Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh ðoạn Tận ái - Phần Mười Hai - Vòng Luân Hồi Từ Sanh đến Trưởng Thành

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

ÐẠI KINH ÐOẠN TẬN ÁI

PHẦN MƯỜI HAI

VÒNG LUÂN HỒI

TỪ SANH ĐẾN TRƯỞNG THÀNH  

Này các Tỳ Kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình: Ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm gandhabba không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.

Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm gandhabba không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.

Và này các Tỳ Kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền. Có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình.

Rồi này các Tỳ Kheo, người mẹ trong chín hay mười tháng mang bào thai ấy, với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Rồi này các Tỳ Kheo, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy.

Khi đã sinh, người mẹ nuôi hài nhi ấy với máu của mình. Này các Tỳ Kheo, trong luật của Bậc Thánh, sữa của bà mẹ được xem là máu.

Này các Tỳ Kheo, đứa trẻ ấy, sau khi lớn lên, sau khi các căn đã thuần thục, chơi với những trò chơi dành cho các đứa trẻ, như với cái cày nhỏ, chơi khăn, chơi nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ đong bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ.

Này các Tỳ Kheo, đứa trẻ sau khi lớn lên, sau khi các căn do mắt nhận thức, được thuần thục, thọ hưởng đầy đủ năm món dục lạc. Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.

Các tiếng do tai nhận thức. Các hương do mũi nhận thức. Các vị do lưỡi nhận thức. Các xúc do thân cảm xúc. Các xúc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần