Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Bốn - Tương ưng Căn - Phẩm Có Phần Yếu Hơn - Phần Một - Chứng được
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP NĂM
THIÊN ĐẠI PHẨM
CHƯƠNG BỐN
TƯƠNG ƯNG CĂN
PHẨM CÓ PHẦN YẾU HƠN
PHẦN MỘT
CHỨNG ĐƯỢC
Này các Tỳ Kheo, có năm căn!
Thế nào là năm?
Tín căn, tuệ căn.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai:
Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Phật, Thế Tôn.
Này các Tỳ Kheo, đây gọi là tín căn.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là tấn căn?
Này các Tỳ Kheo, khi tu tập bốn chánh cần, thâu nhận tinh tấn.
Này các Tỳ Kheo, đây gọi là tấn căn.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là niệm căn?
Này các Tỳ Kheo, khi tu tập bốn niệm xứ, thâu nhận niệm.
Này các Tỳ Kheo, đây gọi là niệm căn.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được nhứt tâm.
Này các Tỳ Kheo, đây gọi là định căn.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt các pháp, với trí tuệ các Bậc Thánh thể nhập các pháp, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau.
Này các Tỳ Kheo, đây gọi là tuệ căn.
Này các Tỳ Kheo, những pháp này là năm căn.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nhất Tự đà La Ni Trong đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Kinh
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Hữu Học
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Xá Lợi Phất - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tứ Thập Nhị Chương - Chương Hai - Trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Tạo Tượng Công đức - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Bảy Mươi Tám - Kinh Cha Con Hẹn Nhau
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Hai - Phẩm Nghiệp Tương ưng - Kinh Hòa Phá