Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Ba - Thiên Uẩn - Chương Một - Tương ưng Uẩn - Năm Mươi Kinh ở Giữa - Phẩm Trưởng Lão - Phần Sáu - Assaji

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP BA

THIÊN UẨN  

CHƯƠNG MỘT

TƯƠNG ƯNG UẨN  

NĂM MƯƠI KINH Ở GIỮA  

PHẨM TRƯỞNG LÃO  

PHẦN SÁU

ASSAJI  

Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha Vương Xá, Veluvana Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ Tôn Giả Assaji trú ở vườn Kassapa, bị bệnh, đau đớn, trầm trọng.

Rồi Tôn Giả Assaji gọi các người thị giả: Hãy đến, này Chư Hiền! Hãy đi đến Thế Tôn.

Sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn: Tỳ Kheo Assaji, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và thưa như sau: Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỳ Kheo Assaji!

Thưa vâng, Hiền Giả!

Các Tỳ Kheo ấy vâng đáp Tôn Giả Assaji, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, các Tỳ Kheo ấy bạch Thế Tôn: Tỳ Kheo Assaji, bạch Thế Tôn, bị bệnh đau đớn, trầm trọng, lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỳ Kheo Assaji!

Thế Tôn im lặng nhận lời.

Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Tôn Giả Assaji. Tôn Giả Assaji thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền cố gắng từ nơi giường ngồi dậy.

Thế Tôn nói với Tôn Giả Assaji: Thôi Assaji! Ông chớ có cố gắng từ giường ngồi dậy!

Có chỗ ngồi đã soạn sẵn. Tại chỗ ấy, Ta sẽ ngồi. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn.

Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn Giả Assaji: Ông có kham nhẫn được không, này Assaji?

Ông có chịu đựng được không?

Có phải có những dấu hiệu thuyên giảm, không có tăng trưởng?

Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn!

Có những dấu hiệu tăng trưởng, không có thuyên giảm!

Này Assaji, ông có phân vân gì, có hối hận gì không?

Chắc chắn, bạch Thế Tôn, con có nhiều phân vân, có nhiều hối hận!

Này Assaji, ông có điều gì tự trách mình về giới luật hay không?

Bạch Thế Tôn, con không có điều gì tự trách mình về giới luật.

Này Assaji, nếu ông không có điều gì tự trách mình về giới luật, ông có phân vân gì, có hối hận gì không?

Trước đây, bạch Thế Tôn, sau khi cố gắng làm cho lắng xuống cơn bệnh, con sống với thân hành, do vậy con không chứng được thiền định.

Dầu cho không chứng được thiền định, con tự nghĩ: Ta sẽ không thối thất.

Những Sa Môn hay Bà La Môn nào kiên trì trong thiền định, tập trung trong thiền định, nếu họ không chứng đắc thiền định, họ sẽ nghĩ rằng:

Chúng ta sẽ không thối thất!

Này Assaji, ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

Vô thường, bạch Thế Tôn!

Thức là thường hay vô thường?

Do vậy, thấy vậy, không còn trở lui trạng thái này nữa. Vị ấy biết rõ như vậy.

Khi cảm giác lạc thọ, vị ấy biết rõ: Là vô thường.

Vị ấy biết rõ: Là không nên đắm trước.

Vị ấy biết rõ: Là không nên hoan hỷ.

Khi cảm giác khổ thọ, vị ấy biết rõ: Là vô thường.

Vị ấy biết rõ: Là không nên đắm trước.

Vị ấy biết rõ: Là không nên hoan hỷ. Khi cảm giác bất khổ Bất Lạc khổ.

Vị ấy biết rõ: Là vô thường.

Vị ấy biết rõ: Là không nên đắm trước.

Vị ấy biết rõ: Là không nên hoan hỷ.

Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy.

Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy.

Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy.

Nếu vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận về thân, vị ấy biết rõ: Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về thân.

Nếu vị ấy cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng, vị ấy biết rõ: Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng.

Vị ấy biết rõ rằng: Khi thân hoại mạng chung trên cho đến khi sinh mạng đi đến chỗ cùng tận, ở đây tất cả những gì vị ấy cảm thọ, tất cả những gì vị ấy hoan hỷ, sẽ trở thành thanh lương.

Ví như, này Assaji, do duyên dầu, do duyên tim bấc, một cây đèn dầu được cháy đỏ. Khi dầu và tim bấc của ngọn đèn ấy đoạn tận, không có mang lại nhiên liệu, ngọn đèn ấy sẽ tắt.

Cũng vậy, này Assaji, Tỳ Kheo, khi cảm giác một cảm thọ cùng tận về thân, vị ấy biết rõ: Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về thân.

Khi cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng, vị ấy biết rõ: Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng.

Sau khi thân hoại mạng chung trên cho đến khi sinh mạng đi đến chỗ cùng tận, ở đây tất cả những gì vị ấy cảm thọ, tất cả những gì vị ấy hoan hỷ, sẽ trở thành thanh lương!

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần