Phật Thuyết Kinh Tọa Thiền Tam Muội - Phần Tám

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT

KINH TỌA THIỀN TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

PHẦN TÁM  

Hỏi: Tại sao không cùng một lúc nhớ nghĩ hết tất cả chúng sinh ở khắp mười phương?

Đáp: Trước hết chỉ nhớ nghĩ đến một phương thì dễ được nhất tâm, sau đó lần lượt tới khắp cả mười phương.

Hỏi: Người có kẻ thù hằn luôn muốn hại nhau làm sao thực hành từ muốn làm cho người kia được an lạc?

Đáp: Từ là pháp của tâm, phát sinh ra từ tâm. Trước từ những người thân, người thân chuyển tăng dần cho đến kẻ oán thù. Như lửa đốt củi cháy mạnh có thể đốt cả những vật ẩm ướt.

Hỏi: Nếu khi chúng sinh gặp đủ thứ khổ sở hoặc ở trong loài người, hoặc ở địa ngục, tuy Bồ Tát thương xót nhưng những người kia làm thế nào được an lạc?

Đáp: Trước tiên, từ sự an lạc, người kia nắm bắt tướng an lạc của Bồ Tát khiến cho người khổ đó được an lạc như Bồ Tát. Như quân bại trận, tướng sẽ lo sợ mất mạng, nhưng xem xét quân địch kia thì đều cho là dũng sĩ.

Hỏi: Thực hành tam muội từ có lợi ích gì?

Đáp: Hành giả tự suy nghĩ: Xuất gia lìa tục nên thực hành tâm từ.

Lại suy nghĩ: Thọ dụng của tín thí nên làm lợi ích như lời Đức Phật đã dạy. Luôn luôn thực hành từ là theo lời dạy của Phật, tức là vào đạo không chỉ là nhận không của tín thí. Lại nữa, thân mặc y phục nhưng tâm không được đắm nhiễm, năng lực của từ có thể khiến không bị đắm nhiễm.

Lại nữa, tâm con thực hành từ ở trong đời pháp bị phá hủy, con là người có pháp trong những người không có pháp, con là người có pháp, biết pháp chẳng phiền não nhờ diệu lực nơi định của từ. Bồ Tát thực hành đạo hướng đến cửa giải thoát. Vô số thứ nóng bức khổ não thì từ đem lại mát mẻ, an lạc.

Như lời Phật dạy: Người bị nóng nực nên vào ao nước mát mẻ thì được an lạc. Lại nữa, mặc áo giáp đại từ ngăn chận được mũi tên phiền não. Từ là thuốc pháp tiêu trừ độc oán kết. từ có thể trừ diệt phiền não thiêu đốt tâm.

Từ là bậc thang pháp bước lên đài giải thoát. Từ là thuyền pháp vượt qua biển sinh tử. Cầu đạt tài pháp thiện thì từ là của báu bậc nhất. Từ là lương thực của đạo để đi đến Niết Bàn. từ là bước chân vững chãi đi vào Niết Bàn. từ là vị tướng giỏi vượt qua ba đường ác. Người có thể thực hành từ thì tiêu trừ các việc ác, được Chư Thiên, thiện thần luôn theo ủng hộ.

Hỏi: Nếu người đang thực hành tam muội từ, cớ sao không mất bớt mà lại tăng trưởng lợi ích?

Đáp: Học giới thanh tịnh, niềm tin trọn vẹn dựa vào an lạc, học tập các thiền định, nhất tâm, trí tuệ, thích ở nơi thanh vắng, thường không buông lung, ít muốn biết đủ, hành theo lời từ, kiềm chế thân, ít ăn uống, giảm bớt ngủ nghỉ.

Đầu đêm, cuối đêm tư duy không dứt, lời nói dè dặt, giữ gìn yên lặng. Đi, đứng, nằm, ngồi đúng lúc, không làm mất đi, vượt qua mọi khổ cực mệt nhọc, tạo điều hòa lạnh nóng không khiến cho não loan. Đây gọi là lợi ích của từ. Lại nữa, đem niềm an lạc của Niết Bàn, an lạc của Phật đạo cho tất cả mọi người gọi là đại từ.

Hành giả tư duy: Hiện tại, vị lai những bậc đại nhân thực hành tất cả lợi ích của từ. Con cũng mong muốn là vị thần tốt của con. Con sẽ thực hành từ để báo đáp ân thí chủ một cách đầy đủ.

Lại suy nghĩ: tâm từ, đức lớn thương nhớ đến tất cả chúng sinh, dùng đấy làm niềm vui. Đó là báo ân. Lại nữa, diệu lực của từ có thể khiến cho tất cả tâm chúng sinh được vui mừng, thân xa lìa nóng bức được niềm vui trong lành, hành trì phước từ, nhớ nghĩ đến an lạc cho tất cả chúng sinh để báo đáp ân ấy. Lại nữa, từ có lợi ích đoạn trừ pháp sân hận, mở bày pháp môn khen ngợi.

Thí chủ làm ruộng tốt là nhân sinh lên cõi Phạm Thiên, trụ vào cõi ly dục, trừ bỏ các oán đối và gốc của mọi chống trái, được Chư Phật khen ngợi, bậc trí kính yêu, có the giữ giới thanh tịnh, phát sinh ánh sáng trí tuệ, có thể nghe về lợi ích của pháp, công đức giải thoát, khẳng định là nhân tốt, nguyện lực xuất gia mạnh mẽ, tiêu trừ các ác.

Từ có thể hàng phục sự nhục mạ, bất thiện, chứa nhóm niềm vui, phát sinh pháp tinh tấn, là nguồn gốc của giàu sang, phân biệt ngôi nhà trí tuệ, kho tàng thành tín, cửa các pháp thiện, chí thành khen ngợi pháp, cung kính đạo chân chánh căn bản của Phật. Nếu người làm ác, trở lại tự mình nhận chịu các tai ương đó.

Năm loại lời ác là lời nói không đúng thời, lời không chân thật, lời chẳng lợi ích, lời chẳng từ, lời chẳng dịu dàng. Năm lời ác này không thể làm điên đảo, tất cả các độc hại cũng không thể làm thương tổn. Ví như ngọn lửa nhỏ không thể đốt nóng biển cả.

Như trong Kinh Tỳ La, Vua nước Vu Điền tên A Bà Đà Na nói: Có hai người chồng, một tên Vô Tỷ, hai tên Xá Mê Bà Đế. Vô Tỷ chê bai Xá Mê Bà Đế vì Xá Mê Bà Đế có năm trăm người hầu. Vua dùng năm trăm mũi tên muốn lần lượt bắn chết họ.

Xá Mê Bà Đế bảo các người hầu đứng sau ông ta. Khi ấy, Xá Mê Bà Đế nhập vào tam muội từ. Vua giương cung bắn ông nhưng mũi tên rơi xuống dưới chân, mũi tên thứ hai trở lại dưới chân Vua. Nhà Vua vô cùng kinh ngạc, lại muốn bắn mũi tên tiếp.

Xá Mê Bà Đế nói với Vua: Xin hãy dừng lại, nghĩa vợ chồng là nói với nhau thôi. Nếu ông phóng mũi tên này thì nó sẽ đi thẳng vào tim ông.

Khi ấy, Nhà Vua hoảng sợ, buông cung, ngừng bắn và hỏi: Ông có phép thuật gì?

Đáp:Tôi không có phép thuật gì khác. Tôi là đệ tử Đức Phật, nhập vào tam muội từ.

Đây là tam muội từ lược nói có ba loại duyên: Sinh duyên, pháp duyên và vô duyên. Những người chưa đắc đạo gọi là sinh duyên. A La Hán, Bích Chi Phật gọi là pháp duyên. Chư Phật Thế Tôn gọi là vô duyên. Cho nên lược nói Pháp Môn tam muội từ.

Người hành đạo Bồ Tát ở trong ba độc nếu nhiều ngu si thì nên quán mười hai phần để diệt trừ hai loại ngu si. Bên trong diệt trừ ngu si của thân, bên ngoài diệt trừ ngu si của chúng sinh.

