Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - hội Thứ Hai - Phẩm Sáu - Phẩm Thiện Hiện - Phần Mười
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI THỨ HAI
PHẨM SÁU
PHẨM THIỆN HIỆN
PHẦN MƯỜI
Khái niệm về hành cho đến lão tử là vui, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là khổ, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là khổ, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là ngã, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là ngã, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là vô ngã, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là vô ngã, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là bất tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là bất tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là không, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là không, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là bất không, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là bất không, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là hữu tướng, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là hữu tướng, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là vô tướng, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là vô tướng, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là hữu nguyện, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là hữu nguyện, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là vô nguyện, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là vô nguyện, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là tịch tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là tịch tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là bất tịch tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là bất tịch tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là viễn ly, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là viễn ly, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là bất viễn ly, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là bất viễn ly, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là tạp nhiễm, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là tạp nhiễm, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là thanh tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là thanh tịnh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là sanh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là sanh, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về vô minh là diệt, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Khái niệm về hành cho đến lão tử là diệt, là Đại Bồ Tát phải không?
Bạch Thế Tôn! Không! Lúc bấy giờ, Phật Bảo cụ thọ Thiện Hiện: Ông xem xét nghĩa nào mà nói như vậy: Khái niệm về các pháp sắc v.v… không phải là Đại Bồ Tát?
Lại xem xét nghĩa nào mà nói như vậy: Khái niệm về các pháp sắc v.v… hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc vui, hoặc khổ, hoặc ngã, hoặc vô ngã, hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, hoặc không, hoặc bất không, hoặc hữu tướng, hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện, hoặc tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh, hoặc viễn ly, hoặc bất viễn ly, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh, hoặc sanh, hoặc diệt cũng không phải là Đại Bồ Tát?
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có khái niệm về các pháp sắc v.v… các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Thường của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có vô thường của các pháp sắc v.v… Thường, vô thường của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về thường, vô thường các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về thường, vô thường của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát.
Bạch Thế Tôn! Lạc của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có khổ của các pháp sắc v.v… lạc, khổ của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về lạc, khổ của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về lạc, khổ của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát.
Bạch Thế Tôn! Ngã của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có vô ngã của các pháp sắc v.v… ngã, vô ngã của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về ngã, vô ngã của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về ngã, vô ngã của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát.
Bạch Thế Tôn! Tịnh của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có bất tịnh của các pháp sắc v.v… tịnh, bất tịnh của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về tịnh, bất tịnh của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về tịnh, bất tịnh của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát được.
Bạch Thế Tôn! Bất không của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có không của các pháp sắc v.v… không, bất không của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về không, bất không của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về không, bất không của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát được.
Bạch Thế Tôn! Hữu tướng của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có vô tướng của các pháp sắc v.v… Hữu tướng, vô tướng của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về hữu tướng, vô tướng của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về hữu tướng, vô tướng của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát được.
Bạch Thế Tôn! Hữu nguyện của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có vô nguyện của các pháp sắc v.v… Hữu nguyện, vô nguyện của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về hữu nguyện, vô nguyện của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về hữu nguyện, vô nguyện của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát được.
Bạch Thế Tôn! Tịch tịnh của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có bất tịch tịnh của các pháp sắc v.v… Tịch tịnh, bất tịch tịnh của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về tịch tịnh, bất tịch tịnh của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về tịch tịnh, bất tịch tịnh của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát được.
Bạch Thế Tôn! Viễn ly của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có bất viễn ly của các pháp sắc v.v… Viễn ly, bất viễn ly của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về viễn ly, bất viễn ly của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về viễn ly, bất viễn ly của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát được.
Bạch Thế Tôn! Tạp nhiễm của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có thanh tịnh của các pháp sắc v.v… Tạp nhiễm, thanh tịnh của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về tạp nhiễm, thanh tịnh của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về tạp nhiễm, thanh tịnh của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát được.
Bạch Thế Tôn! Sanh của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, vì tánh chẳng có, huống là có diệt của các pháp sắc v.v… Sanh, diệt của các pháp sắc v.v… rốt ráo còn bất khả đắc, huống là có khái niệm về sanh, diệt của các pháp sắc v.v… khái niệm về các pháp này đã không có, sao có thể nói khái niệm về sanh, diệt của các pháp sắc v.v… là Đại Bồ Tát được.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Lành thay! Lành thay! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Này Thiện Hiện! Các pháp sắc v.v… và thường, vô thường v.v… bất khả đắc nên khái niệm về các pháp sắc v.v… và khái niệm về thường, vô thường v.v… cũng bất khả đắc. Vì pháp và khái niệm về bất khả đắc, nên các Đại Bồ Tát cũng bất khả đắc. Vì các Đại Bồ Tát bất khả đắc, nên tu hành bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc.
Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa nên học như vậy.
Lại nữa, này Thiện Hiện!
Trước ông đã nói: Con hoàn toàn không thấy có một pháp nào có thể gọi là Đại Bồ Tát.
Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Này Thiện Hiện! Các pháp không thấy các pháp. Các pháp không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy các pháp. Pháp giới không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Pháp giới không thấy sắc giới. Sắc giới không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy thọ, tưởng, hành, thức giới. Thọ, tưởng, hành, thức giới không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Pháp giới không thấy nhãn xứ. Nhãn xứ không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Pháp giới không thấy sắc xứ. Sắc xứ không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Pháp giới không thấy nhãn giới. Nhãn giới không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Pháp giới không thấy sắc giới. Sắc giới không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Pháp giới không thấy nhãn thức giới. Nhãn thức giới không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Pháp giới không thấy địa giới. Địa giới không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Pháp giới không thấy vô minh. Vô minh không thấy pháp giới. Pháp giới không thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Hành cho đến lão tử không thấy pháp giới.
Này Thiện Hiện! Giới hữu vi không thấy giới vô vi. Giới vô vi không thấy giới hữu vi.
Này Thiện Hiện! Chẳng phải lìa hữu vi mà lập vô vi, chẳng phải lìa vô vi mà lập hữu vi.
Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với tất cả pháp đều không thấy. Vì không thấy nên tâm không kinh khiếp, không e ngại, không sợ hãi, đối với tất cả pháp tâm không chìm đắm, cũng chẳng lo buồn, ăn năn.
Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ Tát này khi tu hành bát nhã Ba la mật đa thâm sâu như vậy, không thấy sắc, không thấy thọ, tưởng, hành, thức. Không thấy nhãn xứ, không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Không thấy sắc xứ, không thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Không thấy nhãn giới, không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Không thấy sắc giới, không thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Không thấy nhãn thức giới, không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Không thấy địa giới, không thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Không thấy vô minh, không thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
Không thấy tham dục, không thấy sân giận, ngu si. Không thấy ngã, không thấy hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi dưỡng, sĩ phu, Bổ Đặc Già La, ý sanh, đồng tử, người làm, người nhận, người biết, người thấy. Không thấy Dục Giới, không thấy Sắc, Vô Sắc Giới.
Không thấy Thanh Văn và pháp Thanh Văn, không thấy Độc Giác và pháp Độc Giác. Không thấy Bồ Tát và pháp Bồ Tát. Không thấy Chư Phật và pháp Chư Phật. Không thấy Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát đối với tất cả pháp đều không thấy. Vì không thấy, nên tâm không kinh khiếp, không e ngại, không sợ hãi. Đối với tất cả pháp tâm không chìm đắm, cũng chẳng lo buồn, ăn năn.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Lại do nhân duyên nào, các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với tất cả pháp tâm không chìm đắm, cũng chẳng lo buồn, ăn năn?
Phật Bảo: Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với tất cả pháp tâm, tâm sở đều không được, không thấy. Do đó, đối với tất cả pháp tâm không chìm đắm, cũng chẳng lo buồn, ăn năn.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa: Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, do nhân nào mà đối với tất cả pháp, tâm không kinh khiếp, không e ngại, không sợ hãi?
Phật Bảo: Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với tất cả ý và ý giới đều không được, không thấy.
Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với tất cả pháp, tâm không kinh khiếp, không e ngại, không sợ hãi.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát đối với tất cả pháp đều vô sở đắc, nên hành bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với tất cả nơi và tất cả thời, không thấy đắc bát nhã Ba la mật đa, không thấy đắc danh bát nhã Ba la mật đa, không thấy đắc Đại Bồ Tát, không thấy đắc danh Đại Bồ Tát, cũng không thấy đắc tâm Đại Bồ Tát.
Này Thiện Hiện! Nên dạy bảo, truyền trao cho các Đại Bồ Tát như vậy, đối với bát nhã Ba la mật đa đều làm cho được thành tựu.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
CON QUỶ ĐÓI VÀ VIỆC GIẢI THOÁT
Phật Thuyết Kinh Quán Hai Vị Bồ Tát Dược Vương Dược Thượng - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Xảo Tiện - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Ba Mươi Hai - Phẩm Công đức
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh đương Thành Thất Lực