Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Mười Hai - Tương ưng Sự Thật - Phẩm Rừng Simsapa - Phần Chín - Cột Trụ indakhilo
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP NĂM
THIÊN ĐẠI PHẨM
CHƯƠNG MƯỜI HAI
TƯƠNG ƯNG SỰ THẬT
PHẨM RỪNG SIMSAPÀ
PHẦN CHÍN
CỘT TRỤ INDAKHILO
Những Sa Môn hay Bà La Môn nào, này các Tỳ Kheo, không như thật rõ biết: Ðây là khổ.
Không như thật rõ biết: Ðây là con đường đưa đến khổ diệt.
Họ ngước nhìn mặt ullokenti một Sa Môn hay Bà La Môn khác và nhận xét: Vị Tôn Giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy.
Ví như, này các Tỳ Kheo, một hột bông hay một hột bông kappàsa bị gió nhẹ thổi lên, rơi xuống đất bằng, và gió phía Ðông thổi nó qua phía Tây.
Gió phía Tây thổi nó qua phía Ðông.
Gió phía Bắc thổi nó qua phía Nam.
Gió phía Nam thổi nó qua phía Bắc.
Vì sao?
Vì hột bông kappàsa rất nhẹ, này các Tỳ Kheo.
Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, những Sa Môn hay Bà La Môn nào không như thật rõ biết: Ðây là khổ.
Không như thật rõ biết: Ðây là con đường đưa đến khổ diệt.
Họ ngước nhìn mặt một Sa Môn hay Bà La Môn khác và nhận xét: Vị Tôn Giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy.
Vì sao?
Vì không chánh kiến bốn Thánh đế, này các Tỳ Kheo.
Những Sa Môn hay Bà La Môn nào như thật rõ biết: Ðây là khổ.
Như thật rõ biết: Ðây là con đường đưa đến khổ diệt.
Họ không ngước nhìn mặt một Sa Môn hay Bà La Môn khác và nhận xét: Vị Tôn Giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy.
Ví như, này các Tỳ Kheo, một cây cột sắt hay cây cột trụ, bàn tọa được đóng sâu gambhiiranemo, khéo chôn sâu, bất động, không có lay chuyển. Nếu từ phương Ðông có gió và mưa lớn đến, cột trụ ấy không rung chuyển, không lay chuyển, không động chuyển.
Nếu từ phương Tây, nếu từ phương Bắc, nếu từ phương Nam có gió và mưa lớn đến, cột trụ ấy không có rung chuyển, không lay chuyển, không động chuyển.
Vì sao?
Vì bàn tọa được đóng sâu, khéo chôn sâu, này các Tỳ Kheo.
Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, nếu Sa Môn hoặc Bà La Môn nào như thật rõ biết: Ðây là khổ.
Như thật rõ biết: Ðây là con đường đưa đến khổ diệt.
Họ không ngước nhìn mặt một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác và nhận xét: Vị Tôn Giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy.
Vì sao?
Vì bốn Thánh đế được khéo thấy, này các Tỳ Kheo.
Thế nào là bốn?
xem đoạn của Kinh trên.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Lục Nhập Xứ - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Sáu - Phẩm Kinh điển
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bảo Vân - Phẩm Năm - Phẩm An Lạc Hạnh - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Năm - Phẩm Giáng Sinh Vương Cung
Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Bốn - Tinh Tấn độ Vô Cực - Kinh Số Năm Mươi Năm
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Trảo Giáp
Phật Thuyết Kinh Thuần đà Chân đà La Sở Vấn Như Lai Tam Muội - Phần Bảy