Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh Phúng Tụng - Phần Ba - Hai Pháp

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRƯỜNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH PHÚNG TỤNG  

PHẦN BA

HAI PHÁP  

Này các Hiền giả, có hai pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho Chư Thiên và loài người.

Thế nào là hai pháp?

Danh và sắc. Vô minh và hữu ái. Hữu kiến và vô hữu kiến. Vô tàm và vô quý. Tàm và quý.

Ác ngôn và ác hữu. Thiện ngôn và thiện hữu. Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo. Ðẳng chí thiện xảo và xuất khởi đẳng chí thiện xảo. Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.

Thiện xảo và duyên khởi thiện xảo. Thiện xảo về xứ và thiện xảo về Phi Xứ. Chân trực và tàm quý. Kham nhẫn và nhu hòa. Lời nói nhu thuần và tiếp đón thân tình.

Vô hại và từ ái. Thất niệm và bất chánh tri. Chánh niệm và tỉnh giác. Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ. Các căn được chế ngự và ăn uống có tiết độ.

Tư duy lực và tu tập lực. Niệm lực và định lực. Chỉ và quán. Chỉ tướng và tinh cần tướng. Tinh cần và không dao động.

Giới thành tựu và kiến thành tựu. Giới suy khuyết và kiến suy khuyết. Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh. Kiến thanh tịnh và tinh cần theo tri kiến ấy.

Dao động đối với các pháp bị dao động và chánh tinh cần của người bị dao động ấy. Không tri túc với các thiện pháp và không thối thất trong tinh cần. Minh tri và giải thoát. Tận tri và vô sanh trí.

Này các Hiền giả, hai pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho Chư Thiên và loài người.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường