Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Bảy - Phẩm Bảy Bài Kệ - Chuyện Hầu Vương Tiền Thân Kapi

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG BẢY  

PHẨM BẢY BÀI KỆ  

CHUYỆN HẦU VƯƠNG

TIỀN THÂN KAPI  

Người trí không nên ở chốn nào. Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về việc Devadatta Đề Bà Đạt Đa bị quả đất nuốt sống. Thấy Tăng Chúng đang bàn luận việc này tại Chánh Pháp Đường.

Ngài bảo: Ðây không phải lần đầu Devadatta và hội chúng của kẻ ấy bị tiêu diệt, mà xưa kia cũng vậy. Rồi Ngài kể một chuyện đời xưa. Ngày xưa khi Vua Brahmadatta trị vì Ba La Nại, Bồ Tát nhập thai vào loài khỉ sống trong ngự viên cùng cả đàn tùy tùng năm trăm con khỉ. Devadatta cũng được sinh làm khỉ, cùng sống tại đó với một bầy năm trăm khỉ khác.

Một hôm vị Tế Sư của Nhà Vua đi ra vườn tắm rửa, trang hoàng thân thể xong, một con khỉ tinh nghịch leo lên ngồi trên cổng vòng cung của ngự viên, thả cục phân rơi trên đầu vị ấy lúc ông đi qua cổng. Khi Tế Sư nhìn lên, nó lại thả thêm một cục phân vào miệng ông.

Vị Tế Sư quay lại, hăm dọa bầy khỉ: Ðược lắm, ta sẽ biết cách trừng trị bây. Rồi ông lại tắm rửa và ra về. Bầy khỉ trình lại với Bồ Tát rằng vị Tế Sư giận và hăm dọa chúng như vậy.

Ngài thông báo cho cả bầy ngàn con khỉ: Ở gần nơi cư trú của kẻ sân hận là không an toàn, vậy cả đàn khỉ nên chạy trốn đi nơi khác.

Một con khỉ không vâng lệnh, giữ bầy khỉ của nó lại, không chạy trốn và bảo: Ta sẽ xét lại việc ấy sau. Bồ Tát đem bầy khỉ đi vào rừng. Một hôm, có một nữ tỳ giã gạo và phơi nắng một ít gạo, một con dê đến ăn gạo đã bị một cây đuốc đập vào mình, nó chạy trốn, mình cháy đỏ rực, vội chà mình vào vách lều cỏ gần chuồng voi.

Ngọn lửa bắt vào lều cỏ lan qua chuồng voi, làm các lưng voi bị phỏng, các thú y được mời đến chăm sóc bầy voi. Vị Tế Sư Hoàng Gia vẫn luôn tìm cơ hội bắt bầy khỉ.

Lúc vị Tế Sư đang ngồi chầu Nhà Vua, Nhà Vua bảo: Này Tế Sư, nhiều con voi của ta bị thương và các thú y chuyên về voi lại không biết cách chữa trị, vậy khanh có biết chữa không?

Tâu Ðại Vương, thần biết.

Cách gì thế?

Tâu Ðại Vương, mỡ khỉ.

Làm sao có được thứ ấy?

Có rất nhiều khỉ trong ngự viên.

Vua phán: Giết bầy khỉ để lấy mỡ. Các xạ thủ đem cung tên đi giết cả năm trăm con khỉ. Một con khỉ già trốn thoát được dù nó bị thương do mũi tên, và chưa ngã ngay tại chỗ, nó chỉ ngã xuống khi đến nơi ở của Bồ Tát.

Bầy khỉ bảo nhau: Nó đã chết khi vừa đến chỗ ở của ta. Và chúng kể lại với Bồ Tát rằng con khỉ kia chết do vết thương ấy.

Ngài bước ra ngồi giữa bầy khỉ, ngâm các vần kệ này để khuyến giáo chúng với lời khuyên của bậc Trí, đó là:

Người nào ở gần kẻ thù đều phải chết như vậy.

Người trí không nên ở chốn nào

Cừu nhân cư trú, dẫu dài lâu,

Hay chỉ một, hai đêm cũng vậy,

Ðến gần sẽ gặp nỗi sầu đau.

Kẻ ngu là địch thủ cho ai

Vẫn trót tin lời nó nói sai:

Con khỉ ngu si đem đại họa

Cho bầy của nó thế mà thôi.

Một kẻ ngu si đứng trưởng đoàn,

Vì kiêu căng muốn tỏ khôn ngoan,

Sẽ không khác khỉ này gây họa,

Mãi mãi đưa đường đến bại vong.

Kẻ mạnh ngu si chẳng tốt lành,

Lãnh phần bảo vệ cả đàn mình,

Nó là tai họa cho đồng loại,

Chẳng khác chim mồi đáng hãi kinh.

Trưởng đoàn hùng dũng trí khôn ngoan

Làm tốt để canh giữ cả đoàn,

Chẳng khác Indra bên hội chúng,

Là phần thưởng của các thân bằng.

Người nào đủ giới hạnh hoàn toàn,

Trí tuệ tinh thông, học tập luôn,

Hành động người này đem phước lạc

Cho mình cùng với các tha nhân.

Vậy thì giới hạnh lẫn đa văn,

Tri kiến học hành, luyện bản thân,

Như thể vị Hiền Nhân độc trú,

Hoặc lo bảo vệ đám thân bằng.

Như vậy Bồ Tát trở thành Hầu Vương, và giảng giải đường lối học tập giới luật.

Khi pháp thoại chấm dứt, Bậc Ðạo Sư nhận diện tiền thân: Thời ấy con khỉ không tuân lệnh là Devadatta, bầy khỉ của nó là hội chúng của Devadatta, và Hầu Vương có trí là ta.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần