Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Mười - Phẩm Thọ Ký Cho Vua A Xà Thế - Tập Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM MƯỜI

PHẨM THỌ KÝ CHO VUA A XÀ THẾ  

TẬP MỘT  

Bấy giờ trong Hội, chủ của nước Ma Già Đà Magadha là Vua A Xà Thế Ajātaśatru liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nay Đức Như Lai ở tại đất nước của con, dưới cây Bồ Đề nói Đà La Ni với Mạn Trà La đã có vô lượng công đức như vậy.

Vì sao nước Ma Già Đà: Gió mưa chẳng đúng thời tiết, hạn hán ngập úng chẳng điều hòa, mất mùa đói kém Durbhi ksāntara: Cơ cận liên tiếp nhau, oán địch xâm nhiễu, vô lượng bệnh dịch, trăm ngàn tai nạn … nguyện xin Đức Thế Tôn chặt đứt lưới nghi ngờ của con.

Khi ấy, Đức Thế Tôn khen A Xà Thế rằng: Đại Vương! Lành thay! Lành thay! Thích hỏi nghĩa này, ở đời vị lai lợi ích nhiều cho tất cả chúng sinh.

Đại Vương hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói.

Này Đại Vương! Như Vua đã nói: Ở trong nước của con thường có mất mùa đói kém, oán địch… Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni này dùng sáu mươi câu chi na do tha Đà La Ni để làm quyến thuộc, Đại Kim Cương Thành Mạn Trà La này có ba ngàn năm trăm Mạn Trà La dùng làm quyến thuộc.

Song, tất cả đều dùng tâm tin tưởng làm căn bản, dùng Bát Nhã Prajña làm con đường trước tiên. Tâm bồ đề Bodhi citta với tâm đại bi Mahākāruṇa citta dùng làm trang nghiêm.

Đại Vương! Tất cả pháp tốt lành thiện pháp thảy đều từ Đà La Ni này sinh.

Tất cả tội ác do chẳng tin nhân quả dùng làm căn bản.

Đại Vương! Nay ông chẳng tin nhân quả, ham mê nănm Dục Lạc như gió mạnh lớn thổi tâm tin tưởng ấy với tâm bồ đề, đại bi tổng trì thảy đều đi xa.

Đại Vương nay tuy có con mắt, lỗ tai… như người mù điếc chẳng nghe sấm sét, chẳng thấy mặt trời, mặt trăng.

Tại sao thế?

Vì danh tự Vua của ông còn chẳng tự mình nghe được, huống chi là âm thanh khác.

Thế nào là tên gọi Vua?

Phàm nói Vua tức là nghĩa của La Nhạ Rāja.

Tiếng của Chữ La RĀ là tiếng khổ não.

Tiếng khóc lóc, buồn than, không có chủ, không có nơi quy về, không có cứu giúp… thì vị Vua nên an ủi dạy bảo úy dụ nói lời như vậy: Ngươi đừng khổ não, Ta là chủ của ngươi, sẽ cứu giúp ngươi. Rồi lau nước mắt, thương yêu giúp đỡ, vỗ về nuôi nấng.

Nói tiếng của chữ Nhạ JA là nghĩa tối thắng, là nghĩa phú quý, là nghĩa tự tại, là nghĩa thù thắng, là nghĩa dũng mãnh, là nghĩa đoan chánh, là nghĩa trí tuệ, là nghĩa hay tồi tiệt tất cả chúng sinh kiêu mạn tự cao, lấn hiếp khinh mệt người khác.

Đại Vương! Ngày nay ông chẳng tin nhân quả, gần gũi bạn ác là Đề Bà Đạt Đa Devadatta giết cha sinh ra mình: Nhốt tù, cột trói, để cho đói khát… vẫn chẳng chết rồi chặt chân của ông ấy. Lại khiến Điều Đạt Devadatta làm cho thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng.

Lại thả Hộ Tài là con voi ác: Say rượu nổi điên, dữ tợn dẫm đạp Như Lai.

Đại Vương! Nay ông lại có tội nặng rất lớn. Ấy là thiêu đốt con mắt pháp thanh tịnh của tất cả chúng sinh, chặt đứt hết pháp chân chánh của Chư Phật, đóng kín cửa Người, Trời, Niết Bàn… mở bày nẻo ác sinh tử trong ba đường địa ngục, quỷ đói, súc sanh.

Tại sao thế?

Vì ông là Quốc Vương đi ra dạo chơi vườn hoa vườn thú, chuẩn bị nghiêm mật voi, xe ngựa một vạn hai vạn. Người đánh xe, ngựa hai ba mươi vạn… dùng làm tùy tùng hộ vệ. Lại đem hết thảy máu mỡ cao huyết của trăm họ, dùng xoa bôi voi, ngựa.

Khi Vua A Xà Thế nghe lời nói này xong, liền bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nay con suy nghĩ kỹ, chưa từng dùng máu mỡ của trăm họ để xoa bôi voi ngựa.

Vì sao Đức Thế Tôn lại nói như vậy?

Đức Phật nói: Này Đại Vương! Voi ngựa của Nhà Vua, mỗi mỗi đều dùng Uất Kim, Long Não, Chiên Đàn, Trầm, Xạ hòa làm bùn hương dùng xoa bôi voi ngựa. Nhóm hương như vậy đều lấy ra từ trăm họ, đánh thuế trăm họ như ép mè. Hàng ngàn nhà nghèo túng, khốn khổ, tiền của chẳng thể cung cấp đủ cho chi phí của một con voi.

Chánh vì thế nên biết máu mỡ của trăm họ rất là dễ được, nhưng nhóm hương như vậy rất khó tìm cầu. Nếu Đại Vương nghi ngờ thì nên tự đi tuần tra, xem xét tất cả nhà tù, sẽ thấy vạn tính chịu khổ hơn cả đại địa ngục.

Đại Vương cưỡng ép cướp đoạt hết thảy tiền của của trăm họ, ban cho kẻ có địa vị khiến cho họ giàu có, ngày thêm xa xỉ. Còn người nghèo túng càng nghèo cùng hơn, khiến các người nghèo, cô độc, khốn khổ… chân đi không có đất đều cầu xuất gia.

Người như vậy không có Hòa Thượng với A Xà Lê, tự mình khoác áo Cà Sa, chẳng thọ nhận cấm giới, không có pháp tự ở… khiến cho các hữu tình sinh tâm khinh kẻ chẳng muốn thấy nghe.

Đấy là Đại Vương thiêu đốt con mắt pháp ấy, chặt đứt hết Phật Pháp, đóng bít đường người Trời, mở của nẻo ác. Thế nên ta nói Đại Vương chẳng nghe danh tự của chánh mình, do nhân duyên này thì làm sao được thần lực gia hộ của Đà La Ni này!

Đại Vương! Nay ta sẽ nói nhân duyên của thời xa xưa cổ tích, Nhà Vua nên suy nghĩ kỹ lưỡng để hiểu rõ nghĩa ấy.

Này Đại Vương! Đời xa xưa có Đức Phật hiện ra, tên là Ca Diệp Ba Kāśyapa Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Đức Phật ấy nói pháp: Chặng đầu tốt lành, chặng giữa tốt lành, chặng sau tốt lành, mở bày Phạm Hạnh Brāhma caryā.

Thời đó, có một vị Vua tên là Cật Lý Chỉ đối với Đức Như Lai ấy sinh niềm tin trong sạch sâu xa. Nhà Vua ở trong đêm được hai loại mộng.

1. Mộng thấy mười con vượn Markaṭa: Di hầu thì có chín con vượn nhiếp loạn trong thành. Tất cả người dân, thê thiếp, nam nữ xâm đoạt thức ăn uống, phá hoại mười vật các khí cụ phẩm vật sinh hoạt hàng ngày, liên tiếp dùng thứ chẳng trong sạch bất tịnh làm cho vấy bẩn nhơ nhớp.

Chỉ có một con vượn giữ tâm biết đủ, ngồi yên trên cây chẳng quấy nhiễu cư nhân người cư trú, người có nhà ở. Thời chín con vượn đồng tâm não loạn con vượn biết đủ này, tạo làm các lưu nạn nạn gây chướng ngại xua đuổi ra khỏi chúng hội của vượn.

2. Mộng thấy con voi trắng giống như ngọn núi lớn ở ngay của của Đế Vương, đầu đội có cái miệng đều ăn cỏ, uống nước. Tuy luôn ăn uống nhưng thân thường gầy ốm.

Khi Nhà Vua tỉnh giấc thì rất sợ hãi, triệu người xem tướng chiêm tướng giả hỏi căn nguyên giấc mộng ấy.

Người xem tướng bạch với Nhà Vua: Chín con vượn tức là chín vị Vua, con vượn biết đủ ấy tức là Đại Vương, đây tức là chín vị Vua đồng lòng soán đoạt địa vị quý báu của Đại Vương, con voi có hai miệng tức là chín vị Vua ăn quốc ấp này kèm ăn vương quốc.

Nhà Vua nghe lời nói này thì kinh sợ, dựng đứng lông tóc, nhưng tâm chưa quyết định, suy nghĩ muốn gặp Đức Phật để chặt đứt sự nghi ngờ này. Liền sai tả hữu chuẩn bị nghiêm mật mọi loại vật cúng dường, một lòng đi đến chỗ của Đức Phật Ca Diệp Kāśyapa buddha.

Đến xong, làm lễ, đem các vật cúng dâng lên, phụng hiến Đức Như Lai rồi khom mình chắp tay, bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con ở đêm hôm qua có giấc mộng chẳng lành. Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con giải nói, khiến chặt đứt lưới nghi ngờ.

Thời Nhà Vua trình bày đủ giấc mộng, thưa bạch với Đức Phật.

Đức Phật nói: Này Đại Vương! Giấc mộng của Nhà Vua chẳng liên quan gì đến Nhà Vua nên đừng sinh lo sợ.

Nhà Vua hãy khéo nghe cho kỹ! Ta sẽ vì Nhà Vua nói. Đây là đời ác năm trược ở vị lai, có Đức Phật hiện ra, Hiệu là Thích Ca Mâu Ni Śākyamuṇi, sau khi diệt độ lưu lại tướng của pháp.

Này Đại Vương! Mười con vượn tức là mười loại Đệ Tử của Đức Phật ấy.

Nhà Vua bạch Phật rằng: Thế Tốn Thế nào gọi là mười loại Đệ Tử của Đức Phật ấy?

Đức Phật Ca Diệp nói:

Một là: Nghèo túng sợ chẳng sinh sống nổi mà làm Sa Môn Śramaṇa: Danh xưng chung cho người xuất gia tu đạo.

Hai là: Đày tớ có sự sợ hãi mà làm Sa Môn.

Ba là: Sợ hãi phải mang nợ mà làm Sa Môn.

Bốn là: Tìm kiếm lỗi lầm của Phật Pháp mà làm Sa Môn.

Năm là: Muốn hơn người khác mà làm Sa Môn.

Sáu là: Vì danh tiếng mà làm Sa Môn.

Bảy là: Vì muốn sinh lên Cõi Trời mà làm Sa Môn.

Tám là: Vì lợi dưỡng mà làm Sa Môn.

Chín là: Vì muốn cầu địa vị của Vua chúa ở đời vị lai mà làm Sa Môn.

Mười là: tâm chân thật mà làm Sa Môn.

Thời Đại Vương ấy bạch Phật rằng: Thế Tôn! Mười Sa Môn này thời tướng ấy như thế nào?

Đức Phật ấy đáp rằng: Đại Vương! Người nghèo túng sợ chẳng sinh sống nổi mà làm Sa Môn.

Có nhiều chúng sinh chẳng tin nhân quả, tham cầu tài bảo, trợ nhau xâm đoạt, liền cảm thấy trời đất, mưa móc chẳng đúng thời, năm loại lúa đậu chẳng chín tức mất mùa, chẳng đóng đủ thuế của quan, nghèo đói áp bức, mua bán nam nữ, không có chỗ nhờ cậy, lấy thứ vứt bỏ treo trên cây làm áo Cà Sa, tự cạo râu tóc làm tượng Sa Môn, không có A Xà Lê cũng không có Hòa Thượng, không có giới, không có pháp, tương tự Sa Môn.

Lâu dài nhận hành tất cả pháp ác, vào Tăng Già Lam Saṃghārāma: Vườn rừng có Tăng Chúng cư trú tự xưng ta là Luật Sư, Thiền Sư, pháp Sư, Đại Đức.

Ngồi ở trong Chúng, nói với vị Tăng khác là: Các ngươi đều là đệ tử của ta. Đối với nhà của Thanh Tín Sĩ, Tộc Tính, Trưởng Giả, Bà La Môn ra vào giao du tạo nhiều lỗi lầm. Đây gọi là loại thứ nhất nghèo túng sợ chẳng sinh sống nổi mà làm Sa Môn.

Đại Vương! Thế nào gọi là đày tớ có sự sợ hãi mà làm Sa Môn?

Ấy là kẻ nô tỳ thấp hèn tác suy nghĩ này: Vì sao một đời phải chịu sự sai khiến của người khác?

Rồi chạy trốn mà xuất gia. Đây là loại thứ hai.

Đại Vương! Thế nào gọi là sợ hãi phải mang nợ mà làm Sa Môn?

Ấy là có chúng sinh vay nợ công, tư tức lợi đã nhiều mà trả lại chẳng đủ, nên bị bức bách phải trốn đi mà xuất gia. Đây là loại thứ ba.

Đại Vương! Thế nào gọi là tìm kiếm lỗi lầm của Phật pháp mà làm Sa Môn?

Ấy là các ngoại đạo sinh tâm ganh ghét liền cùng nhau tập hội luận bàn, ai có thông minh, căn lanh lợi, tuệ biện luận thì vào trong Phật Pháp, học hết thảy pháp thế xuất thế ấy, dòm ngó sự đúng sai ấy rồi quay vể chỗ của chúng ta, đối trước Quốc Vương, Đại Thần, Trưởng Giả… dựng cây cờ Dhvaja luận nghị nêu ra lỗi lầm ấy, tồi hoại phá diệt chánh pháp của Đức Phật ấy. Đây gọi là loại thứ tư.

Đại Vương! Thế nào gọi là muốn hơn người khác mà làm Sa Môn?

Ấy là hoặc có chúng sinh nghe có người họ tên là… khoác áo cạo tóc có nhiều kỹ năng thông đạt ba Tạng Trīṇi piṭakāni thì tâm sinh nóng bức tức liền xuất gia.

học Kinh Sūtrānta piṭaka: Kinh tạng.

Luật Vinaya piṭaka: Luật Tạng.

Luận Abhidharmapiṭaka: Luận Tạng … pháp thiện đã tu đều muốn hơn người kia. Đây là loại thứ năm.

Đại Vương! Thế nào gọi là vì danh tiếng mà làm Sa Môn?

Ấy là hoặc có người tự suy nghĩ: Nếu ta ở nhà thì không có danh tiếng. Ta nên cạo tóc, khoác áo xuất gia, siêng học Đa Văn, thọ trì cấm giới, ở trong đại chúng ngồi thiền, vào định… khiến cho người vật biết tên. Đây là loại thứ sáu.

Đại Vương! Thế nào gọi là cầu sinh lên Cõi Trời mà làm Sa Môn?

Ấy là hoặc có người nghe trong Chư Thiên được sống lâu khoái lạc. Ta không có phương tiện để được sinh lên trên. Liền cạo tóc nhuộm áo xuất gia, tu trì thiện pháp đều nguyện sinh lên Cõi Trời. Đây là loại thứ bảy.

Đại Vương! Thế nào gọi là vì lợi dưỡng mà làm Sa Môn?

Ấy là hoặc có người trước tiên có tài bảo lài cầu nơi hơn nữa, được tịnh xá tốt, phòng viện trang sức hoa lệ. Có thể dùng nghỉ ngơi, thọ dụng hết thảy tài sản của ta người. Đây gọi là loại thứ tám.

Đại Vương! Thế nào gọi là vì địa vị Vua chúa đời vị lai mà làm Sa Môn?

Ấy là có chúng sinh thấy nơi Quốc Vương tự tại, tôn sùng, phú quý, an vui liền sinh yêu thích, bèn cầu xuất gia, căn lành đã tu chỉ nguyện sẽ được ở địa vị của Vua. Đây gọi là loại thứ chín.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần