Phật Thuyết Kinh Bản Sự - Phẩm Một - Phẩm Một Pháp - Phần Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH BẢN SỰ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang, Đời Đường
PHẨM MỘT
PHẨM MỘT PHÁP
PHẦN NĂM
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với tham nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, thì người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa tham, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác không thể đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với tham đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa tham thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng. Thế nên, các Bí Sô đối với tham nên nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên tìm cách đoạn trừ hẳn, tức ở trong Pháp Phật nên tu phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ tham
Họ cánh xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ tham
Cách Niết Bàn không xa.
Ta thấy các hữu tình
Do tham làm cấu nhiễm
Qua lại, đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn tham ấy
Được thượng quả Sa Môn
Không còn tái sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với sân chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa sân, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với sân đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa sân, thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với sân nên nhận biết đúng như thật tri, nên nhận biết đúng khắp, nên tìm cách đoạn trừ hẳn, tức ở trong Phật Pháp nên tu hành phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ sân
Người đó xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ sân
Cách Niết Bàn không xa.
Ta quán các hữu tình
Do sân làm cấu nhiễm
Qua lại, đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn sân ấy
Được thượng quả Sa Môn
Không còn thọ sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với si chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa si, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với si đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa si, thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với si nên nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên cầu mong đoạn trừ hẳn, tức ở trong Pháp Phật nên tu hành phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ si
Người đó xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ si
Cách Niết Bàn không xa.
Ta thấy các hữu tình
Do si làm cấu nhiễm
Qua lại, đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn si này
Được thượng quả Sa Môn
Không còn thọ sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với phú chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa phú, thì không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với phú đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa phú, nên có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với phú nên nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên tìm cách đoạn trừ hẳn, tức ở trong Phật Pháp nên tu hành phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ phú
Người đó xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ phú cách
Niết Bàn không xa.
Ta thấy các hữu tình
Do phú làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn phú ấy
Được thượng quả Sa Môn
Không còn thọ sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với não chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa não, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với não đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa não, thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với não nên nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên tìm cách đoạn trừ hẳn, tức ở trong Phật Pháp nên tu hành phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ não
Người đó xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ não
Cách Niết Bàn không xa.
Ta quán các hữu tình
Do Não làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn não ấy
Được thượng quả Sa Môn
Không còn thọ sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với phẫn chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa phẫn, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với phẫn đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa phẫn thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với phẫn nên nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên tìm cách đoạn trừ hẳn, tức ở trong Pháp Phật nên tu hành phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ phẫn
Người đó xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ phẫn
Cách Niết Bàn không xa.
Ta quán các hữu tình
Do phẫn làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn phẫn ấy
Được thượng quả Sa Môn
Không còn thọ sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với hận chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa hận, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với hận đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa hận, thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với hận phải nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên cầu mong đoạn trừ hẳn, tức ở trong Pháp Phật nên tu hành phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ hận
Người đó xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ hận
Cách Niết Bàn không xa.
Ta quán các hữu tình
Do hận làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn hận ấy
Được thượng quả Sa Môn
Không còn thọ sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với tật chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa tật, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với tật đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa tật, thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với tật phải nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên tìm cách đoạn trừ hẳn, tức ở trong Pháp Phật nên tu hành phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ tật
Người đó xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ tật
Cách Niết Bàn không xa.
Ta quán các hữu tình
Do tật làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn tật ấy
Được thượng quả Sa Môn
Không còn thọ sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với xan chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa xan, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với xan đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa xan, thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với xan phải nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên tìm cách đoạn trừ hẳn, tức ở trong Pháp Phật nên tu hành phạm hạnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tóm tắt lại nghĩa này và nói kệ:
Ai chưa biết rõ xan
Người đó xa Niết Bàn
Ai đã biết rõ xan
Cách Niết Bàn không xa.
Ta quán các hữu tình
Do xan làm cấu nhiễm
Qua lại đọa nẻo ác
Chịu sinh tử luân hồi.
Ai hiểu biết đúng đắn
Đoạn trừ hẳn xan ấy
Được thượng quả Sa Môn
Không còn thọ sinh nữa.
Tôi từng nghe Đức Thế Tôn bảo: Bí Sô nên biết! Ai đối với đam chưa nhận biết đúng như thật, chưa nhận biết đúng khắp, chưa đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình chưa lìa đam, nên không thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Ai đối với đam đã nhận biết đúng như thật, đã nhận biết đúng khắp, đã đoạn trừ hẳn, người đó ngay nơi tâm mình đã lìa đam, thì có thể thông đạt, biết khắp, Đẳng Giác, đạt đến Niết Bàn và chứng đắc an lạc vô thượng.
Thế nên Bí Sô! Đối với đam nên nhận biết đúng như thật, nên nhận biết đúng khắp, nên tìm cách đoạn trừ hẳn, tức ở trong Pháp Phật nên tu hành phạm hạnh.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba