Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Ví Dụ Con Rắn - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH VÍ DỤ CON RẮN  

PHẦN MỘT  

Như vậy tôi nghe!

Một thời Thế Tôn ở Savatthi Xá Vệ, tại Jetavana Kỳ Đà Lâm, vườn ông Anathapindika Cấp Cô Ðộc.

Lúc bấy giờ, Tỳ Kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì.

Một số đông Tỳ Kheo nghe như sau: Tỳ Kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì.

Rồi những Tỳ Kheo ấy đi đến chỗ Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau: Này Hiền Giả Arittha, có đúng sự thật rằng, Hiền Giả khởi lên ác tà kiến như sau: Theo như tôi hiểu.

Thật sự không có chướng ngại gì?

Thật sự là vậy, Chư Hiền. Theo như tôi hiểu. Không có chướng ngại gì.

Rồi những Tỳ Kheo ấy muốn Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: Hiền Giả Arittha, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền Giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại.

Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây.

Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt.

Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn.

Tỳ Kheo Arittha xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được các Tỳ Kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng. Không có chướng ngại gì. Vì các Tỳ Kheo không thể làm cho Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỳ Kheo ấy bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng. Không có chướng ngại gì.

Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: Tỳ Kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng. Không có chướng ngại gì.

Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng: Này Hiền Giả Arittha, có đúng sự thật chăng?

Hiền Giả khởi lên ác tà kiến như sau: Theo như tôi hiểu. Thật sự không có chướng ngại gì.

Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau: Thật sự là vậy. Chư Hiền, theo như tôi hiểu. Thật sự không có chướng ngại gì.

Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: Hiền Giả Arittha, chớ nói như vậy!

Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy, Hiền Giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều Pháp Môn thuyết chướng đạo pháp.

Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương.

Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. 

Bạch Thế Tôn, Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng. Không có chướng ngại gì.

Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.

Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỳ Kheo khác: Này Tỳ Kheo, hãy đi và nhân danh ta gọi Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng: Hiền Giả Arittha, bậc Ðạo Sư gọi Hiền Giả.

Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tỳ Kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền nói với Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng: Hiền Giả Arittha, bậc Ðạo Sư gọi Hiền Giả.

Thưa vâng, Hiền Giả.

Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đáp lời Tỳ Kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Thế Tôn nói với Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:

Này Arittha, có thật chăng, ông khởi lên ác tà kiến như sau: Theo như tôi hiểu.

Thật sự không có chướng ngại gì?

Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn.

Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.

Này kẻ ngu si kia, sao ông lại hiểu pháp ta thuyết giảng như vậy?

Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp.

Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại?

Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương.

Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt. Được ví như bó đuốc cỏ khô. Được ví như hố than hừng. Được ví như cơn mộng. Được ví như vật dụng cho mượn. Được ví như trái cây. Được ví như lò thịt.

Được ví như gậy nhọn. Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Và này kẻ ngu si kia, không những ông xuyên tạc ta, vì ông đã tự chấp thủ sai lạc, ông tự phá hoại ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho ông.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỳ Kheo: Chư Tỳ Kheo, các ông nghĩ thế nào?

Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong pháp và luật này không?

Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được! Không thể được, bạch Thế Tôn.

Ðược nói vậy, Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng: Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ được biết ông qua ác tà kiến của chính ông.

Ở đây, ta sẽ hỏi các Tỳ Kheo.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỳ Kheo: Chư Tỳ Kheo, các ông có hiểu pháp ta thuyết giảng, giống như Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này, không những đã xuyên tạc ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?

Bạch Thế Tôn, không.

Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại.

Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương, như trên, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Lành thay, Chư Tỳ Kheo! Lành thay, Chư Tỳ Kheo! Các ông hiểu pháp ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỳ Kheo, ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương, như trên, ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Nhưng Tỳ Kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, không những xuyên tạc ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy.

Thật sự, này các Tỳ Kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần