Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Sáu - Thiên Cung Sự - Phẩm Sáu - Phẩm Pàyasi - Phần Một - Lâu ðài Gia Chủ Agàriya Vimàna
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP SÁU
THIÊN CUNG SỰ
PHẨM SÁU
PHẨM PÀYASI
PHẦN MỘT
LÂU ÐÀI GIA CHỦ AGÀRIYA VIMÀNA
Bấy giờ, Đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, trong Trúc Lâm. Thời ấy có một gia đình giàu sang đạo đức, một nguồn tài lợi dồi dào cho Tăng Chúng và Ni chúng. Hai vị cha mẹ suốt thời thực hành công đức nhân danh Tam Bảo, lúc từ trần được tái sanh lên Cõi Trời Ba Mươi Ba.
Một lâu đài bằng vàng dài mười dặm được dành riêng cho hai vị.
Tôn giả Mahà Moggallàna hỏi như vậy:
Sáng rực như vườn Lạc Citta,
Khu vườn đệ nhất cõi Băm Ba
Lâu đài đây của chàng bừng sáng
Ở giữa không gian thực chói lòa
Ðạt thành thần lực đại hùng cường,
Chàng tạo đức gì giữa thế nhân,
Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?
Chàng Thiên Tử ấy hỷ tâm tràn,
Ðược Mục Liên Tôn Giả hỏi han,
Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và đây là kết quả cho chàng:
Con cùng hiền phụ giữa phàm trần,
Sống tại gia, làm lợi Chúng Tăng,
Thực phẩm dồi dào đem cống hiến
Với tâm thành tín tự tay dâng.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và con vinh hiển ở nơi đây,
Bất kỳ lạc thú nào trong dạ,
Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
Xin trình Tôn Giả đại oai thần
Công đức con làm giữa thế nhân
Nhờ đó oai nghi con rực rỡ,
Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Hỏi Về Phát Sinh Thừa
Phật Thuyết Kinh Bảo Nữ Sở Vấn - Phẩm Bảy - Phẩm Bốn điều Không Sợ
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Năm - Phẩm Hoa Tạng Thế Giới - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi Chín - Pháp Hội Hư Không Mục - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Mười Một - Kinh Giết Con Tỏ đức