Phật Thuyết Kinh Bản Sự - Phẩm Một - Phẩm Một Pháp - Phần Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH BẢN SỰ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Huyền Trang, Đời Đường  

PHẨM MỘT

PHẨM MỘT PHÁP  

PHẦN BỐN  

Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là niệm giới.

Vì sao?

Vì tất cả hữu tình do không niệm giới nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại thế gian này.

Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:

Ta quán các hữu tình

Do vì không niệm giới

Qua lại, đọa nẻo ác

Chịu sinh tử luân hồi.

Ai hiểu biết đúng đắn

Thường niệm luôn về giới

Nhất định được Bất Hoàn

Không sinh lại thế gian.

Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là niệm thí.

Vì sao?

Vì tất cả hữu tình do không niệm thí nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn. Không còn sinh trở lại thế gian này.

Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:

Ta quán các hữu tình

Do vì không niệm thí

Qua lại đọa nẻo ác

Chịu sinh tử luân hồi.

Ai hiểu biết đúng đắn

Thường niệm luôn về thí

Nhất định được Bất Hoàn

Không sinh lại thế gian.

Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là niệm Thiên.

Vì sao?

Vì tất cả hữu tình do không niệm Thiên nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn. Không còn sinh trở lại nơi thế gian này.

Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:

Ta quán các hữu tình

Do vì không niệm Thiên

Qua lại đọa nẻo ác

Chịu sinh tử luân hồi.

Ai hiểu biết đúng đắn

Luôn luôn niệm về Thiên

Nhất định được Bất Hoàn

Không sinh lại thế gian.

Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là niệm về sự dừng nghỉ.

Vì sao?

Vì tất cả hữu tình do không niệm về sự dừng nghỉ nên thường qua lại đọa trong nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại thế gian này.

Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:

Ta quán các hữu tình

Do không niệm dừng nghỉ

Qua lại đọa đường ác

Chịu sinh tử luân hồi.

Ai hiểu biết đúng đắn

Luôn niệm sự dừng nghỉ

Nhất định được Bất Hoàn

Không sinh lại thế gian.

Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là quán hơi thở ra, hơi thở vào.

Vì sao?

Vì tất cả hữu tình do không quán hơi thở ra, hơi thở vào nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.

Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Khi ấy Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:

Ta quán các hữu tình

Do không quán hơi thở

Qua lại đọa nẻo ác

Chịu sinh tử luân hồi.

Ai hiểu biết đúng đắn

Thường quán về hơi thở

Nhất định được Bất Hoàn

Không sinh lại thế gian.

Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là niệm thân.

Vì sao?

Vì tất cả hữu tình do không niệm thân nên thường qua lại đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.

Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:

Ta quán các hữu tình

Do không niệm về thân

Qua lại, đọa nẻo ác

Chịu sinh tử luân hồi.

Ai hiểu biết đúng đắn

Luôn niệm đến thân thể

Nhất định được Bất Hoàn

Không sinh lại thế gian.

Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là niệm tử chết.

Vì sao?

Vì tất cả hữu tình do không niệm tử nên thường qua lại, đọa trong các nẻo ác, chịu khổ sinh tử. Ai thường niệm một pháp như vậy, ta chứng nhận người đó nhất định được quả Bất Hoàn, không còn sinh trở lại nơi thế gian này.

Thế nên ta nói: Các hữu tình nào thường niệm một pháp, ta chứng nhận hữu tình đó nhất định được quả Bất Hoàn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:

Ta thấy các hữu tình

Do vì không niệm tử

Qua lại, đọa nẻo ác

Chịu sinh tử luân hồi.

Ai hiểu biết đúng đắn

Luôn luôn niệm về tử

Nhất định được Bất Hoàn

Không sinh lại thế gian.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần