Phật Thuyết Kinh Tứ Nguyện
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT KINH TỨ NGUYỆN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Chi Khiêm, Đời Ngô
Nghe như vậy!
Một thời, tại nước Câu Di Na Kiệt, cùng với năm trăm Tỳ Kheo Tăng, an tọa quanh cội cây Ni Diên, Đức Phật nói pháp cho ngàn vạn người.
Lúc đó, trong thành có một trưởng giả hào quý, tài sản vô số, tên là Thuần Đà.
Thuần Đà có người con mới mười bốn tuổi bị bệnh nặng không chữa khỏi nên đã chết, cha mẹ anh em, tôn thân nội ngoại không ai là không yêu chuộng nên đều khóc lóc, buồn rầu không thể kể xiết.
Bấy giờ, Thuần Đà nghe Phật đến giáo hóa, tâm rất vui vẻ, bảo với vợ: Nay Phật ở đây, nên đến gặp Phật. Người nghe Phật nói Kinh Pháp, không ai là không giải thoát, trừ bỏ lo lắng, hoạn nạn.
Ông ta cùng với vợ con thân tộc và người hầu, cùng đi đến gặp Đức Phật, làm lễ rồi lui ra ngồi qua một bên.
Trưởng Giả Thuần Đà quỳ thẳng, chắp tay trước mặt, thưa Phật: Người ở nhân gian tích chứa tiền của, suy nghĩ lo lắng, siêng năng khổ sở, không dám ăn mặc, không biết bố thí, không biết phụng trì kinh giới, không có tôn ti, người nào được như ý muốn?
Hoặc lúc mạng sống chấm dứt, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thuộc khóc than, sầu khổ, người ấy liệm vào hòm, bỏ theo của báu quần áo, thức ăn uống, như vậy có ích đối với người chết chăng?
Phật bảo Thuần Đà và các đệ tử: Hãy lắng nghe ta giảng nói, khéo suy nghĩ về việc đó.
Thuần Đà và đám quyến thuộc cùng với đệ tử trong hội, đều chắp tay một lòng lắng nghe, ghi nhận lời dạy bảo.
Phật nói: Người ta có bốn điều mong muốn không thể bảo vệ được, những gì là bốn?
Mong muốn thứ nhất: Thân người tắm gội, trang sức, ăn uống, thọ hưởng năm dục, trước đây thường được đáp ứng.
Sau, bệnh tật ập đến không thể kéo lại được, mạng sống chấm dứt, thân thể bị chôn vùi dưới đất, thần thức không còn trong người, yêu chuộng mãi nào có ích gì?
Mong muốn thứ hai: Nghĩa là có tài sản, chức tước, bổng lộc, người được chúng thì rất vui, không có thì sầu lo, bệnh tật, mạng sống chấm dứt, cái chết đến, tất cả tải sản vật báu, chức tước, bổng lộc còn lại ở thế gian, thần hồn bỏ đi, sầu khổ chỉ uổng công!
Mong muốn thứ ba: Nghĩa là có cha mẹ, anh em, vợ con, nội ngoại thân thuộc, bằng hữu, trí thức, ân trọng vinh hoa, tật bệnh ùa đến, mạng sống chết đi, tất cả những thứ kia đều không thể cứu mạng ta được, cũng không thể đi theo thần hồn ta chỉ có khóc lóc đưa ta đến mộ sâu ngoài thành rồi bỏ ta, mau chóng trở về. Tuy có nhớ đến ta, sầu khổ ưu tư không quá mười ngày.
Cả nhà thân tộc, trai gái tụ họp, cùng nhau ca múa vui vẻ, ăn uống cười đùa, quên mất người chết. Dầu có cha mẹ anh em vợ con nội ngoại thân thuộc, bằng hữu tri thức cũng không thể kéo thân mạng ta trở lại, sầu thương mãi nào có ích gì.
Mong muốn thứ tư: Người trong thiên hạ ít có kẻ giữ được tâm ý mình, đều phóng túng tâm ý, đắm mình nơi năm dục, tham lợi, ganh ghét, giận dữ, tranh giành không tin đạo đức. Đến khi thân chết, hết tuổi thọ, thần hồn đi rồi mà nghiệp vẫn luôn theo đuổi, không thể xa rời được.
Cũng như chim bay, ý theo hai cánh, ý là phần tinh thần của thân, hai cánh là hồn phách của người, do không kìm giữ tâm ý của mình nên làm theo niệm ác, tạo những tội sát sinh, trộm cắp, đạo, dâm tà, khi chết bị vào Địa Ngục Thái Sơn, làm quỷ đói khát, tội hết đầu thai làm súc sanh, bị người giết hại mổ xẻ.
Làm người mà phóng túng tâm ý thì bị đọa vào ba đường ác.
Phật bảo trưởng giả Thuần Đà và các đệ tử: Các ông nên giữ gìn tâm ý ngay thẳng, tự mình suy nghĩ, biết thân chẳng phải của ta, mọi thứ tài sản hiện có cũng chẳng phải là của ta.
Nên suy xét cho kỹ: Tất cả cha mẹ, anh em, vợ con, năm loại thân tộc, bạn hữu, tri thức, quan tước, bổng lộc, luôn mong muốn đạt được, không biết đủ, chúng có ích cho thân ta. Một khi già, bệnh, chết đến, chúng không còn có ích cho thân ta, cũng không thể làm ta bỏ được già, bệnh, chết. Người không thể tự cứu để hành đạo. Như chim oanh vũ vì yêu mến bộ lông đuôi của mình, nên bị thợ săn bắt được.
Hiền Giả nên nhận biết kỹ đó là bốn điều mong muốn, không đi theo thần hồn của ta, luôn làm ta khốn khổ mãi.
Nếu nhổ được nguồn gốc của ân ái thì dứt ba đường ác, được ba đường thiện: Một là không già. Hai là không bệnh. Ba là không chết. Giữ gìn tâm ý mình vững chắc mới có thể vượt qua được. Các đệ tử nghe kinh đều hoan hỷ làm lễ Phật.
Phật suy niệm về khắp cả mười phương trong trời đất, muôn vật đều phải thọ nhận sầu khổ, dân chúng đau thương, các loài chúng sinh kể cả loài nhỏ bé nhất cũng bị vô thường không được tự tại, thọ mạng theo tuổi trời, cuối cùng cũng quy về cái chết, hài cốt tiêu tan, vùi chôn đất sâu, tinh thần mờ mịt, lên xuống nơi năm đường, làm thiện lên Cõi Trời, làm ác xuống vực sâu. Phàm làm người lúc sống gây tạo những việc thiện ác, tinh thần hồn phách theo đấy mà chịu tai ương hoặc phục thiện.
Lúc sống làm người hiếu thuận với cha mẹ, trung tín thờ Vua, chết được sinh lên Cõi Trời. Như người thế gian, chứa đức làm thiện. Người làm quan cầu chức vị quan, đến hàng công hầu, phú quý phước vui, bần tiện khốn ách, đều do tạo nghiệp thiện ác từ đời trước. Làm việc chém giết, tàn khốc, bạo ngược, sống tạo nghiệp ác như vậy, chết phải nhận lấy tội báo rất nặng.
Làm theo sự dẫn dắt của tâm mình ắt phải rước lấy trăm điều ác! Thỏa thích, theo tâm về sau tất bị tai họa.
Đế Vương, dân chúng đều không hiểu về đạo đức: Phụng dưỡng cha mẹ, làm phước thì được sống lâu, làm ác thì nghèo khổ. Trộm cướp, dối gạt người, mắc nợ không trả, vay mượn rồi quỵt luôn, sau khi chết phải làm nô tỳ, trâu ngựa hoặc làm heo lớn, bị mổ xẻ lột da, cân bán để trả nợ người. Làm người mà tham lam, keo kiệt không chịu bố thí, chết làm ngạ quỷ, không được ăn mặc như kẻ đi xin. Dùng dao cắt thịt nên nay phải cúi đầu xin ăn, đây đều do nghiệp đã tạo từ đời trước.
Làm người tham lam, tàn ác, ngang ngược, không tin điều thiện, sát hại, trộm cướp. Làm người nữ thì gièm pha, nói hai lưỡi. Hoặc kẻ uống rượu tâm loạn, chết bị đọa vào địa ngục, bị đánh đập, thiêu đốt, thân làm con mọi độc, thống khổ vô cùng.
Người có sáu điều lo, ba đường khổ, bốn điều đau đớn. Phật muốn chuyển hóa, chấm dứt nẻo sinh tử không ngừng, nên bỏ nước bỏ Vua, tìm đạo giải thoát, chứa đức nhiều năm mới được chân đạo, trí tuệ sáng tỏ thấy thông suốt khắp cả trời đất, biết tiếng nói và ý nghĩ của muôn người, muôn loài cầm thú, côn trùng.
Phật suy niệm về sự chết của con người như gió lớn thổi ập đến, không hẹn trước, nên cái chết ấy, không biết xảy ra vào lúc nào, vậy phải cải hóa tâm quyết chí làm thiện, chớ nghi ngờ. Phật dùng kinh đạo khuyên răn.
Người hiền, mắt không chịu thấy, tai không chịu nghe, chỉ dốc tìm cầu ngọc lạ, báu kỳ, có ích gì cho thân?
Các người vì đạo nên tin Kinh, Giới, giữ điều thiện, dù chết cũng không làm ác, sống đạo không mất, đức không lìa, xa đạo là mất đức, như đứa trẻ sống không có mẹ, cá ra khỏi vực sâu.
Người chết lại tái sinh, như tằm bị bọc trong kén, phải xuyên qua tơ mới thoát ra ngoài. Cho nên thần thức một khi biến hình là đổi xác đạo thành nơi vi tế, năm giới làm căn bản. Đệ tử nghe Kinh, hoan hỷ, ghi nhận lời dạy bảo.
Đó là thọ, cần phải biết đúng như thật.
Thế nào là nhận biết về tưởng?
Là sáu tưởng của thân, nhãn, xúc sinh ra tưởng. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, xúc sinh ra tưởng. Như vậy là sáu tưởng.
Thế nào là nhận biết về tập của tưởng?
Tập của xúc là tập của tưởng, như vậy nhận biết là tập của tưởng.
Thế nào là nhận biết sự chấm dứt của tưởng?
Biết xúc chấm dứt là biết tưởng chấm dứt, như vậy là nhận biết về sự chấm dứt của tưởng.
Thế nào là nhận biết con đường tu tập để chấm dứt tưởng?
Đó là biết về tám con đường, biết rõ từ chánh kiến đến chánh định, đó là tám. Như vậy là biết con đường tu tập để chấm dứt tưởng.
Thế nào là nhận biết về vị của tưởng. Nghĩa là tưởng làm nhân duyên phát sinh ra vui thích. Như vậy là nhận biết về vị của tưởng.
Thế nào là nhận biết về sự vận hành tưởng?
Nghĩa là nhận biết về các pháp, là vô thường, chấm dứt, khổ, lưu chuyển. Như vậy là nhận biết về sự vận hành của tưởng.
Thế nào là nhận biết về con đường xa lìa của tưởng. Đó là dục tham của tưởng, có thể giải trừ dục tham của tưởng có thể đoạn dứt dục tham của tưởng có thể vượt qua. Như vậy là nhận biết về con đường xa lìa của tưởng.
Thế nào là nhận biết về hành sinh tử?
Đó là nhận biết sáu hành, nơi thân, nhãn xúc sinh ra hành. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sinh ra hành. Như vậy là nhận biết về hành.
Thế nào là nhật biết về tập của hành?
Tập của xúc là tập của hành.
Thế nào là nhận biết về sự chấm dứt của hành?
Biết xúc chấm dứt là biết hành chấm dứt.
Thế nào là nhận biết con đường tu tập để chấm dứt hành?
Đó là tám hành tám chánh đạo, từ chánh kiến đến chánh định là tám. Như vậy là biết con đường tu tập để chấm dứt hành.
Thế nào là nhận biết về vị của hành?
Đó là nhận biết nghĩa là hành làm nhân duyên, sinh ra vui thích. Như vậy là nhận biết về vị của hành.
Thế nào là nhận biết về sự vận hành của hành?
Tất cả pháp hành là vô thường, hoại diệt, khổ, lưu chuyển. Như vậy là nhận biết về sự vận hành của hành.
Thế nào là biết xa lìa khỏi hành?
Nghĩa là đoạn trừ tham dục của hành, vượt qua tham dục của hành. Như vậy là nhận biết con đường xa lìa của hành.
Thế nào là nhận biết sáu thức thuộc thân?
Nhãn xúc sinh ra thức. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, xúc sinh ra thức. Như vậy là nhận biết về thức.
Thế nào là tập của thức tập?
Tập của mạng tự danh sắc là tập của thức. Như vậy là nhận biết về tập của thức.
Thế nào là nhận biết về sự chấm dứt thức?
Biết sự chấm dứt mạng tự là chấm dứt thức. Đó là sự tận diệt của thức.
Thế nào là nhận biết con đường tu tập để chấm dứt thức. Đó là tám hành, từ chánh kiến đến chánh định là tám. Như vậy là biết rõ như thật về con đường tu tập chấm dứt thức.
Thế nào là nhận biết vị của thức?
Biết thức là nhân duyên, sinh ra hỷ lạc. Như vậy là nhận biết về vị của thức.
Thế nào là nhận biết về sự vận hành của thức?
Nhận biết về thức là chấm dứt, là khổ, là lưu chuyển. Như vậy là nhận biết về sự vận chuyển của thức.
Thế nào là nhận biết con đường xa lìa của thức?
Dục tham có thể thay đổi, dục tham có thể đoạn trừ, có thể vượt qua. Như vậy là nhận biết con đường xuất ly của thức.
Như vậy, Tỳ Kheo phải nhận biết rõ về bảy xứ.
Thế nào là bảy?
Một là sắc.
Hai là tập của sắc.
Ba là tận của sắc.
Bốn là đạo con đường tu tập để chấm dứt.
Năm là vị.
Sáu là khổ.
Bảy là yếu con đường xuất ly.
Thế nào là biết ba quán?
Cũng có bảy việc. Từ năm ấm, thành sáu nhập.
Một là quán thân, là sắc.
Hai là quán năm ấm.
Ba là quán sáu nhập, cho nên gọi là ba quán.
Tỳ Kheo hiểu rõ bảy xứ, quán rõ theo ba cách, không lâu sẽ đi sâu vào đạo, đoạn trừ được kết sử, không có kết sử, ý được giải thoát, phát sinh trí tuệ, thấy đạo giải thoát, chứng đắc tất cả, chấm dứt các lậu, đã đoạn sinh tử, hành động tự tại, không trở lại sinh tử chứng đắc đạo quả.
Phật giảng nói như vậy, các Tỳ Kheo đều hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết đại Cát Tường Thiên Nữ Mười Hai Khế Một Trăm Lẻ Tám Danh Vô Cấu đại Thừa Kinh - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Sáng Tối
Phật Thuyết Kinh Túc Mệnh Trí đà La Ni
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bốn Mươi Thiên Tử
Phật Thuyết Kinh Khen Ngợi Công đức Của Chư Phật - Phần Chín
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Năm Mươi Sáu - Phẩm Không Thoái Chuyển
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh đại Trượng Phu
Phật Thuyết Kinh Bảo Lăng Già A Bạt đa La - Phẩm Hai - Phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm - Phần Tám