Tư duy rằng: Con và chúng sinh đều ở trong nguy nạn, thường bị sinh, già, bệnh, chết diệt xuất hiện.

Chúng sinh thật đáng thương, không biết đạo xuất thế từ đâu để giải thoát?

Hết lòng suy nghĩ: Sinh, già, bệnh, chết từ nhân duyên sinh.

Lại nên suy nghĩ: Sinh duyên nơi gì?

Hết lòng suy nghĩ: Sinh duyên nơi hữu, hữu duyên nơi thủ, thủ duyên nơi ái, ái duyên nơi thọ, thọ duyên nơi xúc, xúc duyên nơi lục nhập, lục nhập duyên nơi danh sắc, danh sắc duyên nơi thức, thức duyên nơi hành, hành duyên nơi vô minh.

Như vậy, lại suy nghĩ: Phải nhờ nhân duyên gì để diệt sinh, già, chết?

Hết lòng suy nghĩ: Sinh diệt nên lão tử diệt, hữu diệt nên sinh diệt, thủ diệt nên hữu diệt, ái diệt nên thủ diệt, thọ diệt nên ái diệt, xúc diệt nên thọ diệt, lục nhập diệt nên xúc diệt, danh sắc diệt nên lục nhập diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, hành diệt nên thức diệt, vô minh diệt nên hành diệt.

Mười hai phần trong đấy như thế nào?

Vô minh phần là không biết trước, không biết sau, không biết cả trước lẫn sau, không biết trong, không biết ngoài, không biết cả trong lẫn ngoài, không biết Phật, không biết Pháp, không biết Tăng. Không biết khổ, tập, diệt, đạo.

Không biết nghiệp, không biết quả, không biết cả nghiệp lẫn quả, không biết nhân, không biết duyên, không biết cả nhân lẫn duyên, không biết tội, không biết phước, không biet cả phước lẫn tội, không biết thiện, không biết bất thiện.

Không biết cả thiện lẫn bất thiện, không biết pháp tội, không biết pháp chẳng tội, không biết pháp nên gần gũi, không biết pháp nên xa lìa, không biết pháp hữu lậu, không nhận biết pháp vô lậu, không nhận biết pháp thế gian.

Không nhận biết pháp xuất thế gian, không nhận biết pháp quá khứ, không nhận biết pháp vị lai, không nhận biết pháp hiện tại, không nhận biết pháp đen, không nhận biết pháp trắng, không nhận biết pháp phân biệt nhân duyên, không nhận biết pháp sáu xúc, không nhận biết pháp thật chứng, những thứ không nhận biết, không trí tuệ, không nhận thấy tăm tối, không rõ rang, đó gọi là vô minh. Vô minh duyên nơi hành.

Sao gọi là hành?

Hành có ba loại: Thân hành, khẩu hành và ý hành.

Thân hành là thế nào?

Hơi thở ra, hơi hít vào là pháp thân hành.

Vì sao?

Vì pháp này thuộc về thân nên gọi là thân hành.

Khẩu hành là thế nào?

Có nhận biết, có quan sát, khởi lên sự giác quán rồi sau đó miệng mới nói. Nếu không có giác quán thì không có lời nói. Đây gọi là khẩu hành.

Ý hành là thế nào?

Thọ, tưởng là pháp của ý, lệ thuộc vào ý. Đây gọi là ý hành.

Lại nữa, Cõi Dục thuộc về hành, Cõi Sắc thuộc về hành, Cõi Vô Sắc cũng thuộc về hành. Lại nữa, thiện là hành, bất thiện là hành và không lay động cũng là hành.

Thế nào thiện là hành?

Tất cả thiện của Cõi Dục là hành, cũng là ba địa của Cõi Sắc.

Thế nào bất thiện là hành?

Là các pháp bất thiện.

Thế nào không lay động là hành?

Thiền thứ tư có thiện hữu lậu là hành và định Vô Sắc thiện hữu lậu là hành. Đó gọi là hành. Hành duyên nơi thức.

Thế nào gọi là thức?

Sáu loại thức giới là nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là sáu thức. Thức duyên nơi danh sắc.

Thế nào gọi là danh?

Bốn phần Vô Sắc là thọ, tưởng, hành, thức, đó gọi là danh.

Thế nào gọi là sắc?

Tất cả các sắc, bốn đại và sắc được tạo ra, đó gọi là sắc.

Thế nào là bốn đại?

Đó là đất, nước, lửa, gió.

Đất là gì?

Tướng cứng, nặng là đất. Tướng mềm, ướt là nước. Tướng nóng là lửa. Tướng lay động là gió. Các sắc còn lại đều có thể nhận thấy. Có chướng ngại, không chướng ngại, đó gọi là sắc được tạo ra. Danh và sắc hòa hợp gọi là danh sắc. Danh sắc duyên nơi lục nhập.

Thế nào là lục nhập?

Sáu nhập bên trong là nhãn nhập cho đến ý nhập, đó gọi là lục nhập. Lục nhập duyên nơi xúc.

Thế nào là xúc?

Sáu loại xúc giới là nhãn xúc cho đến ý xúc.

Thế nào là nhãn xúc?

Mắt duyên sắc sinh ra nhãn thức. Ba pháp hòa hợp gọi là nhãn xúc, cho đến ý xúc cũng như vậy. Xúc duyên nơi thọ.

Thế nào là thọ?

Ba loại thọ là lạc thọ, khổ thọ và bất lạc bất khổ thọ.

Thế nào là lạc thọ?

Là ái đưa đến.

Thế nào là khổ thọ?

Là sân đưa đến.

Thế nào là bất lạc bất khổ thọ?

Là si đưa đến. Lại nữa, lạc thọ là sinh ra lạc, lạc có mặt thì có diệt được khổ. Khổ thọ là sinh ra khổ, khổ có mặt thì diệt mất lạc. Bất lạc bất khổ thọ là không nhận biết khổ, không nhận biết lạc. Thọ duyên nơi ái.

Thế nào là ái?

Mắt tiếp xúc với sắc sinh ra ái, cho đến ý tiếp xúc với pháp sinh ra ái. Ái duyên nơi thủ.

Thế nào là thủ?

Đó là dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã ngữ thủ. Thủ duyên nơi hữu.

Thế nào là hữu?

Có ba loại hữu là Dục Hữu, Sắc Hữu và Vô Sắc Hữu, dưới từ A Tỳ Đại Nê Lê, trên đến Trời Tha Hóa Tự Tại, đó là dục hữu và năng lực tạo nghiệp của chúng.

Thế nào là Sắc hữu?

Dưới từ cõi Phạm Thế, trên đến cõi A Ca Nị Trá, đó là sắc hữu.

Thế nào là Vô Sắc hữu?

Từ hư không cho đến cõi Phi hữu tưởng, phi Vô Tưởng, đó là Vô Sắc hữu. Hữu duyên nơi sinh.

Thế nào là sinh?

Muôn loài chúng sinh sinh ra khắp nơi có thọ, ấm, được giữ gìn, được nhập vào và được thọ mạng, đó gọi là sinh. Sinh duyên nơi già, chết.

Thế nào là già?

Răng rụng, tóc bạc, da nhăn, các căn suy kém, hơi thở yếu dần, lưng còng chống gậy bước đi, thân năm ấm suy yếu, đó gọi là già.

Thế nào là chết?

Tất cả chúng sinh khắp nơi rơi rụng, tiêu diệt, chết mất, thọ mạng hết, đó gọi là chết. Trước già sau chết gọi là già chết.

Mười hai nhân duyên trong đây, tất cả thế gian chẳng phải ngoài không nhân duyên, chẳng phải ngoài trời, chẳng phải ngoài người, chẳng phải ngoài đủ loại nhân duyên sai lệch sinh ra. Bồ Tát quán xét mười hai nhân duyên, chú tâm không loạn động, không khởi niệm khác. Nếu niệm theo các duyên khác thì thâu giữ trở lại.

Quán mười hai phần sinh trong ba đời: Đời trước, đời này và đời sau. Nếu Bồ Tát được trụ tâm thì nên quán mười hai phần là không, không có chủ thể, ngu si nên không nhận biết ngã tạo hành, hành không nhận biết ngã từ si mà có, chỉ vì duyên vô minh nên hành sinh. Như giống cỏ cây từ hạt, mầm mọc lên. Hạt cũng không biết mình nảy ra mầm, mầm cũng không biết mình từ hạt mọc ra. Cho đến già, chết cũng như vậy.

Trong mười hai phần này, mỗi mỗi quán biết chúng không có chủ, không có ngã. Như cỏ cây bên ngoài không có chủ thể, chỉ từ điên đảo thấy có ngã và ngã sở.

Hỏi: Nếu không có ngã và ngã sở, không có chủ thể, không có đối tượng tạo tác thì tại sao nói quá khứ, vị lai, chết đây sinh kia?

Đáp: Tuy không có ngã, ngã sở nhưng trong sáu tình làm nhân, sáu trần làm duyên sinh ra sáu thức, ba việc này hòa hợp nên tiếp xúc với pháp sinh ra nhớ nghĩ, nhận biết về các nghiệp. Do đó, nói quá khứ, vị lai từ đây có sinh tử. Ví như Mặt Trời thích ngọc báu. Nhờ mặt trời mà phân bò khô hòa hợp các phương tiện phát ra lửa.

Năm ấm cũng vậy, nhân năm ấm này sinh ra năm ấm đời sau nhưng chẳng phải năm ấm này hướng đến đời sau, cũng không lìa này mà được năm ấm đời sau. Năm ấm chỉ từ nhân duyên sinh ra. Ví như mầm sinh ra từ hạt lúa.

Hạt lúa này chẳng phải là mầm cũng chẳng phải ngoài mầm khác sinh ra, chẳng khác nhưng chẳng phải một, được thân đời sau cũng như vậy. Ví như cây chưa có cành, đốt, nhánh, lá, hoa, quả, đúng thời tiết, nhân duyên thì hoa lá đều đầy đủ. Hành báo của thiện ác cung như vậy.

Hạt giống bị hoại nên chẳng phải thường, chẳng phải một. Mầm, cành, lá… được sinh ra nên không đoạn, không khác. Sinh tử liên tục cũng như vậy.

Hành giả cho rằng pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã, tự sinh, tự diệt, nhận biết do ái mà các pháp có mặt, nhận biết do diệt mà biến mất, nhận biết tận là đạo, dùng bốn loại trí, nhận biết mười hai phần là đạo chánh kiến. Chúng sinh bị trói buộc, chấp vào chỗ hư dối.

Bấy giờ, Bồ Tát phát tâm đại bi: Ta sẽ làm Phật, dùng đạo chánh chân để giáo hóa những chúng sinh kia khiến cho thấy được chánh đạo.

Hỏi: Như trong Ma Ha Diễn Bát Nhã Ba La Mật Đa nêu: Các pháp không sinh, không diệt, là không, không thật có, nhất tướng, vô tướng. Đó gọi là chánh kiến.

Tại sao nói những pháp quán về vô thường… gọi là chánh kiến?

Đáp: Nếu trong Ma Ha Diễn nêu các pháp là không, vô tướng thì cớ sao nói vô thường, kho, không, không thật…?

Nếu nói không sinh, không diệt, không là tướng thật thì không nên nói vô tướng. Ông nói trước sau không tương ưng. Lại nữa, Đức Phật dạy bốn thứ điên đảo, thường điên đảo, ở trong vô thường cho la thường là điên đảo cũng có lý. Tất cả các pháp hữu vi là vô thường.

Vì sao?

Vì do duyên sinh.

Nhân vô thường, duyên vô thường, đã được quả sinh ra sao là thường?

Trước không nay có, có rồi lại không, tất cả chúng sinh đều thấy là vô thường. Bên trong có già, bệnh, chết, bên ngoài thấy vạn vật rơi rụng tan rã. Vì thế nên gọi là vô thường, không thật.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần