Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Ba - Tương ưng Niệm Xứ - Phẩm Giới Trú - Phần Một - Giới

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP NĂM

THIÊN ĐẠI PHẨM  

CHƯƠNG BA

TƯƠNG ƯNG NIỆM XỨ  

PHẨM GIỚI TRÚ  

PHẦN MỘT

GIỚI

 

Như vậy tôi nghe!

Một thời Tôn Giả Ananda và Tôn Giả Bhadda trú ở Pàtaliputta, ở khu vườn Kukkuta.

Rồi Tôn Giả Bhadda, vào buổi chiều, từ chỗ thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn Giả Ananda.

Sau khi đến, nói lên với Tôn Giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, nói với Tôn Giả Ananda: Này Hiền Giả Ananda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này vì mục đích gì được Thế Tôn nói đến?

Lành thay, lành thay, này Hiền Giả Bhadda!

Hiền thiện là trí tuệ ummagga của Hiền Giả, này Hiền Giả Bhadda!

Hiền thiện là biện tài patibhànam của Hiền Giả!

Chí thiện là câu hỏi của Hiền Giả!

Này Hiền Giả Bhadda, có phải như vậy là câu hỏi của Hiền Giả: Này Hiền Giả Ananda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này, vì mục đích gì được Thế Tôn nói đến chăng?

Thưa vâng, Hiền Giả!

Này Hiền Giả Bhadda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này, chính do tu tập bốn niệm xứ đưa lại, như Thế Tôn đã nói.

Thế nào là bốn?

Ở đây, này Hiền Giả, Tỳ Kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời trú, quán thọ trên các cảm thọ trú, quán tâm trên tâm trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Này Hiền Giả Bhadda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này, chính do tu tập bốn niệm xứ đưa lại, như Thế Tôn đã nói.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần