Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Hai - Tập Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM HAI  

TẬP NĂM  

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát trụ Đà La Ni này cho nên được thân thanh tịnh, uy nghi vắng lặng. Được ngữ thanh tịnh cho nên biện tài không có ngại. Được ý thanh tịnh cho nên từ bi quán sát. Được thí thanh tịnh cho nên không có tiếc tài pháp, tùy vui ban cho người khác.

Được giới thanh tịnh cho nên không có phá, không có luồn lách, không có khuyết lậu nhân giữ giới chẳng nghiêm mà vị phạm lỗi. Được nhẫn thanh tịnh cho nên không có oán, không có đối nghịch, không có chướng ngại.

Được cần thanh tịnh tinh tiến thanh tịnh cho nên đối với sự nghiệp màu nhiệm không có chuyển lùi. Được thiền thanh tịnh cho nên không có dính mắc, không có ngạo mạn, không có mùi vị. Được tuệ thanh tịnh cho nên mở con mắt trí tuệ tháo bỏ màng si mê. Được nghiệp thanh tịnh cho nên tu khắp tất cả nghiệp thắng thiện.

Được con mắt thanh tịnh cho nên có con mắt Trời thiên nhãn từ xa nhìn thấy tất cả hình sắc. Được lỗ tai thanh tịnh cho nên có lỗ tai Trời thiên nhĩ từ xa nghe được pháp của Chư Phật. Được lỗ mũi thanh tịnh cho nên ngửi khắp mùi hương tịnh giới của Như Lai.

Được cái lưỡi thanh tịnh cho nên đắc được mùi vị thanh tịnh tùy theo tâm. Được thân thanh tịnh cho nên tuy hiện ở trong mỗi một bào thai nhưng chẳng bị nhiễm. Được ý thanh tịnh cho nên khéo hay phân biệt pháp nhỏ nhiệm. Được hình sắc thanh tịnh cho nên khéo trang nghiêm hết thảy sắc tướng. Được âm tiếng thanh tịnh cho nên chỗ nghe được đều là thuận theo pháp.

Được mùi hương thanh tịnh cho nên được xông ướp mùi hương của thí bố thí, giới trì giới, văn lắng nghe. Được mùi vị thanh tịnh cho nên được tướng thượng vị của Đại Trượng Phu. Được tiếp chạm thanh tịnh cho nên nơi mà thân, tay tiếp chạm đều mềm mại nhiệm màu.

Được pháp thanh tịnh cho nên chỗ biết đều được pháp minh môn. Được Niệm thanh tịnh cho nên nơi đã nghe được thì ghi nhớ, giữ gìn không có nghi ngờ quên mất. Được tâm thanh tịnh cho nên vượt qua tất cả cảnh giới của ma. Được hạnh thanh tịnh cho nên vượt qua pháp thâm sâu đã hiểu.

Này thiện nam tử! Bồ Tát được Tối Thắng Bất Cộng Đại Thanh Thanh Tịnh Đà La Ni này cho nên âm tiếng lớn tràn khắp mười phương Thế Giới, ánh sáng chiếu khắp, vì chúng sinh trong tất cả Thế Giới ấy, phân biệt diễn nói diệu pháp mà tất cả Như Lai đã nói, khiến cho họ mở sáng tất cả con mắt pháp.

Thiện nam tử! Nay Ta lược nói Đại Thanh Thanh Tịnh Đà La Ni Môn này, bắt đầu nhập vào theo thứ tự đức của chút phần trong một môn. Nếu rộng nói, lại có vô số vô lượng vô biên nghĩa chẳng thể nói. Như nói nơi một môn chữ A này đều vô lượng vô biên chẳng thể cùng tận. Mỗi một chữ còn lại cũng lại như vậy đều dùng môn trí tuệ không có dính mắc, dần dần tu nhập vào.

Lại nữa, thiện nam tử! Thế nào gọi là Vô Tận Bảo Khiếp Đà La Ni Môn?

Tiện nam tử! Ấy là trong một chữ nói tất cả pháp đều không có cùng tận.

Nhóm nào là tất cả pháp không có cùng tận?

Ấy là nói hình sắc Rūpa: Sắc không có tận. Như vậy nói hình sắc không có thường vô thường, không có tận.

Nói hình sắc là khổ duḥkha, không có tận.

Nói hình sắc không có cái ta vô ngã, không có tận.

Nói hình sắc tịch diệt, không có tận.

Nói hình sắc vắng lặng, không có tận.

Nói hình sắc như đám bọt nổi, không có tận.

Nói hình sắc như ảo, không có tận.

Nói hình sắc như dợn nước dưới ánh nắng dương diễm, không có tận.

Nói hình sắc như mặt trăng trong nước, không có tận.

Nói hình sắc như giấc mộng, không có tận.

Nói hình sắc như tiếng vang dội lại hưởng, không có tận.

Nói hình sắc như hình tượng trong gương, không có tận.

Nói hình sắc không có bản tính, không có tận.

Nói hình sắc vốn không có bản vô, không có tận.

Nói hình sắc không có duyên tụ hội, không có tận.

Nói hình sắc là cửa trống rỗng không môn, không có tận.

Nói hình sắc không có tướng, không có tận.

Nói hình sắc không có nguyện, không có tận.

Nói hình sắc không có hành, không có tận.

Nói hình sắc sinh pháp, không có tận.

Nói hình sắc không có sinh, không có tận.

Nói hình sắc Tiền Tế Pūrvānta: Chỉ quá khứ, không có tận.

Nói hình sắc Trung Tế Madhyānta: Chỉ hiện tại, không có tận.

Nói hình sắc Hậu Tế Aparānta: Chỉ tương lai, không có tận.

Nói hình sắc tịch diệt, không có tận.

Nói hình sắc gần gũi vắng lặng, không có tận.

Nói hình sắc không có tâm, hành, xứ, không có tận.

Nói hình sắc không có đường nói năng vô ngôn ngữ đạo, không có tận.

Nói hình sắc chẳng thể nghĩ bàn, không có tận.

Nói hình sắc chẳng thể so lường, không có tận.

Nói hình sắc không có cái ta vô ngã, không có tận.

Nói hình sắc không có chúng sinh, không có tận.

Nói hình sắc không có tuổi thọ thọ giả, không có tận.

Nói hình sắc không có người nuôi dưỡng, không có tận.

Nói hình sắc không có Bổ Đặc Già La, không có tận.

Nói hình sắc không có biết, không có tận.

Nói hình sắc không có tạo làm, không có tận.

Nói hình sắc như cỏ, cây, ngói, sỏi, đá, tường vách. Không có tận nói hình sắc không có cầu được, không có tận.

Nói hình sắc không có nơi mà đại chủng đã sinh ra, không có tận.

Nói hình sắc không có âm tiếng, không có tận.

Nói hình sắc không có dấu hiệu tiêu biểu, không có tận.

Nói hình sắc chẳng thể nói, không có tận.

Nói hình sắc vốn có mùi vị thanh tịnh, không có tận.

Nói hình sắc từ nhân duyên sinh, không có tận.

Nói hình sắc không có chặt đứt, không có tận.

Nói hình sắc không có âm tiếng, không có tận.

Nói hình sắc không có người tạo làm, không có tận.

Nói hình sắc không có người thọ nhận, không có tận.

Nói hình sắc không có nghiệp quả, không có tận.

Nói hình sắc là pháp giới bình đẳng, không có tận.

Nói hình sắc trụ chân như, không có tận.

Nói hình sắc trụ thật tế, không có tận.

Nói hình sắc không có cái của Ta vô ngã sở, không có tận.

Nói hình sắc không có chủ tể, không có tận.

Nói hình sắc không có cầm giữ nhận lấy, không có tận.

Nói hình sắc chẳng thể nghĩ được, không có tận.

Nói hình sắc chẳng thể xưng được, không có tận.

Nói hình sắc chẳng thể đo lường, không có tận.

Nói hình sắc không có bờ mé vô hữu biên, không có tận.

Nói hình sắc tức là tính của bồ đề, không có tận.

Nói hình sắc tức là tính của Niết Bàn, không có tận.

Như vậy rộng nói pháp của nhóm giới, xứ… tên gọi, câu cú, văn, thân, tất cả Phật Pháp thảy đều nhập vào môn trí tuệ của nhất tự thanh âm tiếng của một chữ này, như dùng bốn đại đồng một cái tráp thân thân khiếp.

Đây cũng như vậy nhất tự thanh âm tiếng của một chữ, nghe được bao nhiếp, sinh ra pháp môn thâm sâu của báu trí vô tận, thế nên gọi là vô tận bảo khiếp. Ta mới lược nói nghĩa của chút phần trong một môn này như một hạt bụi trong mặt đất. Nếu rộng nói thì vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp chẳng thể cùng tận.

Lại nữa, thiện nam tử! Thế nào gọi là Vô Biên Tuyền Phúc Đà La Ni Môn?

Này thiện nam tử! đã nói biên một phía, một bên là đoạn với thường, mười hai nhân duyên là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già, chết, lo buồn, khổ não.

Nói vô biên không có bờ mé tức là cõi bí mật không có nhóm đoạn, thường hướng vào thâm sâu, gọi là tuyền phúc tính xoay vần, quay trở lại, thế nên gọi là vô biên tuyền phúc Đà La Ni Môn.

Lại nữa, Biên một bên, một phía nói gọi là lấy, bỏ thủ xả. Đã nói tuyền xoay vần, quay trở lại là nói chẳng lấy bỏ.

Lại nữa, Biên là nói có sinh diệt. Tuyền là nói không có sinh diệt.

Lại nữa, Biên là phiền não sinh tử. Tuyền là bản tính thanh tịnh.

Biên là có tướng, không có tướng. Tuyền là đều không có chỗ lưu chuyển tạo ứng vô sở hành.

Biên là suy nghĩ thô tế. Tuyền là không có tìm, không có dò xét.

Biên là nhân hetu: Căn do, nguyên nhân với các kiến darśana: Sự thấy biết.

Tuyền là trí thấu tỏ nhân, kiến.

Biên là danh nāma với sắc rūpa. Tuyền là không có biểu thị.

Biên là hữu vi saṃskṛta, vô vi asaṃskṛta. Tuyền là ba luân cảnh đã biết, trí hay biết, người hay biết thanh tịnh.

Biên là nói bên trong với bên ngoài. Tuyền là nhận thức thể không có trụ.

Biên là nói nghiệp karma với quả phala. Tuyền là không có thể của nghiệp quả.

Biên là thiện kuśala với bất thiện akuśala. Tuyền là không có thể của lưu chuyển tạo ứng hành thể.

Biên là lỗi lầm với không có lỗi lầm. Tuyền là thể không có hai.

Biên là nói nghiệp với phiền não kleśa. Tuyền là tính của thể là ánh sáng.

Biên là cái ta ngã với không có cái ta vô ngã. Tuyền là tính của thể là thanh tịnh.

Biên là sinh tử Jāti maraṇa, hay saṃsāra, Niết Bàn Nirvāṇa. Tuyền là bản tính của các pháp tức là Niết Bàn.

Này thiện nam tử! Như vậy lược nói, nếu rộng nói thì nói biên có vô lượng.

Môn, nói tuyền cũng có vô lượng môn.

Nếu các Bồ Tát trụ Tuyền Phúc Đà La Ni Môn này, tùy thuận vô biên tất cả pháp sâu xa, trí không có cùng tận, hoặc nghĩa của chữ cũng không có cùng tận, dần theo thứ tự hướng vào Vô Biên Tuyền Phúc Đà La Ni Môn. Đã hay tùy thuận ánh sáng của trí tuệ cho nên tùy thuận giác tính vốn thanh tịnh, mở ánh sáng trí tuệ tháo bỏ màng si mê, tùy thuận giải thoát vimukti hiểu biết tính của thể.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần