Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM NĂM

PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA

CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI  

TẬP MỘT  

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử rằng: thiện nam tử! Thế nào là biết sự nghiệp hiện chứng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?

Này thiện nam tử! Như Lai có ba mươi hai loại sự nghiệp của Chánh Giác.

Nhóm nào gọi là ba mươi hai loại?

Thiện nam tử! Như Lai đối với xứ đối với mỗi một việc, lý không có trái ngược nhau, phi xứ đối với mỗi một việc, lý có trái ngược nhau như thật mà biết thiện nam tử!

Thế nào là xứ?

Thế nào là phi xứ?

Nói phi xứ là các chúng sinh không có phương tiện, nghiệp của thân miệng ý tạo làm nghiệp chẳng lành akuśala dharma karma: Bất thiện nghiệp, nếu được như ý, yêu thích tùy theo tâm, thỏa mãn quả mong cầu thì không có điều này. Đã nói xứ.

Nếu các chúng sinh có đủ phương tiện, nghiệp của thân miệng ý tạo làm các hạnh tốt lành kuśala caryā: Thiện hạnh, đắc được như ý, yêu thích tùy theo tâm, thỏa mãn quả mong cầu thì có điều này.

Lại nữa, thiện nam tử! Nói phi xứ. Nếu các chúng sinh không có phương tiện, tâm ôm ấp sự keo kiệt mà được đại phú quý, phá tịnh giới mà được thân của Trời Người, thường có giận dữ mà được báo đoan chánh, thâm tâm lười biếng mà được trí tuệ, người tán loạn mà hay được giải thoát, chúng sinh có tuệ ác mà hay chặt đứt tập khí vāsanā, các phiền não kleśa thì không có điều này.

Nếu các chúng sinh có đủ phương tiện, tu hành bố thí được đại phú quý, hộ trì tịnh giới được sinh làm Người Trời, thường tu nhẫn nhục kṣānti được báo đoan chánh, siêng hành tinh tiến vīrya được trí tuệ, tâm chẳng tán loạn được chánh giải thoát, khéo tu trí tuệ hay chặt đứt tập khí, các phiền não thì có điều này.

Lại nữa, gây tạo năm tội nghịch mà được tâm an vui thì không có điều này. Trong sạch trì cấm giới được tâm an vui thì có điều này.

Lại nữa, nếu có chúng sinh chấp dính vào hữu kiến astiva niśrita: Chấp dính vào thiên kiến của sự có được, còn gọi là thường kiến mà được thuận nhẫn thì không có điều này.

Yêu thích tu trống rỗng śūnya: Không được tùy thuận nhẫn thì có điều này.

Lại nữa, nếu các chúng sinh phần lớn trụ ở tâm hối cải hối tâm mà được tâm an vui thì không có điều này. Nếu tâm không có sự hối cải, được tâm an vui thì có điều này.

Lại nữa, nếu khiến cho người nữ được Chuyển Luân Vương Cakra varti rāja làm Vua của bốn Thiên Hạ. Hoặc được làm Đế Thích Indra, Đại Phạm Thiên Vương Mahā brahma deva rāja, thành Phật Buddha hiện ra thì không có điều này. Nếu buông bỏ thân người nữ được thân người nam, làm Chuyển Luân Vương làm Vua của bốn Thiên Hạ. Hoặc làm Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương với thành Phật thì có điều này.

Lại nữa, nếu Chuyển Luân Vương dùng phi pháp trái ngược với luật pháp, chẳng hợp với khuôn phép để sửa trị quốc gia, giáo hóa người dân trị hóa thì không có điều này. Nếu Chuyển Luân Vương dùng chánh pháp để sửa trị quốc gia, giáo hóa người dân trị hóa thì có điều này.

Lại nữa, nếu các Đế Vương Rājendra tham lam hèn hạ tham ổi kiêu căng xa xỉ kiêu xa mà hay sắp đặt được việc chánh đáng của quốc gia quốc chánh thì không có điều này. Nếu các Đế Vương không có tham lam, giản dị, hay sắp đặt được việc chánh đáng của quốc gia quốc chánh thì có điều này.

Nếu các nhân Vương Nārendra: Vua của con người chấp vào đoạn kiến uccheda dṛṣti, thường kiến nitya dṛṣṭi hay śāsvata dṛṣṭi mà khiến cho sắp đặt được việc chánh đáng của đất nước quốc chánh thì không có điều này. Nếu các nhân Vương sáng suốt, tin vào nhân quả mới sắp đặt được việc chánh đáng của đất nước quốc chánh thì có điều này.

Nếu các nhân vương, tâm chẳng quân bình mà hay sửa trị được việc chánh đáng của đất nước quốc chánh thì không có điều này. Nếu các nhân vương vô tư bình đẳng, hay sửa trị được việc chánh đáng của đất nước quốc chánh thì có điều này.

Lại nữa, Bắc Câu Lô Châu Uttara kuru sau khi buông xả Báo Thân bị đọa vào ba đường ác địa ngục, quỷ đói, súc sanh thì không có điều này. Nếu nói Bắc Châu sau khi chết được sinh vào Cõi Trời thì có điều này.

Lại nữa, nếu thực hành sự giết hại mà được sống sâu, cho đến tà kiến mithyādṛṣṭi thọ nhận thực hành tà pháp Mithyā dharma mà được Thánh Đạo Āryamārga thì không có điều này. Nếu chẳng sát sinh được thọ mệnh lâu dài, cho đến chánh kiến samyag dṛṣṭi thọ nhận thực hành chánh pháp Sad dharma được Thánh Đạo thì có điều này.

Lại nữa, A La Hán Hướng Arhat pratipannaka chẳng xác định được quả thì không có điều này. Nếu La Hán hướng xác định được quả thì có điều này.

Lại nữa, người Tu Đà Hoàn Srotāpanna thọ nhận đời thứ tám thì không có điều này. Nếu Tu Đà Hoàn không có đời thứ tám thì có điều này.

Lại nữa, Tư Đà Hàm Sukṛtāgami thọ nhận đời thứ ba thì không có điều này. Nếu Tư Đà Hàm không có đời thứ ba, một lần sinh làm người Trời, hay dứt hết bờ mé cuối cùng của khổ đau khổ tế thì có điều này.

Lại nữa, nếu A Na Hàm Anāgami sinh trở lại vào Cõi Dục Kāma dhātu thì không có điều này. Nếu A Na Hàm chẳng sinh vào Cõi Dục, hay dứt hết bờ mé cuối cùng của khổ đau khổ tế, được Niết Bàn thì có điều này.

Lại nữa, nếu A La Hán Arhat thọ nhận thân sinh tử thì không có điều này. Nếu A La Hán chẳng thọ nhận sinh tử, nhập vào Niết Bàn thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Trừ Phật Đại Sư ra, còn có Thánh Nhân vượt hơn hẳn Đức Phật thì không có điều này.

Nếu nói: Chỉ có Đức Phật là bậc thầy của Trời Người, không có ai hơn được thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Được vô sinh nhẫn anutpattika kṣānti mà có chuyển lùi thì không có điều này. Nếu được vô sinh anutpāda chẳng chuyển lùi thì có điều này.

Lại nữa, có người nói: Ngồi Bồ Đề Trường Bodhi maṇḍa chẳng thành Chánh Giác Samyksaṃbodhi thì không có điều này. Nếu ngồi Bồ Đề Trường quyết định thành Chánh Giác thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Chư Phật do có tập khí phiền não thì không có điều này.

Nếu nói: Chư Phật không có tập khí phiền não thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Trí của tất cả Như Lai có chướng ngại thì không có điều này.

Nếu nói: Trí của Như Lai không có chướng ngại thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Tướng đỉnh kế uṣṇīṣa của Như Lai có thể nhìn thấy thì không có điều này.

Nếu nói: Không thể nhìn thấy đỉnh kế của Như Lai thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Đức Phật chẳng gia thêm uy năng uy phong và bản lãnh lại biết được nơi mà tâm của Như Lai đã sinh ra thì không có điều này.

Nếu nói: Đức Phật gia thêm uy năng mới biết nơi mà tâm của Như Lai đã trụ thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Như Lai cũng có chẳng trụ tam muội Samādhi, Tam Ma Hứ Đa Samāhita: Đẳng dẫn thì không có điều này.

Nếu nói: Như Lai thường trụ tại tam muội, đẳng dẫn, công đức thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Lời nói của tất cả Như Lai có sự hư vọng với có lỗi lầm thì không có điều này.

Nếu nói: Lời nói của Như Lai không có hư vọng cũng không có lỗi lầm thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Như Lai tạo làm nghiệp có sự sai lầm thì không có điều này.

Nếu nói: Nghiệp mà Như Lai đã làm không có sai lầm thì có điều này.

Này thiện nam tử! Dùng thuyết của nhóm như vậy đối với Như Lai biết xứ, phi xứ có vô lượng môn chẳng phải là chỗ mà lời nói theo kịp, như ở Thật Đế đồng nghĩa với Chân Đế không có biến dị biến hóa, chẳng đồng, hiện tượng quái dị. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ nhất của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muôn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Đại địa có thể dời

Hư không có thể động

Như Lai trọn chẳng nói

Phi xứ dùng làm xứ

Hư không ứng làm thân

Đồng năm màu sĩ phu

Như Lai trọn chẳng nói

Phi xứ dùng làm xứ

Tất cả xứ sai biệt

Thượng trung hạ chẳng đồng

Như Lai đã tuyên nói

Quyết định không sai khác

Tất cả phi xứ khác

Thượng trung hạ chẳng đồng

Như Lai đã tuyên nói

Quyết định là phi xứ

Hoặc xứ, hoặc phi xứ

Như Lai biết như thật

Tùy chúng sinh ưa muốn

Đầy đủ mà tuyên nói

Sa Môn, Bà La Môn

Chảnh biết xứ, phi xứ

Hư vọng giữ các cảnh

Trí của Phật biết hết vô bất tri:

Không có gì chẳng biết

Chúng sinh: Mọi loại chấp

Phi xứ cầu giải thoát

Được đủ nơi đời trọng

Vì nói xứ chân thật

Kia chấp phi pháp khí

Chẳng phải là pháp khí

Nên Phật bỏ chúng sinh

Khi cơ thuần giải thoát

Lại vị họ tuyên nói

Đây là Phật đệ nhất.

Tối thắng sự nghiệp môn

Môn sự nghiệp tối thắng

Thứ nhất của Đức Phật

Xa lìa các quá phi lỗi lầm

Chẳng đúng với sự thật

Thoát khổ của chúng sinh

pháp xứ, phi xứ này

Vô lượng không bờ mé.

Khó khuất phục, phá hết vô bất tồi: Không có gì chẳng phá vỡ, bẻ gẫy được đây tên sức Đại Tiên.

Lại nữa, thiện nam tử! Như Lai ở đời quá khứ, hiện tại, vị lai nơi tạo làm hạnh nghiệp, thệ nguyện praṇidhāna chẳng đồng, mọi loại xứ sở, mọi loại nhân duyên, mọi loại sự tướng, mọi loại dị thục Vipāka: Quả báo, vô lượng sai biệt đều biết như thật.

Vì sao mà biết?

Thiện nam tử! Trong đây hạnh nghiệp, thệ nguyện ở quá khứ, dùng căn lành Kuśala mūla: Thiện căn làm nhân hetu xa lìa bất thiện akuśala, đời vị lai được quả.

Nếu hạnh nghiệp, thệ nguyện ở quá khứ dùng căn chẳng lành Akuśalamūla: Bất thiện căn để làm nhân, xa lìa căn lành, đời sau được quả… mọi loại như vậy, Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật.

Lại nữa, hoặc có hạnh nguyện, đời vị lai giảm dần.

Hoặc có hạnh nguyện, đời vị lai tăng dần.

Hoặc có hạnh nguyện, đời hiện tại giảm dần, đời vị lai tăng dần.

Hoặc có hạnh nguyện, đời hiện tại tăng dần, đời vị lai giảm dần.

Hoặc có hạnh nguyện, đời hiện tại, vị lai đều giảm thiểu dần.

Hoặc có hạnh nguyện, đời hiện tại, vị lai tăng trưởng dần… mọi loại như vậy đều biết như thật.

Lại nữa, hoặc có hạnh nguyện, đời hiện tại là nhân nhỏ hẹp, đời sau lại rộng lớn.

Hoặc hiện tại rộng lớn, đời vị lai nhỏ bé.

Hoặc khởi đầu nhỏ nhiệm dần dần tăng hơn.

Hoặc đầu tiên rộng lớn, sau lại nhỏ nhiệm dần… mọi loại như vậy đều biết như thật.

Lại nữa, hoặc có hạnh nguyện sẽ được Thanh Văn.

Hoặc có hạnh nguyện sẽ được Duyên Giác.

Hoặc có hạnh nguyện sẽ thành nhân hetu của Phật… đều biết như thật.

Lại nữa, hoặc có hạnh nguyện: nhân hetu khổ, quả phala vui.

Hoặc có hạnh nguyện. Nhân vui, quả khổ.

Hoặc có hạnh nguyện: nhân quả đều khổ.

Hoặc có hạnh nguyện: nhân quả đều vui… đều biết như thật.

Này thiện nam tử! Như vậy quá khứ hiện tại vị lai: Mọi loại hạnh nghiệp.

Dị Thục Vipāka: Quả báo đã chiêu cảm, nhân quả tương thuận giống như bóng ảnh ảnh với âm thanh vang dội lại hưởng. Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Biết như vậy xong tùy theo chỗ tương ứng mà nói pháp. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Trí khéo thiện xảo trí của Như Lai

Biết nghiệp quả chúng sinh

Ba đời đều không sót

Mắt trí trí nhãn đều không dính vô trước

Nhân lành được quả vui

Dị thục quả báo ở người, Trời

Ác chiêu cảm nhân khổ

Như Lai đều thấy biết

Nghiệp lành, nghiệp chẳng lành

Mỗi mỗi quả sẽ thành

Thiện Thệ Sugata đều hay biết

Như Ma Ni Maṇi:

Viên ngọc báu trong tay

Có Nghiệp rất nhỏ nhiệm

Sẽ thành nhân rộng lớn

Trước lớn, sau nhỏ bé

Như Lai đều thấy biết

Có Nghiệp: Hạnh Thanh Văn

Có Nghiệp: nhân Hetu Duyên Giác

Có Nghiệp thành Như Lai

Thiện Thệ đều thấy biết

Hoặc nhân vui, quả khổ

Nhân khổ, quả rất vui

Nhân quả đều đồng khổ

Nhân quả đều an vui

Nghiệp cùng với pháp tính

Nhân quả chẳng trái ngược

Như Lai biết như thật

Tính tướng đều cùng tột

Tất cả chúng sinh giới

Nghiệp ba đời luân hồi

Mỗi mỗi không có khác

Như Lai đều thấu tỏ.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần