Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Tám - Phẩm Bát Nhã Căn Bản Sự Nghiệp Trang Nghiêm - Tập Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM TÁM
PHẨM BÁT NHÃ CĂN BẢN
SỰ NGHIỆP TRANG NGHIÊM
TẬP BA
Trụ ba Thừa Triṇi yāyāni: Gồm có Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa, xuất ly Naiṣkramya: Vượt thoát khổ của sinh tử luân hồi mà thành biện Phật Đạo.
Tức sự nghiệp bát nhã
Khiến khởi hạnh lợi người
Đây là bát nhã mẫu
Nếu hay lợi bình đẳng
Tức sự nghiệp bát nhã
Sợ các cõi chư hữu thiêu đốt
Đây là bát nhã mẫu
Chẳng bỏ nơi sinh tử
Tức sự nghiệp bát nhã
Tùy thuận âm thanh nhẫn
Đây là bát nhã mẫu
Tu hành nơi tính nhẫn
Tức sự nghiệp bát nhã
Nếu được nơi tận trí kṣaya jñāna
Đây là bát nhã mẫu
Nếu được vô sinh trí anutpattika jñāna
Tức sự nghiệp bát nhã
Nếu tu tùy thuận nhẫn đây là bát nhã mẫu
Nếu được vô sinh nhẫn
Tức sự nghiệp bát nhã
Nếu đến bất thoái địa avinivartanīya bhūmi
Đây là bát nhã mẫu
Nếu được quán đỉnh địa abhiṣeka bhūmi
Tức sự nghiệp bát nhã
Ngồi dưới cây Bồ Đề
Đây là bát nhã mẫu
Nếu được nhất thiết trí sarva jñā
Tức sự nghiệp bát nhã
Các nghiệp bát nhã này
Do phát tâm bồ đề.
Nếu được tâm giải thoát Citta vimukti: Do sức định mà ở cảnh định dược giải thoát.
Thành các nghiệp bát nhã
Nếu ở tâm bồ đề
Thường an trụ chẳng động
Liền thành bát nhã mẫu
Thường làm các sự nghiệp
Như vậy các nghiệp thiện
Các thắng nghĩa của Phật
Thần lực, vô ngại biện
Biện luận không có trở ngại.
Do tâm thắng bồ đề
Nếu khen tâm bồ đề
Hết thảy các công đức
Trải qua nhiều ức kiếp
Xưng tán chẳng thể hết
Đã sinh Phật ba đời
Tất cả các công đức
Nên nói tâm bồ đề.
Các Phật Mẫu Buddha mātṛ mười phương.
Nếu có muốn cúng dường.
Vô lượng tịch tĩnh tôn nên phát tâm Bồ Đề phước hơn cúng dường Phật.
Khi Đức Thế Tôn nói pháp môn sự nghiệp trang nghiêm của bát nhã Ba la mật đa mẫu này thời mười phương vô lượng vô số Cõi Phật chấn động theo sáu cách. Đạo Trường Chúng Diệu Bảo Trang Nghiêm này cũng lại chấn động.
Lúc đó, bát nhã Phong Bồ Tát bạch Phật rằng: Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà mười phương giới vô lượng vô số các cõi nước Phật này chấn động theo sáu cách?
Đạo trường Chúng Bảo Võng Trang Nghiêm này trụ tại hư không cũng chấn động theo sáu cách?
Đức Phật bảo bát nhã Phong Bồ Tát rằng: Thiện Nam Tử! Do pháp môn sự nghiệp bát nhã trang nghiêm của bát nhã Ba la mật đa mẫu này, Chư Phật quá khứ đã nói, Chư Phật vị lai sẽ nói, Chư Phật hiện tại nay nói. Nếu các Bồ Tát được bát nhã này thì tâm như hư không, không có trụ dính. Nay ta vì ông với đại chúng này nói pháp môn này. Do nhân duyên đấy, nay đại địa của các Thế Giới đều chấn động.
Bấy giờ, trung chúng có một vị Bồ Tát tên là Vô Úy Biện Tài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, tiến lên phía trước, bạch Phật rằng: Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà vị Bồ Tát này có tên gọi là bát nhã phong prajñā kūṭa?
Đức Phật nói: Này Thiện Nam Tử! Về thời xa xưa, có Đức Phật hiện ra, tên là Cát Tường Thủ Hộ Như Lai Śrī rakṣa tathāgata Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn… Thế Giới tên là Diệu Hữu, Kiếp tên là Vô Cấu A Ma La. Chúng sinh ở cõi ấy thọ nhận mọi loại vui thích, thọ mệnh nửa kiếp, không có người chết yểu.
Trong Thế Giới ấy, hết thảy Người Trời, sắc tướng, thức ăn uống, cung điện, lầu gác, thọ dụng vật dùng đều ngang bằng không có khác. Chỉ có con người ở trên mặt đất, Chư Thiên ở hư không… để phân loại riêng.
Trong Thế Giới ấy, chỉ có Đức Phật là Pháp Vương Dharma rāja lại không có vị Vua khác, chẳng phụng sự Chư Thiên khác, cũng chẳng lễ bái phụng sự các vị thần kỳ khác, cũng chẳng làm nghiệp khác, chẳng khởi niệm khác. Chỉ siêng năng cúng Phật, lắng nghe diệu pháp.
Chẳng ở trong bào thai thai tạng mà đều hóa sinh. Không có tên gọi người nữ, cũng không có tên gọi tội, cũng không có tên gọi phạm giới.
Chúng sinh trong cõi ấy chỉ thường siêng năng tu pháp môn sự nghiệp bát nhã trang nghiêm của bát nhã mẫu này. Đức Cát Tường Thủ Hộ Như Lai ấy có bốn vạn hai ngàn các chúng Bồ Tát, tám vạn bốn ngàn Thanh Văn đệ tử.
Thiện Nam Tử! Các Bồ Tát ấy đều có biện tài, trí tuệ rộng lớn vô lượng vô biên.
Lúc đó, Đức Phật ấy tập hợp một trăm câu chi câu hỏi căn vặn nạn vấn, rồi báo cho khắp tất cả chúng Bồ Tát rằng: Trong đại chúng các ông, ai hay dũng mãnh phát khởi tâm Đại Trượng Phu Xuất Thế, đối với một trăm câu chi câu hỏi căn vặn mà ta đã tập hợp, có thể ở bao nhiêu thời, trong mỗi một câu hỏi đều dùng trăm ngàn câu chi pháp môn để giải thích?
Trời trong Hội này, có vị Bồ Tát tiến lên phía trước, bạch Phật rằng: Con ở một ngày sẽ giải thích được.
Hoặc có vị Bồ Tát nói: Bảy ngày đêm sẽ giải thích được.
Hoặc nói nửa tháng, hoặc nói một tháng, hoặc nói sáu tháng, hoặc nói một năm sẽ giải thích được.
Bấy giờ, trong Hội có một vị Bồ Tát tên là Niệm Ý Smṛty manas tiến lên phía trước bạch với Đức Phật Cát Tường Thủ Hộ rằng: Thế Tôn! Con sẽ chẳng rời khỏi tòa ngồi, chẳng dời đổi uy nghi, đối trước Đấng Như Lai với đại chúng, đều hay giải thích các câu hỏi như vậy.
Nói lời này xong, liền ở lúc đấy, tác tiếng rống Sư Tử, hiện sức tự tại, khiến cho ba ngàn đại thiên Thế Giới chấn động theo sáu cách, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp Thế Giới, khiến cho nơi ấy cảnh giác.
Thời đại chúng của Hội với Tứ Thiên Vương Thiên Cāturmahārājakāyikadeva, Tam Thập Tam Thiên Trayastriṃśa, Tô Dạ Ma Thiên Suyama, Đâu Suất Đà Thiên Tuṣita, Lạc Biến Hóa Thiên Nirmāṇa rati, Tha Hóa Tự Tại Thiên Paranirmita vaśa vartin cho đến Tịnh Cư Śuddhāvāsa.
Chư Thiên như vậy được ánh sáng cảnh giác thảy đều tập hội. Với các Rồng Nāga, Thần Devatā, Dạ Xoa Yakṣa, Càn Thát Bà Gandharva, A Tu La Asura, Ca Lâu La Garuḍa, Khẩn Na La Kiṃnara, Ma Hầu La Già Mahoraga, Người Manuṣya, Phi nhân Amanuṣya, Tại Gia Gṛha stha, Xuất Gia Pravrajyā, vô lượng phẩm loại được ánh sáng cảnh giác thảy đều đến ngồi trong hội. Như vậy trải qua một khoảng sát na chưa đến chốc lát, khiến cho Đạo Trường này rộng dài bẳng phẳng ngay ngắn mười ngàn do tuần.
Khi ấy, niệm ý Bồ Tát thấy đại chúng này đều đã vân tập, liền dùng sức của phước đức với sức của trí tuệ, sức của niệm, sức của pháp, sức của Đà La Ni, sức của diệu biện tài, sức của đại vô úy, sức uy đức của Phật.
Dùng sức này cho nên một trăm câu chi câu hỏi được tập hợp ấy, nghe xong thọ trì, đối trước Đức Chư Lai với đại chúng, trong câu hỏi lúc trước mỗi mỗi đều dùng trăm ngàn câu chi pháp môn giải thích tròn đủ không có khuyết thiếu, không thể tồi hoại, tùy theo nhóm loại ấy ứng với căn khí ấy mà diễn nói liên tục chẳng đứt đoạn, phân tích vi diệu nghĩa lý của câu chữ.
Khi nói pháp này thời âm thanh ấy tràn đầy khắp ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, từ Tứ Thiên Vương Thiên cho đến Tịnh Cư, tất cả Chư Thiên đều nghe âm thanh ấy, đều hiểu nghĩa ấy.
Các Thiên Chúng này phát ra lời nói như vậy: Ký đặc hiếm có! Bồ Tát Niệm Ý mới có thể như vậy!
Này Thiện Nam Tử! Lúc Niệm Ý Bồ Tát nói pháp này thời trong Hội có sáu mươi ngàn câu chi na do tha chúng sinh phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, bốn mươi ngàn câu chi na do tha Bồ Tát được vô sinh pháp nhẫn anutpattika dharma kṣānti.
Bấy giờ, Đức Cát Tường Thủ Hộ Như Lai khen ngợi Bồ Tát Niệm Ý rằng: Lành thay! Lành thay Chân Đại Trượng Phu!
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Śākya muṇi bảo Vô Úy Biện Tài Bồ Tát rằng: Thiện Nam Tử! Ý của ông thế nào?
Niệm Ý Bồ Tát lúc đó, há là người nào khác, nay chánh là Bát Nhã Phong Bồ Tát vậy.
Thiện Nam Tử! Do Bồ Tát này có vô lượng biện tài trí tuệ cao thắng như vậy, nên có tên là bát nhã Phong Prajñā kūṭa: Đỉnh núi trí tuệ. Nhân vào biện tài trí tuệ của Bồ Tát này khiến cho pháp môn bát nhã sự nghiệp trang nghiêm của bát nhã Ba la mật mẫu hiện ra tại thế gian.
Đức Phật lời này xong. Khi ấy, mười phương vô lượng vô số chẳng thể tính đếm, chẳng thể xưng nói, chẳng thể đo lường mọi loại Cõi Phật, các Bồ Tát Ma Ha Tát có uy đức lớn, với vô lượng Chư Thiên có uy đức lớn, Rồng, Thần, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi nhân, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di… tất cả đại chúng nghe Đức Phật nói pháp môn bát nhã sự nghiệp trang nghiêm của bát nhã Ba La Mật mẫu này, đều vui mừng hớn hở.
Đem mọi loại hoa, hương, hương xoa bôi, hương bột với các chuỗi Anh Lạc, vòng hoa, dây đai, quần áo, phướng, phan, dù lọng với mọi loại âm nhạc là đàn Không Hầu, đàn Tỳ Bà, trống, sáo, ca thổi âm nhạc mỹ diệu… dùng cúng dường Đức Phật với đại chúng. Vô lượng chúng sinh phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, ba mươi sáu câu chi na do tha Bồ Tát đều được vô sinh pháp nhẫn.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Mại Sắc
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn - Phẩm Ba - Phẩm điềm Lành
Phật Thuyết đại Cát Tường Thiên Nữ Mười Hai Khế Một Trăm Lẻ Tám Danh Vô Cấu đại Thừa Kinh - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Nguyệt đăng Tam Muội - Phần Mười Năm
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Phú Lưu Na - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ngũ Học Lực
Phật Thuyết Kinh Ba Pháp Quán Bảy Xứ - Kinh Số Bảy
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Tám - Phẩm Cấm ăn Thịt