Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Mười - Phẩm Thọ Ký Cho Vua A Xà Thế - Tập Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM MƯỜI

PHẨM THỌ KÝ CHO VUA A XÀ THẾ  

TẬP HAI  

Đại Vương! Thế nào gọi là tâm chân thật mà làm Sa Môn?

Ấy là có chúng sinh tuy sinh vào nhà Sát Lợi, Đại Thần, Tộc Tính, Bà La Môn. Hoặc sinh trong nhà Trưởng Giả, Cư Sĩ, Thương Chủ, Phú Quý… thịnh niên tuổi từ hai mươi mốt đến hai mươi chín mỹ mạo. Quán các tài sắc, phú quý, vinh hiển giống như mây nổi, bọt nước, huyễn, ánh điện… sinh diệt chẳng trụ, bèn khởi chán lìa, phát tâm bồ đề.

Thân có trân tài tất cả đều buông bỏ, xuất gia mộ đạo, gìn giữ luật nghi, học pháp, tu Thiền tinh cần chẳng lười biếng. Phàm chỗ đã làm đều vì chúng sinh, chỉ cầu quả Vô Thượng Bồ Đề. Đây gọi là loại thứ mười tâm chân thật mà làm Sa Môn.

Đại Vương nên biết, như Nhà Vua đã nằm mộng thấy một con vượn ít ham muốn biết đủ, ở một mình trên cây, chẳng quấy nhiễu con người, tức là Sa Môn chân thật trong pháp lưu lại của Đức Thích Ca Như Lai.

Chín con vượn ấy nhiễu loạn mọi người, đồng lòng xua đuổi một con vượn tức là chín loại Sa Môn lúc trước trong pháp lưu lại của Đức Thích Ca Như Lai, không có pháp của Sa Môn cho nên gọi chung là tương tự Sa Môn đồng hành hạnh ác, cùng nhau xua đổi một Sa Môn chân thật ra bên ngoài chúng.

Đại Vương! Sa Môn ác này phá giới hành ác, ô uế tất cả nhà tộc tính, hướng vào Quốc Vương, Đại Thần, Quan Trưởng… luận nói hủy báng Sa Môn chân thật. Ngang ngạnh nói đúng sai, nói là người ác phá giới hành ác, chẳng hợp cùng với Tỳ Kheo trì giới của ta cùng chung chỉ trụ an bình vĩnh cửu.

Bố Tát Poṣadha: Tỳ Kheo đồng trụ, cứ mỗi nửa tháng tập hội tại một chỗ nói giới, cũng chẳng hợp đồng ở một Tự Xá, đồng một quốc ấp. Tất cả việc ác đều đẩy cho vị Sa Môn chân thật ấy, lừa dối Quốc Vương, Đại Thần, Quan Trưởng khiến xua đuổi vị Sa Môn chân thật ra khỏi quốc giới. Kẻ phá giới tụ tại du hành, rồi cùng với Quốc Vương, Đại Thần, Quan Trưởng… cùng nhau có quan hệ thân mật.

Này Đại Vương! Hết thảy giáo pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ấy, tất cả thiên ma, ngoại đạo, người ác, ngũ thông Thần Tiên đều chẳng thể hoại cho đến chút phần. Nhưng Các Sa Môn ác có danh tướng này thảy đều hủy diệt khiến không có dư sót.

Như núi Tu Di Sumeru giả sử hết thảy cỏ cây ở trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới đều đem làm củi, thiêu đốt lâu dài cũng không có hao tổn một sợi lông nhỏ. Nếu Kiếp Hỏa Kalpāgni dấy lửa từ bên trong sinh ra, ắt liền đốt diệt không còn dư sót tro tàn.

Bấy giờ Đức Phật Ca Diệp Ba vỉ Vua Cật Lý Chỉ, một lẩn nữa nói kệ rằng:

Nghèo sợ khó sống mà cạo tóc

Nói được kính dưỡng thoát nghèo cùng

Tán loạn bay cao cao cử cốt nhiều tiền

Trong rỗng chẳng thật như lau sậy lô vi

Say mê quyến thuộc, nơi phiền não

Người này lìa xa đại bồ đề

Như giữ vàng ròng, lại vứt bỏ

Nhặt củi gánh vác, sinh vui vẻ

Danh lợi buộc quanh, thêm lười biếng

Lười tăng, diệt hết tâm tịnh tín

Tâm tin đã diệt, tịnh giới không

Không giới chặt hết quả người Trời.

Lan Nhã Araṇya: Nơi vắng lặng, rừng vắng nhàn lâm, tự an ở

Vốn cầu danh lợi với thân tri bạn bè thân thích

Xa lìa tâm giới, định, trí tuệ

Chỉ nương hào quý địa vị, trụ bạn thân thân thức

Tự tìm ba ác với tám nạn

Nghèo cùng thấp kém, sinh biên địa

Ví như người mù đến bãi báu

Lấy đá, vứt bỏ báu như ý

Phóng Dật Pramāda, buông lung thêm thắng bại.

Xa lìa giới hạnh, tâm chánh niệm

Đọa ngục A Tỳ Acīvi rất đáng sợ

Trải câu chi kiếp, khó giải thoát.

Nội tâm luôn vì cầu danh tiếng

Thân, miệng hiện nói vì bồ đề

Như chim trên không, gặp gió mạnh

Rơi vào sinh tử, biển khổ lớn

Phước mỏng đắm nhiễm Thiên Nhân Nữ.

Phá giới, xa lìa nhân Hetu nghiệp Thiện Kuśala karma

Phật dạy đều bị lửa dục đốt

Như núi Tu Di gặp kiếp hỏa

Không bồ đề vị mùi vị của bồ đề chỉ cầu lợi

Luôn vì người nói cầu bồ đề

Tâm chẳng trụ ở trong giải thoát

Như con vượn được quả dừa cứng

Như Lai Tathāgata vì cầu báu chánh pháp

Ném thân: Vách núi, hầm lửa lớn

Đã nghe pháp xong, tùy thuận tu

Oán thân, bình đẳng đều từ

Tế yêu thương giúp đỡ cứu vớt

Vì sao nghe công đức của Phật

Chẳng sinh một niệm, tâm ưa thích

Chỉ yêu phi pháp xa bồ đề

Như người bị mù bày đường khác.

Đức Ca Diệp Như Lai nói Kệ này xong, lại bảo Vua Cật Lý Chỉ rằng: Này Đại Vương! Giác mộng mà ông đã thấy, con voi trắng có hai miệng ở trước cửa của Đế Vương luôn ăn cỏ uống nước mà thân gầy ốm, cũng chẳng phải là việc của Nhà Vua.

Tức là pháp lưu lại của Đức Thích Ca Như Lai trong đời ác năm trược: Trăm quan, Huyện Lệnh lệnh trưởng chẳng tin nhân quả, bên trên nhận lấy công danh lợi lộc, quang vinh của Đế Vương, bên dưới đối với trăm họ thì truy tìm điều Phi Lý.

Tuy lại tham cầu mà nhiều thiếu thốn, thu thuế vô độ vạn dân nghèo cùng, mua bán con cháu, nghiệp nhà hỏng hết, vào Chùa cạo tóc, Chùa lại hoang vu, nhiều Tỳ Kheo ác phát tâm không có Địa Bhūmi, bèn xuất gia theo nhóm ngoại đạo Lộ Già Gia Lokāyata học điều khác lạ dị học theo các Kiến Đoạn, Thường.

Do nhân duyên tà kiến nên thầy trò đều bị đọa, tự vào địa ngục, lại cùng với nhiều người mở cửa địa ngục, cùng dẫn nhau hăm hở chạy vội đến ba đường ác, đóng nẻo người Trời, không do đâu mà giải thoát được.

Đại Vương nên biết hai giấc mộng này đều là tướng của pháp lưu lại của Đức Thích Ca Như Lai, chẳng liên quan gì đến việc của Nhà Vua.

Vua Cật Lý Chỉ nghe nói điều này xong, chặt đứt hẳn lưới nghi ngờ, vui mừng hớn hở. Lại đem mọi loại vật cúng thượng diệu, cung kính cúng đường Đức Ca Diệp Như Lai, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, nhiễu quanh theo bên phải rồi lui ra.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai nói lời này xong, thời chủ của nước Ma Già Đà là Vua A Xà Thế lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Như Đức Phật đã nói, các chúng sinh ác vào chốn địa ngục.

Làm sao biết ai là người đã từng nhìn thấy?

Làm sao biết sẽ đọa vào quỷ đói với súc sanh, sẽ sinh làm Người Trời và ai là người đã nhìn thấy?

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo A Xà Thế rằng: Đại Vương cần phải một lòng lắng nghe. Ta sẽ vì Nhà Vua nói khiến cho Nhà Vua được thấy biết ngay trước mặt.

Đại Vương nên biết, nếu người chết đi bị đọa vào địa ngục sẽ có mười lăm tướng. Nếu sinh làm người, Trời đều có mười tướng.

Này Đại Vương! Nhóm nào là mười lăm tướng sẽ sinh vào địa ngục?

1. Đối với vợ chồng, con trai, con gái, quyến thuộc của mình thì dùng con mắt ác ngó nhìn.

2. Đưa hai tay lên sờ bắt mô phỏng hư không.

4. Thiện tri thức kalyāṇa mitra dạy bảo thì chẳng chịu thuận theo.

4. Buồn bã kêu gào, khóc lóc, khóc khàn tiếng, rơi nước mắt.

5. Khi đại tiện, tiểu tiện đều chẳng hay chẳng biết.

6. Nhắm mắt chẳng mở.

7. Thường che đầu mặt.

8. Nằm nghiêng mà ăn uống.

9. Thân miệng hôi thối.

10. Bàn chân, đầu gối run rẩy.

11. Sống mũi nghiêng một bên.

12. Con mắt trái co giựt.

13. Hai con mắt đỏ ngầu.

14. Gục mặt mà nằm.

15. Thân co quắp, nghiêng hông trái nằm sát đất.

Đại Vương nên biết, nếu lúc lâm chung có đủ mười lăm tướng thì chúng sinh như vậy quyết định sẽ sinh vào địa ngục A tỳ.

Đại Vương nên biết, nếu lại có người khi lâm chung thời có tám loại tướng sẽ biết bị đọa vào cảnh giới Diêm Ma La trong đường quỷ đói.

Thế nào là tám?

1. Thích liếm môi.

2. Thân nóng như lửa.

3. Thường lo đói khát, ưa nói ăn uống.

4. Há miệng chẳng khép lại.

5. Hai con mắt khô cằn như chim kên kên, chim công.

6. Không thể đại tiện, tiểu tiện.

7. Đầu gối phải bị lạnh trước tiên.

8. Tay phải thường nắm lại.

Tại sao thế?

Vì tâm ôm giữ sự keo kiệt cho đến chút nước cũng chẳng ban cho người.

Đại Vương! Nếu đủ tám tướng thì khi mệnh chung, quyết định sinh trong nẻo quỷ đói.

Đại Vương nên biết, nếu lại có người khi lâm chung có năm tướng hiện ra thì người này quyết định rơi vào nẻo súc sanh.

Thế nào là năm?

1. Yêu nhiễm vợ con, tham gần gũi chẳng buông bỏ.

2. Tay chân co quắp lại.

3. Khắp thân đổ mổ hôi.

4. Phát ra tiếng thô rít.

5. Trong miệng nhấm nuốt nước bọt.

Đại Vương! Nếu có đủ năm điều này thì khi mệnh chung, quyết định đọa vào nẻo súc sanh.

Đại Vương nên biết, nếu lại có người khi lâm chung có mười tướng hiện ra thì người này quyết định sinh trong cõi người.

Thế nào là mười?

1. Khi lâm chung, sinh niệm tốt lành là: Sinh tâm như nhuyễn, tâm phước đức, tâm vi diệu, tâm phát khời, tâm không có lo lắng.

2. Thân không có khổ đau.

3. Ít nói lời giống như đúng mà chẳng đúng, một lòng nghĩ nhớ cha mẹ sinh ra mình.

4. Đối với vợ con, nam nữ khởi tâm thương xót, như thường ngó nhìn không có yêu không có giận. Tai muốn nghe tên họ của anh em trai, chị em gái, bạn thân.

5. Đối với thiện, đối với ác thì tâm chẳng thác loạn.

6. Tâm ấy ngay thẳng chánh đúng, không có nịnh nọt lừa dối.

7. Biết cha mẹ, bạn thân, quyến thuộc hộ niệm cho ta.

8. Thấy nơi sửa sang thì tâm sinh khen ngợi.

9. Dặn dò giao lại việc nhà, chỉ rõ nơi cất chứa tài bảo.

10. Khởi tâm tin tưởng trong sạch, thỉnh Phật Pháp Tăng đối diện quy kính, nói Nam Mô Phật Đà. Nam Mô Đạt Ma. Nam Mô Tăng Già. Nay con quy y. Nếu không có Phật ở đời thì quy y Ngũ Thông Tiên.

Đại Vương! Nếu khi lâm chung có đủ mười tướng này thì quyết định được sinh ở trong nẻo người.

Đại Vương nên biết, nếu lại có người khi lâm chung có mười loại tướng thì quyết định được sinh vào Cõi Trời.

Thế nào là mười?

1. Khởi tâm thương xót.

2. Khởi tâm thiện lành.

3. Khởi tâm vui vẻ.

4. Chánh niệm hiện tiền.

5. Không có mùi hôi thối.

6. Mũi không có nghiêng lệch.

7. tâm không có giận dữ.

8. Đối với tài bảo của nhà, vợ con, quyến thuộc thì tâm không có yêu luyến.

9. Con mắt hiện sắc thanh tịnh.

10. Ngửa mặt tươi cười, tưởng nhớ cung Trời sẽ đến nghênh đón ta.

Nếu khi lâm chung có đủ mười tướng này thì quyết định sinh vào Cõi Trời.

Này Đại Vương! Tướng thiện ác khi lâm chung như vậy thời ông cần phải biết.

Khi Vua A Xà Thế nghe Đức Phật nói xong thời tự mình suy nghĩ: Lời nói này của Đức Như Lai là sự thật hay chỉ là sự hư dối?

Hay Đức Thế Tôn có đầy đủ biện tài nên tạm thời quyền nói lý này?

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần