Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Hai - Tập Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM HAI  

TẬP BA  

Bấy giờ Đức Thế Tôn như Tượng Vương Gaya rāja: Vua của loài voi quay lại quán sát khắp đại chúng, lại bảo Nhất Thiết Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: Này thiện nam tử! Trong Hội này có hai loại người, một là thành tựu, hai là chưa thành tựu. Nay ta lại vì người chưa thành tựu dùng phương tiện khéo, tuỳ thuận thí dụ, ngôn từ của Thế Đế Saṃvṛti satya nói pháp Nhất Thừa Ekayāna.

Như đời có pháp tên là Ca Lâu La Garuḍa, muốn tu pháp này thì trước tiên tô vẽ tượng Ca Lâu La Garuḍa: Kim Sí Điểu, xem xét kỹ lưỡng, quán sát Quán Hạnh thuần thục.

Song, rời tượng vẽ, tay kết Thủ Ấn, tưởng thân của mình thành Ca Lâu La, tác ngũ đại quán quán sát năm đại:

Một là quán Đất Pṛthivi tác quán màu trắng.

Hai là Nước Ab tác quán màu xanh lục.

Ba là quán Lửa Tejo tác quán màu đỏ vàng.

Bốn là quán Gió Vāyu tác quán màu đen.

Năm là quán Không Ākāśa: Hư không tác quán màu xanh.

Quán này thành xong thì tất cả chất độc đều thành chẳng phải là chất độc phi độc, nghĩa là hoặc chất độc của hữu tình, hoặc chất độc của phi tình chẳng phải là hữu tình. Hoặc khiến quay lại hỗ trợ, hoặc lấy hoặc bỏ, nhận làm tự tại.

Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy. Nếu muốn nhập vào Quán, trước tiên nên nhập vào Tỳ Lô Giá Na Như Lai tam muội, nghĩa là quán thân thể của mình thành Kim Cương bền cứng chẳng thể hoại.

Nên dùng thân làm Kim Cương Kiết Già nghĩa là đem bàn chân phải đè trên bắp đùi trái, thẳng thân ngồi ngay ngắn, hơi động gốc lưỡi, môi răng hợp nhau, tác Kim Cương Ngữ. Kim Cương Ngữ là không có tiếng nói, chỉ dùng tâm niệm thầm, dùng trí bền chặt quán sát kỹ lưỡng, trái tim của mình dùng làm vành trăng ở ngay đầu lỗ mũi chẳng cho chạy tan.

Trong sạch tròn đầy, màu như tuyết đọng, sữa bò, thuỷ tinh… song, vành trăng này là tâm bồ đề Bodhi citta, tâm bồ đề này vốn không có sắc tướng. Vì các chúng sinh chưa thành tựu, cho nên nói như vành trăng. Nên dùng tay phải tác Kim Cương Quyền để ngang trái tim nắm ngón cái của tay trái.

Đây gọi là Năng Dữ Vô Thượng Bồ Đề Tối Tôn Thắng Ấn, tức là Ấn của Bản Sư Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói Đà La Ni là: Án, hồng, nhạ, hộ, sa.

Quán sát Đà La Ni này như thế nào?

Nên đem chữ Án: Oṃ an trong vành trăng đã quán lúc trước, để ở trên đỉnh đầu. Quán chữ Án này có màu như Kha Tuyết tuyết trắng tinh. Tưởng này thành xong, liền thấy thân của mình ngồi trong vành trăng, liền được thành tựu Tỳ Lô Giá Na Vairocana, dùng vô lượng vô biên số bụi nhỏ Trí Jñāna của nhóm như vậy thành tựu thân này.

Đây tức gọi là đủ tất cả Trí Cụ Nhất Thiết Trí cũng được tên gọi là đủ Trí Kim Cương Cụ Kim Cương Trí. Tu Quán này là Trí của Du Già Yoga, cũng là Bát Nhã Ba La Mật Đa Prajña pāramitā, cũng tức gọi là Quả của các Bồ Tát. Quả này hay được ba loại chân thật.

Nhóm nào là ba?

Một là được Chân Thật Bất Khả Tư Nghị Nhất Thiết Trí Trí Chư Phật Cảnh Giới tam muội lúc trước, hai là được Chân Ngôn bí mật chân thật lúc trước, ba là được Ấn Khế bí mật chân thật lúc trước.

Quán lúc trước thành xong. Liền tưởng trên đỉnh đầu tuôn ra ánh sáng trắng, lại dùng trăm ngàn vạn ức ánh sáng để làm quyến thuộc, bên dưới đến địa ngục A tỳ Avīcī, bên trên đến Cõi Trời A Ca Ni Tra Akaniṣṭha deva: Sắc Cứu Cánh Thiên.

Trong đó hết thảy tất cả chúng sinh sống chết từ vô thuỷ, vô minh đen tối, mù loà không có con mắt Trí Jñāna cakṣu: Trí nhãn do ngọn đèn bát nhã Ba la mật đa này mở được con mắt Phật Buddha cakṣu Phật Nhãn ấy. Như chỗ u ám trong sơn cốc sâu thẳm là nơi mà ánh sáng của mặt trời, mặt trăng chẳng thể soi chiếu đến, nếu thắp một ngọn đèn thì sự tăm tối lâu dài được trừ bỏ tất cả.

Tại sao thế?

Do pháp như vậy, cho nên Tỳ Lô Giá Na Như Lai tam muội phóng ánh sáng màu trắng cũng lại như vậy.

Lại nữa thiện nam tử! Hành Giả từ tam muội này khởi xong. Tiếp theo lại nhập vào bất động tam muội, hướng mặt về phương Tây cũng tác Kim Cương Kiết Già như lúc trước, thẳng thân ngồi ngay ngắn, nên dùng tay trái nắm lấy hai góc của y phục đã mặc quấn quanh cổ tay trái, dùng quyền nắm bên trên ló ra hai góc, tay phải đè mặt đất.

Đây tức tên là Năng Tồi Phục Ấn, tất cả chúng Ma với các ngoại đạo, các nhóm hoặc nghiệp đều chẳng thể lay động. Tức là Ấn của A Súc Như Lai.

Tiếp theo, cũng ngầm tụng Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chân Ngôn như trên đã nói.

Nên đem chữ Hồng: Hūṃ ở trong vành trăng đặt ở trên đỉnh đầu.

Quán chữ Hồng: Hūṃ này màu xanh. Quán tưởng thành xong, tiếp theo quán khắp thân đều là màu xanh, thân này liền thành A Súc Như Lai Akṣobhya tathāgata.

Quán này thành xong, liền từ trên đỉnh đầu phóng ánh sáng màu xanh, cũng dùng vô số trăm ngàn ánh sáng làm quyến thuộc.

Trong mỗi một ánh sáng đều có vô lượng Kim Cương Bồ Tát màu xanh hiện ra, đều tác Ấn này, ánh sáng chiếu trong hằng hà sa số Thế Giới ở phương Đông, trong ấy chúng sinh gặp được ánh sáng này thì hết thảy tâm: Lừa dối, cướp đoạt, giết hại thảy đều buông lìa, vắng lặng chẳng động.

Này Thiện Nam Tử! Hành Giả từ tam muội này đấy lên xong. Lại ở phương Nam, ngồi hướng mặt về phương Bắc, cũng làm Kim Cương Kiết Già như trên, ngồi ngay ngắn, thân ngay thẳng, tay trái như lúc trước cầm hai góc áo, ngửa lòng bàn tay phải, gọi là Mãn Nguyện Ấn. Đây tức là Ấn của Bảo Sinh Như Lai Ratnasaṃbhava tathāgata.

Tiếp theo, cũng tụng Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chân Ngôn lúc trước, tác quán chữ Nhạ Ja, nên đem chữ này ở trong vành trăng đặt ở trên đỉnh đầu như màu vàng sáng rực. Quán tưởng thành xong, dần dần quán khắp thân đều là màu vàng sáng rực, thân này liền thành Bảo Sinh Như Lai.

Quán này thành xong, liền từ trên đỉnh đầu phóng ánh sáng màu vàng ròng, cũng dùng vô số trăm ngàn ánh sáng làm quyến thuộc. Trong mỗi một ánh sáng đều có vô lượng Kim Cương Bồ Tát màu vàng ròng hiện ra, đều làm Ấn này, trong bàn tay của mỗi một vị Bồ Tát đều tuôn mưa báu như ý, ánh sáng chiếu hằng sa Thế Giới ở phương Nam. Chúng sinh trong ấy gặp được ánh sáng này thì hết thảy nguyện cầu đều được đầy đủ.

Lại ở phương Tây, ngồi hướng mặt về phương Đông, cũng làm Kim Cương Kiết Già như trên, ngồi ngay ngắn, thân ngay thẳng, ngửa lòng bàn tay trái để ở trên rốn, ngửa lòng bàn tay phải đặt chồng lên trên bàn tay trái, đem ngón cái khiến cùng trụ đầu ngón. Ấn này gọi là Ấn của tam muội tối thắng bậc nhất, hay diệt cuồng loạn, tất cả vọng niệm, khiến tâm có một cảnh, tức là Ấn của A Di Đà Như Lai Amitābhatathāgata.

Cũng tụng Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chân Ngôn như trên, tác quán chữ Hộ: Ho, nên đem chữ này ở trong vành trăng đặt ở trên đỉnh đầu như màu hoa sen hồng. Quán tưởng thành xong, dần dần quán khắp thân đều là màu hoa sen hồng, liền thành A Di Đà Như Lai Amitābha tathāgata.

Quán này thành xong, liền từ trên đỉnh đầu phóng ánh sáng màu hoa sen hồng, cũng dùng vô số trăm ngàn ánh sáng làm quyến thuộc. Trong mỗi một ánh sáng đều có vô lượng Bồ Tát màu hoa sen hồng hiện ra, đều làm Ấn này, nhập vào tam muội Samādhi, ánh sáng chiếu hằng sa Thế Giới ở phương Tây. Chúng sinh trong ấy gặp được ánh sáng này đều nhập vào tam muội.

Lại ở phương Bắc, ngồi hướng mặt về phương Nam, cũng làm Kim Cương Kiết Già như trên, ngồi ngay ngắn, thân ngay thẳng, tay trái như lúc trước cầm hai góc áo, tay phải giương lòng bàn tay dựng thẳng năm ngón tay ngang vai, hướng ra bên ngoài, gọi là thí vô úy. Ấn này hay ban cho tất cả chúng sinh an vui không có sợ hãi, tất cả người ác chẳng thể gây não hại, tức là Ấn của Bất Không Thành Tựu Như Lai Amogha siddhi tathāgata.

Tiếp theo, cũng tụng Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chân Ngôn như trên, tác quán chữ Sa: Sa, nên đem chữ này ở trong vành trăng đặt ở trên đỉnh đầu, đủ cả năm màu. Quán tưởng thành xong, dần dần quán khắp thân đều là năm màu, liền thành Bất.

Không Thành Tựu Như Lai Amogha siddhi tathāgata.

Quán này thành xong, liền từ trên đỉnh đầu phóng ánh sáng năm màu, cũng dùng vô số trăm ngàn ánh sáng làm quyến thuộc. Trong mỗi một ánh sáng đều có vô lượng Quang Minh Bồ Tát năm màu hiện ra, đều làm Ấn này, đều ban cho sự không sợ hãi, ánh sáng chiếu hằng sa Thế Giới ở phương Bắc. Chúng sinh trong ấy gặp được ánh sáng này đều được sự không sợ hãi.

Đức Phật lại bảo Nhất Thiết Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát rằng: Như trên đã nói pháp của tự chứng, chỉ tự mình chứng biết, chẳng phải là lời có thể nói, lìa các tướng thấy kiến tướng. Vì các chúng sinh chưa thành tựu cho nên ở trong vô tướng dùng tướng hiển bày, ở trong vô ngôn thuyết dùng lời tuyên nói. Ví như thành Càn Thát Bà trong hư không, chẳng phải là thật mà hiện ra thật.

Bấy giờ, Đức Phật lại bảo Nhất Thiết Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát với các đại chúng rằng: Này các Phật Tử! Trong tất cả các Thế Giới ở mười phương, vô lượng vô số trăm ngàn vạn ức chúng sinh khác loài, hoặc có chúng sinh chẳng đủ các căn, hoặc lại đầy đủ năm nghiệp vô gián, người giết mổ đồ nhi, đao phủ khôi quái, Chiên Đà La Caṇḍāla: Người hiểm ác … đối với tất cả, đều ở trong tam muội chẳng thể nghĩ bàn, tu tập hướng vào thú nhập thảy đều có phần, trừ năm loại người.

Nhóm nào là năm?

Một là chẳng tin, hai là Đoạn Kiến Uccheda dṛṣṭi: Chấp trước cho rằng ta và thế gian cuối cùng đều bị diệt hết, không còn gì cả, không có nhân quả nối tiếp nhau.

Ba là Thường Kiến Nitya dṛṣṭi hay Śaśvata dṛṣṭi: Chủ trương Thế Giới là thường trụ chẳng biến đổi, tự ngã của nhân loại chẳng diệt, con người sau khi chết thì tự ngã chẳng bị tiêu diệt, lại sinh trở lại, tức nói cái Ta là thường trụ.

Bốn là tà kiến Mithyā dṛṣṭi: Chấp biết sai lệc. Chủ yếu là bài xích bốn đế, đạo lý của nhân quả, năm là hoài nghi. Năm loại người như vậy không có từ bi.

Thiện Nam Tử! Nếu lại có người hay tạm tu tập tam muội này, thân thâm nhẹ nhàng an ổn, liền hay sinh ở năm loại tam muội.

Nhóm nào là năm?

Một là Sát Na Tam Muội, hai là Vi Trần Tam Muội, ba là Tiệm Hiện Tam Muội, bốn là Khởi Phục Tam Muội, năm là An Trụ Tam Muội.

Thế nào gọi là Sát Na tam muội Kṣana samādhi?

Ấy là quán vành trăng mỗi một Sát Na Kṣana, tạm nắm giữ tương ứng, xét tìm lại nhanh chóng mất đi. Thế nên gọi là Sát Na Tam Muội.

Thế nào gọi là vi trần tam muội Aṇu raja samādhi?

Ấy là ở tam muội samādhi có chút phần tương ứng, ví như có người chẳng biết mùi vị của Mật, chỉ được khoảng hạt bụi nhỏ ở cái lưỡi thiệt căn ấy thì yêu thích an vui, đều quên đi cái niệm đói khát bệnh tật, chỉ lần lượt chuyên tâm mong cầu được nhiều. Tâm của tam muội này cũng lại như vậy, được chút phần tương ứng đều quên đi tất cả phiền não đói khát, tâm được an vui, chuyên luân phiên mong cầu.

Thế nào gọi là Tiệm Hiện tam muội?

Ấy là do được chút ít, yêu thích an vui dần dần tăng thắng, lông trên thân đều dựng đứng, buồn khóc rơi nước mắt, như trong vật màu đen nhìn thấy một sợi dây trắng. Đây cũng như vậy, do quán vành trăng được chút phần, trụ ở trong vô minh ám tối phiền não, thấy chút phần nhỏ nhiệm của tâm định hiển hiện.

Thế nào gọi là khởi phục tam muội?

Ấy là quán hạnh chưa thuần, hoặc dấy lên hoặc diệt, như cái cân hạ xuống đưa lên, quán thành hoặc diệt, quán mất hoặc sinh.

Thế nào gọi là an trụ tam muội?

Do bốn tâm định lúc trước được an trụ, đều hay thủ hộ tất cả pháp tốt lành thiện pháp, tăng triển sự tốt lành mới tân thiện, thân tâm an vui. Như trong mùa hạ cực nóng, lặn lội qua bãi cát xa xăm, chịu nóng khát lâu ngày, chợt được nước trong mát lạnh của núi tuyết thì hết thảy nóng khát, lo khổ đều trừ. Đây cũng như vậy, được tam muội này thì nghiệp, hoặc, khổ tất cả đều phân phát đi. Đây là mầm vô thượng bồ đề sinh ra.

Thiện nam tử! Như trên đã nói, các chúng sinh ác chẳng đủ các căn, có năm nghiệp Vô gián còn ở trong đây tu nhận có phần, huống chi là tất cả Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà chẳng hướng vào được sao?

Thiện Nam Tử! Nay đại chúng này, vô số chúng sinh nghe pháp này xong đều đối với A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác được chẳng chuyển lùi, thần thông, mười lực, bốn vô sở úy, niệm niệm tăng tiến, vô số tam muội thảy đều hiện trước mặt.

Ấy là: Yếm Ly Nhất Thiết Pháp Tam Muội, Siêu Quá Nhất Thiết Pháp Tam Muội, Nhất Thiết Pháp Bình Đẳng Tam Muội, Ly Chư Kiến Trù Lâm Tam Muội, Viễn Ly Vô Minh Ám Tam Muội, Nhất Thiết Pháp Ly Tướng Tam Muội, Giải Thoát Nhất Thiết Trước Tam Muội, Ly Nhất Thiết Giải Đãi Tam Muội.

Thậm Thâm Pháp Phát Quang Tam Muội, Như Tu Di Sơn Tam Muội, Vĩnh Vô Thất Hoại Tam Muội, Tồi Hoại Ma Quân Tam Muội, Bất Trước Tam Giới Tam Muội, Xuất Sinh Quang Minh Tam Muội… dùng nhóm như vậy làm Thượng Thủ, vô số Tam Muội đều hiện ngay trước mặt.

Lại có vô lượng mọi loại chúng sinh được nơi vô số Đà La Ni Môn.

Ấy là: Quán Chư Pháp Tính Đà La Ni Môn, Phát Bồ Đề Tâm Đà La Ni Môn, Sanh bồ đề Nha Đà La Ni Môn, Liễu Kim Cương tính Đà La Ni Môn, Đắc Phật Bình Đẳng Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Bản Tính Thanh Tịnh Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Bản Tính Nhiếp Thọ Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Bản Tính Bất Khả.

Đắc Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Xuất Sinh Trí Tuệ Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Giai Tất Thành Tựu Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Chuyển Biến Tự Tại Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Đại Quang Phổ Chiếu Đà La Ni Môn, Nhất Thiết.

Pháp Viễn Ly Si Ám Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Tâm Trí Thanh Tịnh Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Giai Bất Khả Đắc Đà La Ni Môn, Phổ Tán Nhất Thiết Chúng Bảo Diệu Hoa Đà La Ni Môn, Bản Tính Hiển Hiện Xuất Sinh Chư Pháp Đà La Ni Môn, Viễn Ly Nhất Thiết Chư Huyễn Hóa Pháp Đà La Ni Môn.

Như Kính Viên Minh Xuất Sinh Ảnh Tượng Đà La Ni Môn, Xuất Sinh Nhất Thiết Chúng Sinh Âm Thanh Đà La Ni Môn, Lệnh Chư Chúng Sinh Tối Cực Hoan Hỷ Đà La Ni Môn, Xảo Thuận Nhất Thiết Chúng Sinh Âm Thanh Đà La Ni Môn, Xuất Sinh Chủng Chủng Âm Thanh Tự Cú Đà La Ni Môn, Vô Hữu Chướng Ngại Đà La Ni Môn.

Bản Tính Xảo Tiện Đà La Ni Môn, Giải Thoát Phiền Não Đà La Ni Môn, Ly Nhất Thiết Trần Đà La Ni Môn, Phân Biệt Tự Nghĩa Đà La Ni Môn, Giải Liễu Chư Pháp Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Pháp Vô Ngại Tế Đà La Ni Môn, Do Như Hư Không Đà La Ni Môn, Do Như Kim Cương Đà La Ni Môn, Cận Sắc Quang Vương Đà La Ni Môn.

Đắc Tối Tôn Thắng Đà La Ni Môn, Bất Thoái Chuyển Nhãn Đà La Ni Môn, Pháp Giới Xuất Sinh Đà La Ni Môn, Thường Thí An Ủy Đà La Ni Môn, Như Sư Tử Hống Đà La Ni Môn, Siêu Chúng Sinh Phước Đức Đà La Ni Môn, Ly Chư Ưu Não Đà La Ni Môn, Ly Chư Quá Ác Đà La Ni Môn, Diệu Hoa Trang Nghiêm Đà La Ni Môn.

Phá Chư Nghi Võng Đà La Ni Môn, Chư Pháp Thuận Như Đà La Ni Môn, Xuất Hiện Chư Pháp Đà La Ni Môn, Đại Thanh Thanh Tịnh Tự Tại Vương Đà La Ni Môn, Vô Tận Bảo Khiếp Đà La Ni Môn, Vô Biên Tuyền Phúc Đà La Ni Môn, Hải Ấn Đà La Ni Môn, Liên Hoa Trang Nghiêm Đà La Ni Môn, Năng Nhập Vô Trước Đà La Ni Môn.

Tiệm Tiệm Thâm Nhập Tứ Vô Ngại Trí Đà La Ni Môn, Nhất Thiết Chư Phật Hộ Trì Trang Nghiêm Đà La Ni Môn… nhóm pháp như vậy làm Thượng Thủ, vô lượng vô số Đà La Ni Môn thảy đều hiện trước mặt.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần