Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Một - Phẩm Vô Thường - Tập Sáu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Giảng giải: Tôn Giả Pháp Cứu

PHẬT THUYẾT KINH XUẤT DIỆU

Giảng giải: Tôn Giả Pháp Cứu

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần  

PHẨM MỘT

PHẨM VÔ THƯỜNG  

TẬP SÁU  

Ai nấy đều bảo: Ông bà Tổ Tiên chúng tôi xưa kia, nay làm sao còn được! Sao bà lại hồ đồ đến đây hỏi chuyện xằng bậy như thế.

Nhà nào bà đến cũng đều nói từng có người chết cả. Bà phờ phạc mệt mỏi vì không tìm được điều cầu xin, đành trở về tay không.

Bà bồng đứa bé đến chỗ Đức Phật đảnh lễ dưới chân Ngài và thưa: Con vâng lời Ngài dạy vào Thành, đến từng nhà xin lửa, ai cũng đều bảo nhà họ từng có người chết, cho nên con đành phải về tay không.

Đức Phật bảo bà ta: Người ta sống trên cõi đời này, có bốn việc không thể giữ gìn lâu dài.

Bốn việc ấy là:

Một là cái gì thường rồi sẽ đi đến vô thường.

Hai là giàu sang rồi sẽ nghèo hèn.

Ba là có sum họp ắt có lìa tan.

Bốn là khỏe mạnh rồi cũng phải chết.

Tất cả đều đi đến cái chết, bị cái chết dắt đi là một tai họa mà không một ai thoát khỏi.

Đức Phật bảo bà: Giờ đây bà đừng lo buồn nữa. Phải lo bố thí, giữ giới, tu bát quan trai vào các ngày trong tháng, mùng tám, mười bốn, mười lăm trong tháng, rồi tùy theo khả năng của mình mà bố thí cho người nghèo thiếu, cho các Sa Môn, Bà La Môn từ xa đến, ở lại, hoặc ghé qua. Làm vậy thì được phước không lường.

Bà ấy liền bạch Phật: Tình thương con đã ăn sâu vào xương tủy, vì nó mà con không còn tiếc mạng sống.

Lúc bấy giờ, vì muốn làm cho tâm trí người đàn bà này được tỏ ngộ, Đức Phật liền hóa ra bốn hố lửa thật lớn bao quanh bà ta.

Bị nóng quá, bà bèn đưa đứa bé ra che cho thân mình. Đứa bé la toáng lên vì không chịu nổi sức nóng.

Đức Phật liền hỏi bà: Hồi nãy, bà bảo bà thương con đến tận xương tủy, thà chịu chết chứ không để con chết. Nhưng rồi bị lửa ép ngặt không thể chịu nổi, đáng lẽ bà ráng chịu đựng chứ sao lại đưa đứa bé ra che cho thân mình. Lửa nhỏ ở thế gian nào đáng nói chi!

Lửa ở địa ngục thiêu đốt đau khổ khôn lường. Súc sanh khổ vì sống trong ngu si mê hoặc, ngạ quỷ khổ vì mãi bị đói khát do ít phước. Người có khả năng làm lợi ích cho mình thì phải lo hành đạo, tu các việc lành như bố thí, trì giới, nhẫn nhục thì sẽ không bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh chịu các khổ não, được hưởng phước Trời người, dần đến Niết Bàn.

Bấy giờ người đàn bà nghe Đức Phật nói pháp mầu cao cả như vậy, bèn tự suy nghĩ, trong tâm tự trách, gạt bỏ được ân ái, dứt hết mọi bám víu, bèn nghĩ rằng cõi đời này không có gì vui. Bà thấy rõ cái khổ của thân năm ấm lẫy lừng. Ngay ở trước Đức Phật bà liền dứt sạch phiền não, được mắt pháp thanh tịnh, chứng quả Tu Đà Hoàn.

Bấy giờ Đức Thế Tôn quán sát rạch ròi ý nghĩa ấy, thấu rõ gốc ngọn, giảng nói pháp yếu cho chúng sinh đời sau nên ở trước đại chúng liền nói bài kệ:

Thường rồi cũng hết

Cao rồi cũng rơi

Hợp phải có tan

Sinh phải có chết.

Chúng sinh cũng thế

Đều phải bỏ mạng

Đọa theo tội gây

Tự chịu tội phước.

Tất cả chúng sinh có hình dạng từ loại bò, bay, cựa động, bò trườn ngoằn ngèo, chạy nhảy cho đến thở hít, đều trở về chỗ tiêu ma, không tránh khỏi cái chết, tùy theo việc mình đã làm mà chịu quả báo, làm lành thì hưởng phước, làm ác thì chịu họa, như bong theo hình, không thể trốn được?

Do sự việc trên, nên Đức Phật nói bài kệ này:

Làm ác đọa địa ngục

Làm lành được sinh Thiên

Người nào tu nghiệp lành,

Vô lậu nhập Niết Bàn.

Thuở ấy, Đức Phật ngự trong vườn trúc Ca Lan Đà, thuộc thành La Duyệt. Lúc ấy, trong thành đang bị bệnh thời tiết, ôn dịch độc hại hoành hành khắp nơi. Người dân chết nhiều vô kể.

Đức Thế Tôn dùng thiên nhãn thanh tịnh không chút tì vết thấy những kẻ làm ác khi chết đọa vào địa ngục. Lại có vị Tỳ Kheo vì nhàm chán họa sinh tử và quán thấy thân bốn đại này không có gì đáng tham đắm, hôi thối khó đến gần, vị ấy liền thị tịch bằng cách nhập vào Niết Bàn vô dư.

Khi ấy, Đức Thế Tôn quán sát ý nghĩa này, thấu suốt ngọn ngành, thị hiện ngọn đèn sáng cho chúng sinh đời sau và giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài trên cõi đời mà Đức Thế Tôn nói bài kệ trên. Nghe Đức Phật nói kệ xong, cả đại hội đều phát đạo tâm vô thượng chánh chân.

Trên không hay xuống biển

Chẳng thể vào khe núi

Chẳng bất cứ nơi nào

Mà tránh khỏi thần chết.

Thuở ấy, Đức Phật ngự trong vườn trúc Ca Lan Đà, thành Vương Xá. Lúc ấy có bốn anh em Phạm Chí nọ, ai nấy đều chứng được năm thứ thần thông nên ai cũng biết mình không thể còn sống bao lâu nữa, chỉ còn bảy hôm nữa thôi.

Họ cùng suy nghĩ bàn với nhau rằng: Anh em bọn ta đều có được năm thứ thần thông, ai cũng có thể dùng thần lực của mình làm nghiêng đổ Trời đất này, hay hiện thân thật to lớn, đưa tay rờ mặt trời, mặt trăng.

Dời núi, ngăn sông, không có chuyện gì chúng ta không làm được, vậy chẳng lẽ chúng ta không trốn được cái nạn chết này sao?

Người anh cả nói: Ta sẽ ra biển trốn vào khoảng giữa mực nước biển, quỷ vô thường đâu biết ta ở đâu!

Người thứ hai nói: Tôi sẽ chui vào bụng núi Tu Di, rồi khép kín mặt ngoài núi không chừa kẽ hở thì quỷ vô thường đâu biết ở đâu!

Người thứ ba nói: Tôi sẽ bay lên hư không, ẩn mình không dấu vết thì quỷ vô thường biết tôi ở đâu!

Người thứ tư nói: Tôi sẽ trốn vào trong chợ, mọi người mua bán đông đảo, chẳng ai biết ai thì quỷ vô thường chỉ bắt được cùng lắm là một người nào đó, làm sao bắt được cả bốn anh em ta!

Bàn luận xong, cả bốn người cùng đến từ biệt Nhà Vua, thưa: Chúng tôi tính biết chỉ còn sống bảy hôm nữa thôi, nên mỗi người tự tìm cách trốn tránh mong được nhiều phước.

Nhà Vua liền bảo: Hãy khéo làm thăng tiến phước đức của mình.

Thế rồi họ giã biệt nhau, ai nấy tìm đến nơi mình đã định.

Đúng bảy hôm thì tất cả đều bỏ mạng tại nơi mình đang ở. Người anh thứ ba ở trên hư không thì rơi xuống như trái chín tự nhiên héo rụng. Người quản lý chợ báo lên Vua rằng có một Phạm Chí vừa mới chết trong chợ. Vua liền tỉnh ngộ nhận thấy họa phước vô thường. Bốn người cùng trốn mà nay một người đã chết thì ba người còn lại làm sao trốn thoát!

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dùng thiên nhãn thanh tịnh không chút tì vết mà biết rõ bốn vị Phạm Chí muốn trốn tránh vô thường, ai cũng mong sống ở đời mà tránh khỏi nạn chết, nhưng mạng số đã định nên không ai trốn được.

Đức Thế Tôn do sự việc trên tìm xét gốc ngọn nghĩa lý, muốn thị hiện ngọn đèn sáng cho chúng sinh đời sau và muốn chánh pháp tồn tại lâu dài trên cõi đời mà Ngài nói bài kệ này trước đại chúng:

Trên không hay xuống biển

Chẳng thể vào khe núi

Chẳng bất cứ nơi nào

Mà tránh khỏi thần chết.

Già bị đau nhức

Chết, ý ra đi

Vui nhà, ngục trói

Tham, đời không dứt.

Thuở ấy, Đức Phật ngự trong vườn trúc Ca Lan Đà, thuộc thành La Duyệt.

Có rất nhiều thầy Tỳ Kheo bạch với Đức Thế Tôn: Hôm nay, xin Như Lai cho chúng con biết từ nhận thức cuộc đời như thế nào mà Ngài đã từ bỏ cái đẹp nhất, cái vui nhất của cõi đời để xuất gia học đạo?

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói rộng về Sinh Kinh cho các thầy Tỳ Kheo nghe: Các thầy hãy lắng nghe kỹ, suy nghĩ cho sâu, ghi nhớ vào òng. Hôm nay ta sẽ nói pháp rất nhiệm mầu.

Các Tỳ Kheo đều thưa: Chúng con rất muốn nghe.

Đức Thế Tôn bảo: Bây giờ ta sẽ nói rộng cho các thầy nghe về Sinh Kinh.

Các thầy nên biết! Vua cha ta là Vua Chân Tịnh ra lệnh cho các quan ằng: Hôm ay ta muốn ra hậu viên ngắm cảnh vui chơi, hãy mau ửa soạn xa giá đẹp đẽ sang trọng.

Bấy giờ, vị quan đến trước Vua hân Tịnh thưa rằng: Tâu Đại Vương, Thái Tử muốn ra hậu viên gắm cảnh dạo chơi nên đã bảo sửa soạn xa giá sang trọng, xinh đẹp rồi. Nghe vậy, Vua vui mừng hớn hở, không tự kiềm chế được.

Vua liền bảo vị quan rằng: Ta cho phép Thái Tử ra hậu viên dạo chơi ngắm cảnh, để nhờ đó Thái Tử dẹp bỏ những ý tưởng lo buồn. Rồi ta lên xe ra đi cùng ba mươi bộ quân, trong đó ngoài bộ xa đi trước dẫn đường và đi sau, còn có hai bên mỗi bên là mười lăm bộ.

Bấy giờ ta đến hậu viên ngắm cảnh dạo chơi, gặp một cụ già than hình suy yếu, thần sắc thay đổi, da dùn mặt nhăn, đang chống gậy rên rỉ mà lê bước.

Lúc ấy, ta hỏi người đánh xe rằng: Đây là ai mà thân hình suy yếu, thần sắc thay đổi đến thế?

Người đánh xe thưa: Đó là một người già, thưa Thái Tử.

Ta hỏi: Già là sao?

Người đánh xe thưa: Già là thân hình biến đổi, tuổi cao, mạng sống chỉ còn trong một sớm một chiều. Từ hao mòn mà dần dần đến với cái chết, nên gọi là già.

Này các Tỳ Kheo, lúc đó ta lại hỏi người đánh xe: ta cũng sẽ già suy như thế không?

Người đánh xe thưa: Bậc tôn quý như Ngài và Trời, người đều phải già suy, không ai tránh khỏi.

Lúc đó, ta nghĩ rằng: Hễ ai đã có thân thì phải chịu tai họa này, nghèo hèn hay giàu sang cũng đều như vậy cả. ta liền bảo người đánh xe hãy lui xe trở về cung. Ở trong cung, ta tự giữ sự thanh tịnh mà suy nghĩ về đạo đức.

Lúc bấy giờ, Vua cha ta hỏi người đánh xe: Thái Tử đi dạo chơi ngắm cảnh có vừa lòng chăng?

Người đánh xe thưa: Thái Tử đi dạo chơi nhưng chưa tới hậu viên.

Vua hỏi người đánh xe: Sao không đưa Thái Tử tới hậu viên ngắm cảnh?

Người đánh xe thưa Vua rằng: Ra đi, giữa đường thì Thái Tử gặp một người già than hình suy yếu, thần sắc thay đổi, nên Ngài lo nghĩ và bảo quay về.

Nghe vậy, Vua Chân Tịnh tỏ vẻ chán nản.

Vua nói: ta đã ra lệnh trước cho mọi người ở trên đường phố rằng không được để cho Thái Tử nhìn thấy mọi cái gì dơ bẩn, xấu xa. Nếu để cho Thái Tử nhìn thấy thì trong khoảng bảy căn nhà ở đó đều bị giết. Vua liền sai người đi xem xét, nhưng không có nhà nào cả.

Vì sao?

Vì Trời Tịnh cư hóa ra ông lão ấy.

Này các Tỳ Kheo, ta lại suy nghĩ: Tuổi già suy yếu chẳng phải hôm nay mới có. Con người khi vừa lọt lòng mẹ, có thân hình là đã có sự già suy rồi, từ khi lọt lòng mẹ rồi đi chập chững ra vào, lớn lên khỏe mạnh, dần dần trở nên suy yếu đều phải gặp tai họa này.

Này các Tỳ Kheo, lúc đó, ta thầm nói bài kệ:

Lúc trẻ ý khỏe mạnh

Bị già nua ép ngặt

Hình dung thật khô héo

Hơi tàn nương gậy bước.

Này các Tỳ Kheo, ta đi dạo chơi gặp cảnh già ấy đầu tiên.

Vài hôm sau, ta lại bảo người đánh xe rằng: Ta muốn ra hậu viên dạo chơi, ngắm cảnh, vậy hãy mau sửa soạn xe giá.

Người đánh xe liền đến trước mặt Vua Chân Tịnh mà tâu rằng: Tâu Đại Vương, Thái Tử muốn đến hậu viên dạo chơi ngắm cảnh. Ngài đã bảo sửa soạn xe giá đầy đủ cả rồi.

Nghe tâu như vậy, Vua vui mừng khôn xiết, bèn bảo quan phụ tá: Ta cho phép Thái Tử ra hậu viên ngắm cảnh, dạo chơi, để dứt bỏ những ý nghĩ lo buồn. Ta liền lên xe, ra đi cùng với ba mươi bộ quân, hai bên mỗi bên có mười lăm bộ, không kể xe dẫn đường và xe đi sau.

Này các Tỳ Kheo, trên đường đến hậu viên để ngắm cảnh, dạo chơi, ta gặp một người bệnh, thân hình gầy ốm, đang nằm nôn oẹ, đại tiểu tiện. Ruồi nhặng bu đầy mình, từ bụng nước vàng rỉ ra hôi thối, chẳng ai dám đến gần.

Này các Tỳ Kheo, lúc ấy ta hỏi người đánh xe rằng: Đây là ai?

Người đánh xe thưa: Đó là người bệnh.

Bệnh là sao?

Đáp rằng: Bệnh là bởi phong đại, hỏa đại trong thân lừng lẫy, tâm không thấy vui. Các bệnh nhóm họp ăn thì không tiêu, ghét nghe tiếng người nói, nên gọi là bệnh.

Bấy giờ ta hỏi người đánh xe: Ta có mắc phải tai họa ấy không?

Người đánh xe thưa: Từ bậc Tôn quý như Ngài cho đến cả Trời, người ai cũng phải bệnh cả.

Này các Tỳ Kheo, ta lại nghĩ: Hễ ai có thân là phải chịu tai họa bệnh này, không tránh khỏi được.

Thế thì còn đến hậu viên ngắm cảnh để tìm cái gì nữa?

Ta bèn ra lệnh cho xe lui về cung.

Trong lòng lắng sâu suy nghĩ, ta muốn tìm cách dứt bỏ tai họa ấy.

Lúc bấy giờ Vua Chân Tịnh hỏi người đánh xe: Thái Tử ra hậu viên ngắm cảnh, dạo chơi có vừa ý chăng?

Người đánh xe thưa Vua: Thái Tử chưa đi tới hậu viên.

Vua hỏi người đánh xe rằng: Tại sao không đưa Thái Tử đến hậu viên ngắm cảnh?

Người đánh xe thưa rằng: Trên đường đến đó, Thái Tử gặp một người bệnh, thân thể gầy ốm, đang nằm nôn ọe, đại tiểu tiện, ruồi nhặng bu đầy mình. Bụng y rỉ ra nước vàng hôi thối, không ai dám đến gần. Nghe vậy Vua Chân Tịnh chán nản.

Vua bảo: Ta đã ra lệnh trước cho mọi người trên đường phố rằng không được để cho Thái Tử nhìn thấy những cái gì xấu xí, hôi thối. Nếu để cho Thái Tử nhìn thấy thì trong khoảng bảy căn nhà ở đó đều bị giết. Vua liền sai người đi xem xét, thì không thấy có nhà nào cả.

Vì sao?

Vì do Trời Tịnh Cư biến hóa ra người bệnh.

Này các Tỳ Kheo lúc đó, ta nghĩ như vậy: Hễ có thân thì phải có bệnh. Bệnh vốn có từ đời nào, chứ không phải mới có đây.

Lúc ấy Vua Chân Tịnh liền nghĩ như vậy: Những điềm báo trước khi Thái Tử đi dạo chơi làm Thái Tử lo nghĩ về cõi đời này, không vui thú gia đình, sẽ xuất gia. Vậy, bây giờ ta phải tăng them số người hầu hạ, bảo vệ bên cạnh để làm vui lòng Thái Tử.

Sau đó vài ngày, ta lại bảo người đánh xe: Ta muốn đi dạo chơi ngắm cảnh, hãy mau sửa soạn xa giá.

Nghe tin ấy, Vua Chân Tịnh vui mừng hớn hở không kiềm chế được, bèn bảo quan phụ tá: Cho phép Thái Tử đến hậu viên dạo chơi, ngắm cảnh để Thái Tử dứt bỏ những ý nghĩ lo buồn. Rồi ta liền lên xe, ra đi với ba mươi bộ quân, gồm hai với mỗi bên mười lăm bộ và không kể xe dẫn đầu và xe đi sau.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần