Quán Sứ – ngôi chùa gắn liền với các sự kiện lịch sử

Viếng chùa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX Nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ được tổ chức tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô, Thủ đô Hà Nội từ ngày 27 đến 29/11/2022 và một nơi ghi đậm dấu ấn các kỳ Đại hội, các sự kiện lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đó là ngôi chùa Quán Sứ.

Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương.

chua-quan-su-2-1920x1448

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ.

Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.

Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới Chính điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.

quang-canh-chua-Quan-Su

Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A Di Đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích ca, hai bên là A Nan Đà và Ca Diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chính điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.

Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.

Ngày 12/10/1935, báo Đuốc Tuệ (bán Nguyệt san) xuất bản số đầu tiên, báo quán đặt tại chùa Quán Sứ.

Năm 1936, Hội Bắc Kỳ Phật giáo đã suy tôn Tổ Vĩnh Nghiêm – HT.Thích Thanh Hanh đảm nhiệm chức Thiền gia Pháp chủ, tại chùa Quán Sứ.

Năm 1942, chùa được xây dựng lại theo bản vẽ thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng.

Năm 1949, Hội Việt Nam Phật giáo được thành lập, đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ.

co-giao-hoi-1-1920x1440

Ngày 13/5/1951, lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo được tung bay trong khuôn viên chùa Quán Sứ.

Năm 1952, Giáo hội Tăng Già Toàn quốc được thành lập tại chùa Quán Sứ. Đại hội đã suy cử Tổ Tuệ Tạng lên ngôi Thượng Thủ và bầu Ngài làm Trị sự Trưởng.

Năm 1958, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam được thành lập, chùa Quán Sứ làm trụ sở.

Năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Vua Lào lễ Phật tại chính điện chùa Quán Sứ.

Năm 1977, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam thành lập trường “Tu học Phật pháp Trung ương” tại chùa Quán Sứ. Trải qua hai khóa đào tạo, đến năm 1981, trường trực thuộc hệ thống Giáo dục của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đổi tên “Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở I”.

Ngày 9/4/1980, Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam ra mắt tại chùa Quán Sứ.

Tháng 11/1981, tổ chức Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Kỳ Đại hội lần thứ nhất, thống nhất 09 tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội và các hệ phái Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa Quán Sứ là nơi đặt trụ sở Văn phòng I Trung ương, cùng văn phòng đại diện của 13 Ban, Viện Trung ương. Phân viện NCPHVN tại Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam) và kênh Truyền hình An Viên TV cũng có trụ sở đặt tại đây.

Từ đó đến nay, chùa Quán Sứ luôn là nơi được chọn để tổ chức các sự kiện trọng đại của Giáo hội, đón tiếp các phái đoàn Phật giáo trong nước và quốc tế, đón tiếp các phái đoàn lãnh đạo cấp cao trong nước và quốc tế…Chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1981 đến nay.

Tài liệu tham khảo:

1. Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX, Chủ biên TT.Thích Đồng Bổn, tập 1, tập 2, tập 3.

2. Việt Nam Phật giáo Sử luận, tác giả Nguyễn Lang

3. Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, tác giả Hòa thượng Thích Trí Hải

icon Chùa Quán Sứ,Chùa Việt,Kiến trúc chùa Việt,Lịch sử chùa Việt,chùa quán sứ,kiến trúc chùa việt,chùa việt

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Những ngôi chùa nổi tiếng tại trung tâm Hà Nội

Viếng chùa   •   25.12.2023
Chùa là một trong những nét văn hóa tâm linh của người Việt Nam nói chung và của người dân nói riêng. Mỗi ngôi chùa ở Hà Nội dù lớn hay nhỏ đều có lịch sử, kiến trúc độc đáo, thu hút rất nhiều người đến tham quan, vãn cảnh.

Thập điện Diêm vương trong quan điểm của đạo Phật

Viếng chùa   •   25.12.2023
Địa ngục, tiếng Phạn là Naraka/ Niraya được Hán dịch là Địa ngục, Bất lạc, Khả Yểm, Khổ Cụ, Khổ Khí... đều có nghĩa là nơi thọ khổ sau khi chết của những ai khi sanh tiền đã tạo nên nghiệp ác.

Quán Sứ – ngôi chùa gắn liền với các sự kiện lịch sử

Viếng chùa   •   25.12.2023
Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương.