Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Tiểu Kinh Phương Quảng - Phần Ba - Thân Kiến

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TIỂU KINH PHƯƠNG QUẢNG PHẦN BA

THÂN KIẾN  

Thưa Ni Sư, thế nào là thân kiến?

Ở đây, Hiền Giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các Bậc Thánh, không thuần thục pháp các Bậc Thánh, không tu tập pháp các Bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân Nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân Nhân, không tu tập pháp các bậc Chân Nhân, xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc.

Xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ.

Xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng.

Xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành.

Xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền Giả Visakha, là thân kiến.

Thưa Ni Sư, thế nào là không phải thân kiến?

Ở đây, Hiền Giả Visakha, vị đa văn Thánh Đệ Tử đến yết kiến các Bậc Thánh, thuần thục pháp các Bậc Thánh, tu tập pháp các Bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân Nhân, thuần thục pháp các bậc Chân Nhân, tu tập pháp các bậc Chân Nhân, không xem sắc là tự ngã, không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong sắc.

Không xem thọ là tự ngã, không xem tự ngã là có thọ, không xem thọ là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thọ.

Không xem tưởng là tự ngã, không xem tự ngã là có tưởng, không xem tưởng là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong tưởng.

Không xem các hành là tự ngã, không xem tự ngã là có các hành, không xem các hành là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong các hành.

Không xem thức là tự ngã, không xem tự ngã là có thức, không xem thức là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền Giả Visakha, là không có thân kiến.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần