Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh ðại Bát Niết Bàn - Phần Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRƯỜNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  

PHẦN BỐN  

Bạch Thế Tôn, nay những Tỳ Kheo của Thế Tôn, đã trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, đã có thể tuyên bố, diễn giảng.

Trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, đã có thể truyền bá chánh pháp thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn, hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ!

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỳ Kheo Ni của ta chưa trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật khi nào những nam cư sĩ của ta chưa trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn duy trì chánh pháp.

Thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi nào có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Bạch Thế Tôn, nay những nam cư sĩ của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, đầy đủ chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh.

Sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, và có thể truyền bá chánh pháp thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những nữ cư sĩ của ta chưa trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì, chánh pháp.

Thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi nào có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá chánh pháp một cách thần diệu.

Bạch Thế Tôn, nay những nữ cư sĩ của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh.

Sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi nào có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, có thể truyền bá chánh pháp một cách thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào phạm hạnh ta giảng dạy chưa thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người.

Bạch Thế Tôn, nay phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người.

Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với ác ma: Này ác ma hãy yên tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ. Và tại Điện Thờ Capala, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành không duy trì mạng sống lâu hơn nữa.

Khi Thế Tôn từ bỏ, không duy trì mạng sống thêm nữa, thời đại địa chấn động, ghê rợn, tóc lông dựng ngược, sấm Trời vang dậy.

Thế Tôn nhận hiểu ý nghĩa của sự kiện ấy, liền thốt câu kệ cảm khái như sau: Mạng sống có hạn hay vô hạn, Tu Sĩ từ bỏ, không kéo dài. Nội tâm chuyên nhất trú thiền định. Như tháo áo giáp đang mang mặc.

Lúc bấy giờ, Tôn Giả A Nan Đa suy nghĩ: Thật là kỳ diệu! Thật là hy hữu!

Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm Trời vang dậy.

Do nhân gì, do duyên gì, đại địa chấn động như vậy?

Rồi Tôn Giả A Nan Đa đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

Khi ngồi xuống một bên, Tôn Giả A Nan Đa bạch Thế Tôn: 

Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu!

Bạch Thế Tôn thật là hy hữu!

Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm Trời vang dậy.

Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đại địa chấn động như vậy?

Này A Nan Đa, có tám nhân, có tám duyên khiến đại địa chấn động.

Thế nào là tám?

Này A Nan Đa, đại địa này thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở tại hư không.

Này A Nan Đa, đến thời đại phong khởi lên, gió lớn khi thổi làm nổi sóng nước, và khi nước nổi sóng thì quả đất rung động. Ðó là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất, đại địa chấn động.

Lại nữa này A Nan Đa, có vị Sa Môn hay Bà La Môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng Chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực. Những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh. Ðó là nhân thứ hai, duyên thứ hai khiến đại địa chấn động.

Lại nữa, này A Nan Đa, khi vị Bồ Tát ở Cõi Trời Ðâu Suất từ bỏ thân, chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ ba, duyên thứ ba khiến đại địa chấn động.

Lại nữa, này A Nan Đa, khi vị Bồ Tát, chánh niệm, tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tư, duyên thứ tư khiến đại địa chấn động.

Lại nữa, này A Nan Đa, khi Như Lai chứng ngộ Vô Thượng, Chánh Ðẳng, Chánh Giác, khi ấy quả đất rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ năm, duyên thứ năm khiến đại địa chấn động.

Lại nữa, này A Nan Đa, khi Như Lai chuyển bánh xe pháp, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ sau, duyên thứ sau, khiến đại địa chấn động.

Lại nữa, này A Nan Đa, khi Như Lai, chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ, không duy trì mạng sống, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ bảy, duyên thứ bảy, khiến đại địa chấn động.

Lại nữa, này A Nan Đa, khi Như Lai nhập Vô Dư Y Niết Bàn, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tám duyên thứ tám, khiến đại địa chấn động.

Này A Nan Đa, do tám nhân này, tám duyên này, khiến đại địa chấn động.

Này A Nan Đa, có tám chúng.

Thế nào là tám?

Chúng Sát Đế Lỵ, chúng Bà La Môn, chúng cư sĩ, Chúng Sa Môn, Chúng Bốn Thiên Vương, Chúng Tam Thập Tam Thiên, chúng ma, Chúng Phạm Thiên.

Này A Nan Đa, ta nhớ lại ta đã đến chúng Sát Đế Lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi ta ngồi, trước khi ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát Đế Lỵ như thế nào, dung sắc của ta cũng như vậy.

Giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.

Khi ta đang nói, chúng không biết: Kẻ nói ấy là ai, là Chư Thiên chăng, là người chăng?

Sau khi ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, ta biến mất.

Khi ta biến mất, chúng không biết: Kẻ biến mất ấy là ai, là Chư Thiên chăng, là ngươi chăng?

Này A Nan Đa! Ta nhớ lại ta đã đến chúng Bà La Môn hơn một trăm lần chúng cư sĩ chúng Sa Môn chúng Bốn Thiên Vương chúng Tam Thập Tam Thiên chúng ma chúng Phạm Thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi ta ngồi, trước khi ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm Thiên như thế nào, dung sắc của ta cũng vậy.

Giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.

Khi ta đang nói, chúng không biết: Kẻ nói ấy là ai, là Chư Thiên chăng, là người chăng?

Sau khi ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, ta biến mất.

Khi ta biến mất, chúng không biết: Kẻ biến mất đó là ai, là Chư Thiên chăng, là người chăng?

Này A Nan Đa, như vậy là tám chúng.

Này A Nan Đa, có tám thắng xứ.

Thế nào là tám?

Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc, có hạn lượng, đẹp, xấu.

Vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, đó là thắng xứ thứ nhất. Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu.

Vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, đó là thắng xứ thứ hai. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng đẹp, xấu.

Vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, đó là thắng xứ thứ ba. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu.

Vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, đó là thắng xứ thứ tư. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh như bông gai màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh như lụa Ba La Nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh.

Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh.

Vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, đó là thắng xứ thứ năm. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng như bông Kanikàra màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng  như lụa sa Ba La Nại.

Cả hai mặt láng trơn màu vàng, tướng sắc vàng hình sắc vàng  như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng, vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, đó là thắng xứ thứ sáu. 

Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ như bông bandhujìvaka màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ như lụa sa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ.

Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ, vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, đó là thắng xứ thứ bảy.

 Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng như sao mai Osadhi màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng như lụa sa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng.

Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, đó là thắng xứ thứ tám.

Này A Nan Đa như vậy là tám thắng xứ.

Này A Nan Đa, tám giải thoát.

Thế nào là tám?

Tự mình có sắc, thấy các sắc, đó là sự giải thoát thứ nhất. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc, đó là sự giải thoát thứ hai. Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy, đó là sự giải thoát thứ ba.

Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư hư không là vô biên, chứng và trú Không vô biên xứ, đó là sự giải thoát thứ tư.

Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư thức là vô biên, chứng và trú Thức vô biên xứ, đó là giải thoát thứ năm.

Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư không có vật gì, chứng và trú Vô sở hữu xứ, đó là sự giải thoát thứ sáu.

Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là sự giải thoát thứ bảy.

Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú diệt thọ tưởng, đó là sự giải thoát thứ tám.

Này A Nan Đa, như vậy là tám giải thoát.

Này A Nan Đa, một thời ta ở tại Uruvelà, trên bờ sông Neranjara, dưới gốc cây Ajapàlanigrodha khi ta mới thành đạo.

Này A Nan Đa, lúc bấy giờ ác ma đến tại chỗ ta ở, khi đến xong liền đứng một bên.

Này A Nan Đa, sau khi đứng một bên, ác ma nói với Ta: Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Này A Nan Đa, khi được nói vậy, ta nói với ác ma: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỳ Kheo của ta chưa thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp.

Thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỳ Kheo Ni của ta chưa trở thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những nam cư sĩ của ta chưa trở thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố diễn giảng trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những nữ cư sĩ của ta chưa trở thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố diễn giảng trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Này ác ma, ta không diệt độ khi nào phạm hạnh mà ta giảng dạy chưa được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người.

Này A Nan Đa, hôm nay tại điện thờ Càpàla, ác ma đến ta, sau khi đến liền đứng một bên.

Này A Nan Đa, ác ma đứng một bên nói với ta như sau: Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ! Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ!

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỳ Kheo của ta chưa trở thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp.

Khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Bạch Thế Tôn, nay những Tỳ Kheo của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý đã có thể tuyên bố.

Diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, đã có thể truyền bá chánh pháp một cách thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ!

Bạch Thế Tôn đây là lời Thế Thôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỳ Kheo Ni của Ta. Khi nào những cư sĩ của Ta.

Khi nào phạm hạnh Ta giảng dạy chưa được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người.

Bạch Thế Tôn, nay phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Khi được nói vậy, ta nói với ác ma: Này ác ma, hãy an tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ.

Này A Nan Đa, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành không duy trì mạng sống lâu hơn nữa.

Khi được nói vậy, Tôn Giả A Nan Đa bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho loài Trời và loài người. Thôi đi, này A Nan Đa, đừng có thỉnh cầu Như Lai nữa.

Này A Nan Đa, nay thỉnh cầu Như Lai không còn kịp thời.

Lần thứ hai, Tôn Giả A Nan Đa Lần thứ ba, Tôn Giả A Nan Đa bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người.

Này A Nan Đa, ngươi có tin sự giác ngộ Thế Tôn không?

Bạch Thế Tôn, con có tin!

Vậy, này A Nan Đa, sao ngươi lại làm phiền Như Lai đến ba lần.

Bạch Thế Tôn, chính con được tận mặt, đích thân nghe Thế Tôn dạy như sau: Này A Nan Đa, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp, hay phần kiếp còn lại.

Này A Nan Đa, nay Như Lai đã tu Bốn Thần Túc Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Này A Nan Đa, ngươi có tin tưởng không?

Bạch Thế Tôn, con có tin tưởng!

Này A Nan Đa, như vậy là lỗi của ngươi, như vậy là khuyết điểm của ngươi, đã không nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, ngươi không thỉnh cầu Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người.

Này A Nan Đa, nếu ngươi thỉnh Như Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời.

Này A Nan Đa như vậy là lỗi của ngươi, như vậy là khuyết điểm của ngươi!

Này A Nan Đa, một thời ta ở tại Vương Xá, núi Linh Thứu Gijjha Kuta!

Tại đấy ta nói với ngươi: Này A Nan Đa, khả ái thay thành Vương Xá!

Khả ái thay núi Linh Thứu!

Này A Nan Đa, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp, hay phần kiếp còn lại.

Này A Nan Đa, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo.

Này A Nan Đa, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Dầu vậy, này A Nan Đa, ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn.

Ngươi không thỉnh cầu Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người.

Này A Nan Đa, nếu ngươi cầu thỉnh Như Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời.

Này A Nan Đa, như vậy là lỗi của ngươi, như vậy là khuyết điểm của ngươi.

Này A Nan Đa, một thời ta ở thành Vương Xá, tại Nigrodhàràma ta cũng ở thành Vương Xá tại Corapapàta ta cũng ở thành Vương Xá, hang Sattapanni trên núi Vebhàra ta cũng ở thành Vương Xá, tại hang đá Kàla, trên núi Isigili ta cũng ở thành Vương Xá.

Tại khu rừng Sita trong hang đá Sappasondika ta cũng ở thành Vương Xá, tại Tapodàràma ta cũng ở thành Vương Xá, Trúc Lâm, hồ Kalandaka ta cũng ở thành Vương Xá, tại rừng Jìvakambavana ta cũng ở thành Vương Xá tại Maddakucchi ở Lộc Uyển.

Này A Nan Đa, tại đấy ta nói: Này A Nan Đa, khả ái thay thành Vương Xá, khả ái thay núi Linh Thứu, khả ái thay Nigrodhàràma, khả ái thay Corapapàta, khả ái thay hang Sattapanni trên núi Vebhara, khả ái thay hang đá Kàla trên núi Isigili.

Khả ái thay hang đá Sappasondika trong rừng Sìta, khả ái thay suối nước nóng Tapodàràma, khả ái thay hồ con sóc ở tại Trúc Lâm, khả ái thay rừng Jìvakambavana, khả ái thay vườn Nai ở tại Maddakucchi!

Này A Nan Đa, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp, hay phần kiếp còn lại.

Này A Nan Đa, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo.

Này A Nan Đa, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Dầu vậy, này A Nan Đa, ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn.

Ngươi không thỉnh cầu Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người.

Này A Nan Đa, nếu ngươi cầu thỉnh Như Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời.

Này A Nan Đa, như vậy là lỗi của ngươi, như vậy là khuyết điểm của ngươi.

Này A Nan Đa, một thời ta ở Vesàli tại Điện Thờ Udena.

Tại đấy, này A Nan Đa, ta cũng nói.

Này A Nan Đa, khả ái thay Vesàli, khả ái thay Điện Thờ Udena.

Này A Nan Đa, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Này A Nan Đa, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Dầu vậy, này A Nan Đa, ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, ngươi không thỉnh cầu Như Lai: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người.

Này A Nan Đa, nếu ngươi cầu thỉnh Như Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời.

Này A Nan Đa, như vậy là lỗi của ngươi, như vậy là khuyết điểm của ngươi.

Này A Nan Đa, một thời ta ở thành Vesàli tại Điện Thờ Gotamaka ta cũng ở thành Vesàli tại Điện Thờ Sattambaka ta cũng ở thành Vesàli tại Điện Thờ Bahuputta ta cũng ở thành Vesàli tại Điện Thờ Sàrandada.

Này A Nan Đa, hôm nay tại điện thờ Càpàla, ta nói với ngươi: Này A Nan Đa, khả ái thay Vesàli, khả ái thay Điện Thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sattamba, khả ái thay điện thờ Buhuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay đền Càpàla.

Này A Nan Đa, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Này A Nan Đa, Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo.

Này A Nan Đa, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Dầu vậy, này A Nan Đa, ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, ngươi không thỉnh cầu Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, thiện thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người.

Này A Nan Đa, nếu ngươi cầu thỉnh Như Lai. Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời.

Này A Nan Đa, như vậy là lỗi của ngươi, như vậy là khuyết điểm của ngươi.

Này A Nan Đa, phải chăng ngay từ ban đầu ta đã từng tuyên bố rằng mọi vật ưu ái, thân hình đều phải bị thay đổi, trở về hư không, biến dịch?

Này A Nan Đa, làm sao có thể được như vậy: Những gì sanh khởi, tồn tại, hữu vi, chịu sự biến hoại mà lại mong khỏi có sự biến diệt?

Thật không có sự trạng ấy.

Này A Nan Đa, những gì Như Lai đã từ bỏ, dứt khoát, xả ly, phóng xả, khước từ, chính là thọ, hành.

Như Lai đã nói và nói một cách dứt khoát: Không lâu, Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ. Nói rằng Như Lai vì muốn sống mà phản lại lời tuyên bố trên thời thật không có sự trạng ấy.

Này A Nan Đa, chúng ta hãy đi đến giảng đường Kùtagàra tại rừng Ðại Lâm.

Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả A Nan Đa vâng lời Thế Tôn.

Rồi Thế Tôn cùng Tôn Giả A Nan Đa đi đến giảng đường Kùtagàra vườn Ðại Lâm, khi đi đến, Thế Tôn nói với Tôn Giả A Nan Đa: Này A Nan Đa, hãy đi mời tất cả Tỳ Kheo sống ở gần Vesàli tụ họp tại giảng đường này.

Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả A Nan Đa vâng lời Thế Tôn, đi mời tất cả vị Tỳ Kheo sống ở gần Vesàli tụ họp tại giảng đường, rồi đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên.

Sau khi đứng một bên, Tôn Giả A Nan Đa bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, chúng Tỳ Kheo đã tụ họp.

Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời. Thế Tôn liền đi đến giảng đường và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các vị Tỳ Kheo: Này các Tỳ Kheo, nay những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy cho các ngươi, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu.

Vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người.

Này các Tỳ Kheo, thế nào là các pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh.

Vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người?

Chính là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy Bồ Đề phần, tám Thánh đạo phần.

Này các Tỳ Kheo, chính những pháp này do ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người.

Rồi Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: Này các Tỳ Kheo, đây là lời ta nhắn nhủ các ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ. Ðó là lời Thế Tôn dạy.

Sau khi nói vậy, Thiện Thệ lại nói thêm: Ta đã già, dư mạng chẳng còn bao, từ biệt các ngươi, ta đi một mình. Tự mình làm sở y cho chính mình, hãy tinh tấn, chánh niệm, giữ giới luật, nhiếp thúc ý chí, bảo hộ tự tâm. Ai tinh tấn trong pháp và luật này sẽ diệt sanh tử, chấm dứt khổ đau.

Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, đem theo y bát, vào Vesàli để khất thực.

Sau khi khất thực ở Vesàli, ăn xong và trên đường khất thực trở về, Thế Tôn nhìn Vesàli với cái nhìn của con voi chúa rồi nói với Tôn Giả A Nan Đa: Này A Nan Đa, lần này là lần cuối cùng, Như Lai nhìn Vesàli.

Này A Nan Đa, chúng ta hãy đi đến làng Bhandagàma.

Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả A Nan Đa vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỳ Kheo đi đến Bhandagàma. Tại đây, Thế Tôn ở tại Bhandagàma.

Rồi Thế Tôn nói với Tỳ Kheo: Này các Tỳ Kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn pháp mà ta và các ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

Thế nào là bốn?

Này các Tỳ Kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giới mà ta và các ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

Này các Tỳ Kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh định mà ta và các ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

Này các Tỳ Kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh tuệ mà ta và các ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

Này các Tỳ Kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giải thoát mà ta và các ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

Này các Tỳ Kheo, khi Thánh giới được giác ngộ, được chứng đạt.

Khi Thánh định được giác ngộ, được chứng đạt.

Khi Thánh tuệ được giác ngộ, được chứng đạt.

Khi Thánh giải thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái một đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa. Ðó là lời Thế Tôn dạy.

Sau khi nói vậy, Thiện Thệ lại nói thêm: Giới, định, tuệ và giải thoát Vô Thượng GotaMa Danh xưng đã chứng ngộ. Ðấng Giác Ngộ giảng pháp chúng Tỳ Kheo. Đạo Sư diệt khổ, pháp nhãn, tịnh lạc.

Trong thời gian Thế Tôn ở tại Bhandagàma, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỳ Kheo: Ðây là giới, đây là định, đây là tuệ, định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn.

Tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu tri kiến lậu, vô minh lậu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường