Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Ba - Thiên Uẩn - Chương Một - Tương ưng Uẩn - Năm Mươi Kinh ở Giữa - Phẩm Hoa - Phần Năm - ðầu Ngón Tay
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BA
THIÊN UẨN
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG UẨN
NĂM MƯƠI KINH Ở GIỮA
PHẨM HOA
PHẦN NĂM
ÐẦU NGÓN TAY
Nhân duyên ở Sàvatthi!
Sau khi ngồi, vị Tỳ Kheo ấy bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, có thể có sắc nào là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy?
Bạch Thế Tôn, có thể có thọ nào.
Bạch Thế Tôn, có thể có tưởng nào.
Bạch Thế Tôn, có thể có các hành nào.
Bạch Thế Tôn, có thể có thức nào, thức ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy?
Này Tỳ Kheo, không có sắc nào, sắc ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy.
Này Tỳ Kheo, không có thọ nào, không có tưởng nào, không có các hành nào, không có thức nào, thức ấy lại thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy.
Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trong đầu ngón tay và nói với Tỳ Kheo ấy: Này Tỳ Kheo, cho đến một sắc nhỏ như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú.
Nếu một sắc nhỏ như thế này, này Tỳ Kheo, là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú, thời đời sống phạm hạnh để chân chánh đoạn tận khổ đau không thể trình bày.
Nhưng vì rằng, này Tỳ Kheo, cho đến một sắc nhỏ như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú, do vậy, đời sống phạm hạnh để chân chánh đoạn tận khổ đau có thể trình bày.
Cho đến một thọ nhỏ như thế này, này các Tỳ Kheo, cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn, thường hằng, vĩnh trú. Nếu thọ nhỏ như thế này, này Tỳ Kheo, là thường còn, thường hằng, thường trú, có thể trình bày.
Cho đến một tưởng. Cho đến một hành. Cho đến một thức nhỏ như thế này, này Tỳ Kheo, cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú.
Nếu một thức nhỏ như thế này, này Tỳ Kheo, là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú, thời đời sống phạm hạnh để chân chánh đoạn tận khổ đau không thể trình bày.
Nhưng vì rằng, này Tỳ Kheo, cho đến một thức nhỏ như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú, do vậy đời sống phạm hạnh để chân chánh đoạn tận khổ đau có thể trình bày.
Ông nghĩ thế nào, này Tỳ Kheo, sắc là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Thọ, tưởng, các hành, thức là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Do vậy, thấy vậy, không có trở lui trạng thái này nữa. Vị ấy biết rõ như vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba