biệt công đức trụ
Quyết định niệm An Ban
Cũng nên nói như vậy
Còn những gì chưa nói
Các công đức trụ khác
Thì nay tôi sẽ nói
Như phần quyết định kia.
Quán sát phong đại khởi
Căn bản rất thanh tịnh
Tu hành tướng vi diệu
Đều từ nơi ấy hiện
Ở nơi rốt ráo đó
Báu ma ni tam muội
Nên biết công đức này
Phương tiện căn bản sinh
Đã nói phương tiện diệu
Phần căn bản quyết định
Các tướng chánh thọ khác
Tất cả như trước nói.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Tắc Giới - Phẩm Chín - Tâm Kiên Cố Của Bồ Tát Thực Nghĩa
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Phật độ Nghiêm Tịnh - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Quảng đại Thành Tựu Du Già - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Thọ Giáo - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bồ Tát Tạng Chánh Pháp - Phẩm Tám - Phẩm Nhẫn Nhục Ba La Mật đa
Phật Thuyết Kinh Bảo Vũ - Phần Mười Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Ví Dụ Con Rắn - Phần Tám - Không Sở Hữu
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Hai Mươi Tám - Bất Thọ Bất Tham