Phật Thuyết Kinh Ba Pháp Quán Bảy Xứ - Kinh Số Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH

BA PHÁP QUÁN BẢY XỨ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH SỐ MỘT  

Nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở tại vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá Vệ. Ngài gọi các Tỳ Kheo, các vị ấy đều xin thọ giáo.

Đức Phật dạy.

Này Tỳ Kheo, nên biết về bảy chốn và quan sát ba chỗ thì mau đạt được đạo pháp, thoát khỏi mọi trói buộc.

Không còn trói buộc thì tâm lý được giải thoát, do sáng suốt nên thấy pháp, đã thấy pháp thì chứng đạo, chấm dứt sự thọ sinh, thực hiện trọn vẹn đạo hạnh, đã làm điều phải làm, không còn bị cuốn theo các nẻo luân hồi nữa.

Đức Phật hỏi các Tỳ Kheo.

Thế nào là bảy chỗ phải nên biết?

Này các Tỳ Kheo, hãy nghe cho rõ. Biết đúng về sắc, biết đúng về nguồn gốc của sắc, biết đúng về sắc tận diệt, biết đúng về con đường đưa đến sắc tận diệt, biết đúng về sắc vị, biết đúng về đau khổ do sắc, biết đúng về sự cần thiết phải rời bỏ sắc, nói chung là cần phải biết tất cả.

Cũng như vậy, biết rõ về thống dương thọ, tư tưởng tưởng, sinh tử hành, và thức. Biết rõ về thức tập, biết rõ về thức tận diệt, biết rõ về con đường dẫn đến thức tận diệt, biết rõ thức vị, biết rõ đau khổ do thức, biết rõ về sự thoát ly thức, biết đúng về thức một cách rõ ràng.

Thế nào là biết đúng về sắc?

Sắc là bốn đại và những gì do Bốn đại tạo thành, đó là biết về nguồn gốc của sắc.

Thế nào là biết đúng về nguồn gốc của sắc?

Ái tập khởi là sắc tập khởi. Đó là biết đúng về nguồn gốc của sắc.

Thế nào là biết đúng về sắc diệt?

Ái diệt là sắc diệt. Đó là biết đúng về sắc diệt.

Thế nào là biết đúng con đường dẫn đến Sắc diệt?

Dựa theo tám chánh đạo từ chánh kiến đến chánh định. Như vậy là biết đúng con đường dẫn đến sắc diệt.

Thế nào là biết đúng sắc vị?

Do tham ái về sắc, nên hỷ sinh, dục sinh. Như vậy là biết đúng về sắc vị.

Thế nào là biết đúng về sự khổ não của sắc?

Sắc là pháp vô thường, khổ, thay đổi. Như vậy là biết đúng về sự khổ não của sắc.

Thế nào là biết đúng về sự thoát ly sắc?

Giải thoát mọi dục tham về sắc, vứt bỏ dục, xa lánh dục. Như vậy là biết đúng về sự thoát ly khỏi sắc.

Thế nào là thống dương thọ, biết rõ về sáu thống dương sáu thọ. Mắt tiếp xúc đối tượng sinh thống dương thọ. Tai, mũi, miệng, thân, ý tiếp xúc sinh ra thống dương thọ. Như vậy là biết về thống dương thọ.

Thế nào là biết rõ nguồn gốc của thống dương thọ?

Xúc tập khởi là thống dương thọ tập khởi. Như vậy là biết sự tập khởi của thống dương thọ.

Thế nào là thống dương thọ tận?

Xúc diệt là thống dương thọ tận. Như vậy là biết đúng về thống dương thọ tận.

Thế nào là biết về con đường đưa đến thống dương thọ tận diệt?

Nhờ vào tám chánh đạo từ chánh kiến đến chánh định. Như vậy là biết đúng về con đường đưa đến thống dương thọ tận diệt.

Thế nào là biết về thống dương vị?

Do thống dương thọ nên tìm cầu sự ưa thích. Như vậy là biết đúng về thống dương vị.

Thế nào là biết về mọi khổ não của thống dương?

Thống dương là pháp vô thường, thay đổi, tạo sự khổ não cho tâm ý. Như vậy là biết đúng về sự khổ não của thống dương thọ.

Thế nào là biết về sự thoát ly khỏi thống dương thọ?

Ham muốn về thống dương thọ tiến triển thành tham ái, vậy nên phải vượt qua tham ái. Như vậy là biết đúng về sự thoát ly khỏi thống dương thọ.

Thế nào là biết đúng về tư tưởng tưởng?

Là sáu tư tưởng thuộc thân, như mắt tiếp xúc sinh tư tưởng. Tai, mũi, miệng, thân, ý tiếp xúc sinh tư tưởng. Như vậy là biết đúng sáu tư tưởng tưởng.

Thế nào là biết đúng về nguồn gốc của tư tưởng tưởng?

Xúc tập là tư tưởng tập. Như vậy là biết đúng về tư tưởng tập khởi từ xúc.

Thế nào là tư duy đến ác?

Hướng đến ác là tập khởi của khổ não. Vì vậy, ta giảng dạy phải từ bỏ ác hạnh về thân. Nếu Tỳ Kheo từ bỏ ác hạnh về thân, thì đạt được lợi ích, được an ổn. Vì vậy, ta giảng dạy phải từ bỏ thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần