Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Thập địa Chân Ngôn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy

PHẬT THUYẾT KINH BẤT KHÔNG

QUYẾN SÁCH THẦN BIẾN CHÂN NGÔN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy  

PHẨM BA MƯƠI MỐT

PHẨM THẬP ĐỊA CHÂN NGÔN  

Nhất Tự Chân Ngôn là: Án. OṂ.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi Mahā kāruṇa citta quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, nên khéo tu hành mười loại thắng nghiệp.

Nhóm nào là mười?

1. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu ý nghiệp tịnh thắng nghĩa là nên dùng nhất thiết bất không trí trí tâm tu tập tất cả căn lành, sự nghiệp thắng ý … chẳng thể đắc.

2. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu tâm nghiệp bình đẳng của tất cả hữu tình, nghĩa là nên dùng nhất thiết bất không trí trí tâm dẫn phát bốn tâm vô lượng: Từ, bi, hỷ, xả. Tất cả hữu tình chẳng thể đắc.

3. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp bố thí nghĩa là nên dùng nhất thiết bất không trí trí tâm đối với các hữu tình không có chỗ phân biệt mà hành bố thí. Người cho, người nhận kèm với vật đã cho chẳng thể đắc.

4. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp gần gũi bạn thiện lành nghĩa là thấy các bạn thiện lành chỉ đường cảm hóa hữu tình khiến cho kẻ ấy tu tập nhất thiết bất không trí trí tâm, nên liền gần gũi, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Hỏi, nhận chánh pháp, thừa sự không có mệt mỏi. Bạn lành, bạn ác không có hai tướng.

5. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu cầu pháp nghiệp nghĩa là nên dùng nhất thiết bất không trí trí tâm siêng năng cầu chánh pháp vô thượng của Như Lai, chẳng rơi vào địa Thanh Văn, Duyên Giác. Các pháp đã monng cầu chẳng thể đắc.

6. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp thường xuất gia nghĩa là tất cả nơi sinh ra, luôn chán ghét ở nhà ngục tù ồn ào tạp nhạp. Thường thích Phật.

Pháp thanh tịnh, xuất gia không bị trở ngại. Nhà cửa đã vứt bỏ chẳng thể đắc.

7. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp yêu thích thân Phật nghĩa là tạm nhìn thấy hình tượng Phật một lần, cho đến đắc được bồ đề, cuối cùng chẳng bỏ nơi niệm Phật, tác ý. Các Tướng tùy hảo chẳng thể đắc.

8. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp làm rõ pháp Giáo là Khế Kinh Sūtra, Ứng Tụng Geya, Ký Biệt Vyākaraṇa, Tự Thuyết Udāna, Duyên Khởi Nidāna, Thí Dụ Abadāna, Bản Sự Itivṛttaka, Bản Sinh Jātaka, Phương Quảng Vaipulya, Hy pháp Adbuta dharma, Luận Nghĩa Upadeśa: Luận Nghị.

Đức Như Lai ở đī với sau khi Niết Bàn, vì các hữu tình mở bày rõ pháp Giáo. Chặng đầu, chặng giữa, chặng sau khéo nghe nghĩa xảo diệu, thuần nhất viên mãn phạm hạnh thanh tịnh. Pháp đã phân biệt chẳng thể đắc.

9. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp phá kiêu mạn nghĩa là thường ôm giữ sự khiêm kính, hàng phục tâm kiêu mạn. Do đây chẳng sinh vào họ thấp kém, dòng hạ tiện. Các pháp hưng thịnh chẳng thể đắc.

10. Dùng không có chỗ đắc làm phương tiện, tu nghiệp Hằng Đế Ngữ nghĩa là xưng biết, thuyết nói hành tướng phù hợp. Tính của tất cả lời nói ngữ chẳng thể đắc.

Như vậy người tu trì Chân Ngôn này, hay hại các tội nặng, ác trong quá khứ hiện tại. Tất cả cấu chướng đều tiêu diệt hết, sẽ được tất cả Chư Phật, Bồ Tát, Thiên, Tiên, Rồng, Thần thảy đều vui vẻ. Ngay sau khi buông xả mạng, đến cõi nước Cực Lạc ở phương Tây, hóa sinh trong hoa sen, trụ Cực Hỷ Địa Pramudita bhūmi.

Nhị Tự Chân Ngôn là: Án bộ. OṂ PU.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, suy nghĩ tám pháp tu tập viên mãn.

Nhóm nào là tám?

1. Viên mãn giới cấm thanh tịnh, nghĩa là chẳng dấy lên tác ý của Thanh Văn, Độc Giác với phá giới khác làm chướng ngại Bồ Đề.

2. Biết ơn, báo ơn nghĩa là nhận chút ơn còn chẳng quên báo đáp, huống chi ân huệ lớn mà chẳng cần báo đáp sao?

3. An trụ nhẫn lực sức nhẫn nại nghĩa là giả sử các hữu tình đi đến nhìn thấy xâm phạm hủy hoại. Nhưng đối với kẻ ấy, không có tâm tức giận gây hại.

4. Nhận sự vui vẻ thù thắng, nghĩa là nơi cảm hóa hữu tình đã được thành tựu. Thân tâm vui thích, nhận sự vui vẻ thù thắng.

5. Chẳng buông bỏ hữu tình, nghĩa là nhổ bứt tâm hữu tình, luôn chẳng buông bỏ.

6. Luôn khởi đại bi, nghĩa là tác niệm này: Ta vì nhiêu ích tất cả hữu tình. Giả sử đều như vô lượng vô số căng già sa kiếp ở địa ngục lớn chịu các sự khổ đau dữ dội, hoặc bị thiêu đốt.

Hoặc bị chưng nấu, hoặc bị chặt, hoặc bị cắt, hoặc bị đâm, hoặc bị treo, hoặc bị chà xát, hoặc bị đâm giã… chịu vô lượng việc khổ như vậy, cho đến khiến cho kẻ kẻ nương vào Phật Thừa mà Bát Niết Bàn Parinirvāṇa. Như vậy tất cả giới hữu tình dứt hết nhưng tâm đại bi từng không có chán nản mỏi mệt.

7. Đối với các Sư Trưởng dùng tâm kính tin, thăm hỏi nương theo, cúng dường như tưởng phụng sự Đức Phật. Nghĩa là cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cung thuận Sư Trưởng đều không có chỗ chống trái.

8. Siêng năng cầu tu tập pháp Ba La Mật Dharma pāramitā, nghĩa là đối với các pháp Ba la mật đa chuyên tâm tu học, xa lĩa việc khác.

Như vậy người tu trì Chân Ngôn này, hay hại tội chướng trong quá khứ hiện tại, mọi loạc các bệnh đều tiêu diệt hết, tất cả quỷ thần chẳng ngang ngược gây nhiễu não. Ma Ni Bạt Đà Thần, Tỳ Sa Môn Thần gìn giữ tài bảo mà thường ủng hộ.

Đức Phật A Di Đà hiện ra chứng minh, ngay khi buông xả mạng xong thì sinh trong cung điện báu của Quán Thế Âm Bồ Tát trên núi Bổ Đà Lạc, trụ Ly Cấu Địa Vimalabhūmi, được Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân Ngôn Tất Địa mà tự hiện ra trước mặt.

Tam Tự Chân Ngôn là:

Án bát đầu mễ.

OṂ. PADME.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, trụ tu năm pháp.

Nhóm nào là năm?

1. Siêng năng cầu Đa Văn Bahu śruta không có chán ngấy, nơi pháp đã nghe chẳng dính vào văn tự.

Nghĩa là phát siêng năng, tinh tiến tác niệm này: Hoặc Cõi Phật này, hoặc mười phương cõi: Chánh pháp mà Chư Phật Thế Tôn đã nói thì ta đều lắng nghe, học tập, đọc tụng, thọ trì nhưng ở trong ấy chẳng dính vào văn tự.

2. Dùng tâm không có nhiễm, thường hành pháp thí Dharma deśanā, tuy rộng khai hóa mà chẳng tự cao. Vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp, bên trên chẳng tự giữ lấy cho mình mà đem căn lành này hồi hướng Bồ Đề, huống chi là cầu việc khác. Tuy hóa đạo nhiều nhưng chẳng tự phụ.

3. Vì trang nghiêm Tịnh Thổ mà gieo trồng các căn lành, tuy dùng hồi hướng nhưng chẳng tự đề cao mình. Nghĩa là dũng mãnh tinh tiến tu các căn lành, vì muốn trang nghiêm Tịnh Quốc của Chư Phật với làm cho đất tâm của mình và người khác được thanh tịnh. Tuy làm việc này nhưng chẳng tự cao.

4. Vì cảm hóa hữu tình, tuy chẳng chán mệt sinh tử không có bờ mé, nhưng chẳng tự cao. Nghĩa là muốn thành thục tất cả hữu tình, gieo trồng các căn lành, nghiêm tịnh Cõi Phật, cho đến chưa mãn Nhất Thiết Trí Trí Sarva jñā jñāna, tuy chịu vô biên sinh tử, siêng năng cực khổ mà chẳng chán mệt, nhưng chẳng tự cao.

5. Tuy trụ Tàm Hrī: Biết hổ thẹn về việc tội lỗi mà mình đã làm, quý Apatrāpya: Biết ghê sợ tội lỗi của mình, biết xấu hổ với người khác nhưng không có chỗ dính mắc. Nghĩa là chuyên cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Đối với các Thanh Văn, Độc Giác, tác ý có đủ tàm quý, cuối cùng chẳng tâm dấy lên, nhưng ở trong ấy cũng không có chỗ dính mắc.

Người tu trì Chân Ngôn này thì Quán Thế Âm Bồ Tát làm hình Đồng Tử hiện ra trước mặt, âm thầm gia cho mọi nguyện, được thấy Tối Thắng Liên Hoa Đỉnh Mạn Noa La, các Đại Liên Hoa Chân Ngôn Đàn Ấn Tam Muội Gia. Nhất Thiết Như Lai Bí Mật Chân Ngôn Đàn Ấn Tam Muội Gia. Ngay khi buông xả mạng xong, sinh về cõi Tịnh, trụ Phát Quang Địa Prabhākāri bhūmi.

Tứ Tự Chân Ngôn là:

Án bát đầu ma hột lợi.

OṂ. PADMA HRĪḤ.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, nên trụ mười pháp thường hành chẳng vuông bỏ.

Nhóm nào là mười?

1. Trụ A Luyện Nhã Araṇya thường chẳng buông lìa. Nghĩa là cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, vượt qua đẳng địa của Thanh Văn, Độc Giác, cho nên thường chẳng buông bỏ nơi A Luyện Nhã.

2. Trụ ở ít ham muốn, bến trên chẳng tự vì mình cầu đại bồ đề, huống chi là ham muốn nhóm việc danh lợi của thế gian.

3. Trụ ở vui biết đủ, chuyên vì chứng đắc nhất thiết bất không trí trí tâm cho nên đối với việc khác không có dính mắc, mà vui biết đủ.

4. Thường chẳng buông lìa công đức của Như Lai, thường ở pháp thâm sâu dấy lên lời nói xem xét chân thật.

5. Nơi các học xứ chưa từng vứt bỏ, đối với giới đã học gìn giữ vững chắc chẳng dời, nhưng ở trong ấy lại chẳng chấp vào Tướng thủ tướng.

6. Đối với các sự ham muốn vui thích dục lạc sinh chán lìa sâu xa, đối với sự ham muốn vui thích màu nhiệm diệu dục lạc chẳng khởi tâm ham muốn, tìm kiếm.

7. Thường hay phát khởi tịch diệt câu tâm, nghĩa là đạt các pháp, từng không có khởi làm.

8. Buông bỏ các Sở Hữu. Đối với pháp bên trong bên ngoài, từng không có nơi chọn lấy vô sở thủ.

9. Tâm chẳng trì trệ chìm đắm, đối với các Thức Vijñāna trụ tâm chưa từng khởi.

10. Đối với các Sở Hữu không có nhớ nhung lưu luyến. Nghĩa là đối với các pháp không có chỗ suy nghĩ.

Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này mau đều thành tựu sự nghiệp Xuất Thế Lokottara. Đức A Súc Như Lai Akṣobhya tathāgata hiện thân, xoa đỉnh đầu bảo rằng: Nay ngươi đã được thân nghiệp thanh tịnh, diệt các cái chướng, sẽ sinh vào nước của ta, chứng Túc Mệnh Trí, chẳng thọ sinh trong bào thai nữa, trụ Diệm Tuệ Địa Arciṣmatī bhūmi.

Ngũ Tự Chân Ngôn là:

Án bát đầu ma bộ nê.

OṂ. PADMA PUṆYE.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, nên lìa mười pháp.

Nhóm nào là mười?

1. Nên xa lìa nhà ở, nghĩa là nơi Chí tính thích dạo chơi tất cả cỏi nước của Chư Phật, tùy theo nơi sinh ra thường ưa thích xuất gia, cắt bỏ râu tóc, cầm giữ Ứng Khí Pātra, mặc ba pháp Phục, hiện làm Sa Môn.

2. Nên lìa xa các Bật Sô Ni Bhikṣuṇī: Tỳ Kheo Ni nghĩa là thường nên xa lìa các Bật Sô Ni, chẳng cùng ở chung như khoảng búng ngón tay, cũng lại đối với điều ấy, chẳng dấy lên tâm khác.

3. Nên xa lìa gia xan Tâm bị cột trói với sự ưa thích đến thăm nhà của Thí Chủ.

Nghĩa là tác suy nghĩ này: Ta ứng với đêm dài, lợi ích an vui cho tất cả hữu tình. Nay hữu tình này có phước lực tự do. Cảm được nhà Thí Chủ thù thắng như vậy, cho nên ta ở bên trong chẳng nên khởi tâm ham muốn.

4. Nên xa lìa sự tức giận tranh giành của Chúng Hội.

Nghĩa là tác suy nghĩ này: Nếu ở Chúng Hội mà trong ấy hoặc có Thanh Văn, Độc Giác, hoặc nói pháp yếu tương ứng với Thừa ấy khiến cho ta lùi mất tâm Bồ Đề. Thế nên quyết định xa lìa Chúng Hội.

Lại tác niệm này: Các sự tranh giành tức giận hay khiến cho hữu tình phát khởi sự giận dữ gây hại, tạo làm mọi loại ác, nghiệp bất thiện … còn trái ngược với nẻo thiện lành huống chi là Bồ Đề. Thế nên quyết định xa lìa sự tức giận tranh giành.

5. Nên xa lìa việc tự khen mình chê bai người khác. Nghĩa là đối với pháp bên trong bên ngoài, đều không có sở kiến. Cho nên cần xa lìa việc tự khen mình chê bai người khác.

6. Nên xa lìa con đường của mười nghiệp bất thiện.

Nghĩa là tác suy nghĩ này: Pháp mười ác này còn gây trở ngại cho nẻo thiện lành, huống chi là Đại Bồ Đề. Cho nên cần phải xa lia.

7. Nên xa lìa tăng thượng, ngạo mạn.

Nghĩa là chẳng thấy có pháp, há lại dấy lên sự ngạo mạn sao?

8. Nên xa lìa sự điên đảo. Nghĩa là quán sự điên đảo đều chẳng thể đắc.

9. Nên xa lìa sự do dự. Nghĩa là quán sự do dự đều chẳng thể đắc.

10. Nên xa lìa nghiệp tham sân si. Nghĩa là đều chẳng thấy có sự tham sân si.

Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này hại các lậu chướng, được thân vô úy, được pháp vô úy, Đức Đại Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện thân bảo rằng: Lành thay! Lành thay thiện nam tử! Ngươi gom chứa to lớn Bất Không Vương Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn Đàn Ấn Tam Muội Gia. Đại phước đức uẩn, căn lành bồ đề đều được thành tục.

Sau khi ngươi hết mạng sẽ được cúng dường chín mươi hai căng già sa câu chi na dữu đa trăm ngàn Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, gieo trồng căn lành, mới đi đến nước của ta, hóa sinh trong hoa sen, trụ Cực Nan Thắng Địa Sudurjayā bhūmi.

Lục Tự Chân Ngôn là:

Án bát đầu ma bà lộ ca.

OṂ. PADMA VĀLUKA.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, nên tu sáu pháp.

Nhóm nào là sáu?

1. Nên viên mãn bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tiến Ba la mật đa, tĩnh lự Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa. Nghĩa là vượt hơn đẳng địa của Thanh Văn, Độc Giác, trụ sáu Ba la mật đa này.

Phật với trụ nhị thừa hay vượt qua bờ biển đã biết trong quá khứ, bờ biển đã biết trong hiện tại, bờ biển đã biết trong vị lai, bờ biển đã biết của vô vi, bờ biển đã biết chẳng thể nói.

2. Nên xa lìa Tâm của Thanh Văn, Độc Giác.

Nghĩa là nói lời này: Tâm của các Thanh Văn chẳng phải là chứng vô thượng bồ đề đạo, cho nên cần xa lìa.

Lại nói lời này: Tâm của các Độc Giác quyết định chẳng hay được nhất thiết bất không trí trí, cho nên phải xa lìa.

3. Nên xa lìa Tâm nhiệt não.

Nghĩa là nói lời này: Tâm sợ hãi sự nhiệt não của sinh tử, chẳng phải là chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Giác Đạo, cho nên phải xa lìa.

4. Thấy người ăn xin đi đến thì tâm chẳng chán ghét lo lắng.

Nghĩa là tác niệm này: Tâm chán ghét lo lắng này đới với Đại Bồ Đề chẳng phải là hay chứng đạo, cho nên quyết định xa lìa.

6. Buông xả hất thảy vật có được, tâm không có lo buồn hối hận.

Nghĩa là tác niệm này: Tâm lo buồn hối hận này, quyết định gây chướng ngại nơi chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cho nên ta buông lìa.

6. Đối với người đến cầu xin thì cuối cùng chẳng giả trá lừa dối.

Nghĩa là tác niệm này: Tâm giả trá lừa dối này quyết định chẳng phải là A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Đạo.

Tại sao thế?

Khi Bồ Tát Ma Ha Tát mới phát tâm thời tác lời thề rằng: Phàm hết thảy thứ mà ta đã có, đều đem cho người đến cầu xin, tùy theo thứ ham muốn chẳng khiến cho không có.

Như thời nay tại sao lại giả trá lừa dối người kia?

Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này vượt qua năm hối năm điều răn dạy, chứng Liên Hoa Đỉnh Bí Mật Tâm Chân Ngôn Thành Tựu, nhìn thấy cửa cung điện của tất cả tám Bộ Trời Rồng mở ra, đều được thành tựu pháp Thế xuất gian. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở mười phương phóng ánh sáng lớn chiếu chạm thân ấy.

Tất cả Như Lai nhiều như số hạt bụi nhỏ trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới cùng một lúc hiện thân quán sát, an ủi.

Đức Liên Hoa Quan Tràng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện ra trước mặt bảo rằng: Nghiệp mà ngươi đã tu đều được thành tựu, sẽ sinh vào nước của ta, trụ Hiện Tiền Địa Abhimukhī bhūmi thẳng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Thất Tự Chân Ngôn là:

Án một bát đầu ma nhập phộc la hồng điệt lực.

OṂ. PADMA JVALA HŪṂ DHṚ

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, cần phải xa lìa hai mươi loại Pháp.

Nhóm nào là hai mươi?

1. Nên xa lìa ngã chấp Ātma grahā, hữu tình chấp Satva grahā, mệnh giả chấp Ayuḥ grahā, sinh giả chấp Jāta grhā, dưỡng chấp, sĩ phu chấp, số thủ thú chấp Pudgala grahā, nho đồng chấp Mānava grahā, ý sinh chấp Manuja grahā, tri giả chấp, kiến giả chấp … nghĩa là quán ta, hữu tình cho đến người hiểu biết tri giả, sự thấy biết kiến giả… rốt ráo chẳng thể đắc.

2. Nên xa lìa đoạn chấp Uccheda grahā. Nghĩa là quán các pháp rốt ráo chẳng sinh, không có nghĩa chặt đứt.

3. Nên xa lìa thường chấp Nitya grahā. Nghĩa là quán tính không có thường của các pháp.

4. Nên xa lìa tướng tưởng quan điểm và nhận thức. Nghĩa là quán tính tạp nhiễm chẳng thể đắc.

5. Nên xa lìa nhân đẳng kiến chấp, nghĩa là đều chẳng thấy có tính của các Kiến Dṛṣṭi.

6. Nên xa lìa các danh sắc chấp Nāma rūpa grahā, nghĩa là quán tính của danh sắc đều chẳng thể đắc.

7. Nên xa lìa uẩn chấp Skandha grahā, nghĩa là quán tính của năm uẩn đều chẳng thể đắc.

8. Nên xa lìa xứ chấp Āyatana grahā, nghĩa là quán tính của mười hai xứ đều chẳng thể đắc.

9. Nên xa lìa giới chấp Dhātu grahā, nghĩa là quán tính của mười tám giới đều chẳng thể đắc.

10. Nên xa lìa đế chấp Satya grahā, nghĩa là quán tính của các đế đều chẳng thể đắc.

11. Nên xa lìa duyên khởi chấp Pratītya samutpāda grahā, nghĩa là quán tính của các duyên khởi đều chẳng thể đắc.

12. Nên xa lìa trụ trước tam giới chấp, nghĩa là quán tính của ba quả đều chẳng thể đắc.

13. Nên xa lìa nhất thiết pháp chấp Sarva dharma grahā, nghĩa là quán tính của các pháp đều chẳng thể đắc.

14. Nên xa lìa nơi nhất thiết pháp như lý bất như lý chấp, nghĩa là quán tính của các pháp đều chẳng thể đắc, không có tính của như lý, bất như lý.

15. Nên xa lìa Y Phật kiến chấp, nghĩa là y theo sự chấp vào cái thấy của Phật thì chẳng được thấy Phật.

15. Nên xa lìa Y pháp kiến chấp, nghĩa là đạt tính của chân pháp thì chẳng thể thấy.

16. Nên xa lìa Y Tăng kiến chấp, nghĩa là biết hòa hợp chúng không có tướng vô tướng, không có tạo làm vô vi thì chẳng thể thấy.

18. Nên xa lìa Y Giới kiến chấp, nghĩa là biết tính của tội, phước đều chẳng phải là có.

19. Nên xa lìa bố úy không pháp, nghĩa là quán các không pháp Śūnyadharma đều không có tự tính thì việc đã sợ hãi rốt ráo chẳng phải là có.

20. Nên xa lìa vi bội không tính, nghĩa là quán tự tính của các pháp đều trống rỗng Śūnya: Không, chẳng phải là trống rỗng phi không cùng với trống rỗng Śūnya: Không và tồn tại Bhava: Hữu trái ngược nhau.

Lại nên viên mãn hai mươi loại pháp.

Nhóm nào là hai mươi?

1. Nên viên mãn thông đạt trống rỗng Sūnya: Không nghĩa là đạt tự tướng của tất cả pháp đều trống rỗngSūnya: Không.

2. Nên viên mãn chứng vô tướng định nirnimitta samādhi, nghĩa là chẳng suy nghĩ tất cả các tướng.

3. Nên viên mãn biết vô nguyện trụ, nghĩa là đối với tâm của ba cõi không có chỗ trụ.

4. Nên viên mãn ba luân thanh tịnh, nghĩa là đầy đủ con đường mười nghiệp thiện lành thanh tịnh, ba luân thanh tịnh.

5. Nên viên mãn thương xót hữu tình. Nghĩa là đã được đại bi với trang nghiên Tịnh Thổ, viên mãn thương xót hữu tình, và đối với hữu tình không có chỗ chấp dính.

6. Nên viên mãn sự thấy bình đẳng của tất cả pháp. Nghĩa là đối với tất cả pháp: Chẳng thêm chẳng bớt, không có chỗ chấp dính.

7. Nên viên mãn sự thấy bình đẳng của tất cả hữu tình.

Nghĩa là đối với tất cả hữu tình: Chẳng thêm chẳng bớt, không có lấy, không có trụ.

7. Nên viên mãn thông đạt lý thú chân thật. Nghĩa là đối với đối với lý thú chân thật của tất cả pháp, tuy thật thông đạt không có chỗ thông đạt, không có lấy, không có trụ.

9. Nên viên mãn vô sinh nhẫn trí, nghĩa là nhẫn tất cả pháp: Không có sinh, không có diệt, không có chỗ tạo làm với biết danh sắc rốt ráo không có sinh.

10. Nên viên mãn nói lý thú một tướng của tất cả pháp, nghĩa là đối với tất cả pháp thực hành tướng không có hai.

11. Nên viên mãn diệt trừ phân biệt, nghĩa là đối với tất cả pháp chẳng dấy lên phân biệt.

12. Nên viên mãn xa lìa các tưởng, nghĩa là xa lìa tất cả tưởng: Lớn, nhỏ, vô lượng.

13. Nên viên mãn xa lìa các Kiến Dṛṣṭi, nghĩa là xa lìa cái thấy kiến của tất cả hàng Thanh Văn, Độc Giác.

14. Nên viên mãn xa lìa phiền não, nghĩa là ở nơi: Vứt bỏ tất cả Hữu Lậu Sāsrava, phiền não Kleśa, tập khí Vāsanā nối tiếp nhau.

15. Nên viên mãn Địa Xa Ma Tha Śamatha bhūmi: Thiền Chỉ Địa, Tỳ Bát Xá Na Vipaśyana bhūmi: Thiền Quán Địa, nghĩa là tu tất cả Bất Không Đạo Trí Amogha mārga jñāna, Tam Muội Gia Trí Samaya jñāna.

16. Nên viên mãn điều phục tâm tính, nghĩa là đối với pháp của ba cõi: Chẳng ưa thích, chẳng lay động.

17. Nên viên mãn tâm tính vắng lặng, nghĩa là ở nơi: Khéo nhiếp sáu căn, tâm tính vắng lặng.

18. Nên viên mãn vô ngại trí tính tính trí không có ngăn ngại, nghĩa là tu được tính trí không có ngăn ngại của con mắt Phật Phật nhãn.

19. Nên viên mãn không có chỗ ái nhiễm, nghĩa là đối với sáu xứ bên ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp khéo vứt bỏ.

20. Nên viên mãn tùy theo điều mà tâm đã muốn đến các Cõi Phật, ở Chúng Hội của Phật tự hiện thân ấy.

Nghĩa là tu Thần Thông thù thắng, từ một Cõi Phật hướng đến một Cõi Phật: Cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi Chư Phật Thế Tôn, thỉnh chuyển bánh xe pháp nhiêu ích tất cả.

Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này thì tất cả viên mãn, lìa dơ bẩn, không có sợ hãi, được Liên Hoa Ly Chướng Thanh Tịnh Tam Ma Địa. Thân tỏa ra mọi ánh sáng chiếu khắp ba ngàn Đại Thiên Cõi Phật, tất cả cung diện, nơi mà ánh sáng đi đến, hóa hiện mây biển hoa ánh sáng mọi báu cúng dường tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Đức Liên Hoa Quang Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Padma prabhatathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya hiện thân xoa đỉnh đầu bảo rằng: Lành thay! Lành thay thiện nam tử!

Điều mà ngươi đã tu, là pháp cúng dường tâm rất bí mật của các Như Lai, cũng là Chân Thật Bí Mật Kiên Cố Tâm Đại Liên Hoa Đỉnh Mạn Noa La Tam Muội Gia của Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát. Nay ngươi đã được Y Mộ Già Vương Liên Hoa Đỉnh Thần Thông viên mãn thành tựu, sẽ sinh vào cõi của ta, trụ Viễn Hành Địa Dūraṅgamā bhūmi, làm đại Phật sự.

Bát Tự Chân Ngôn là:

Án y mộ già ma nê bát đầu mễ.

OṂ. AMOGHA MAṆI PADME.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, nên mãn bốn pháp.

Nhóm nào là bốn?

1. Nên viên mãn ngộ nhập tâm hành của tất cả hữu tình, nghĩa là dùng bất không nhất tâm trí tuệ, như thật biết khắp pháp tâm, tâm sở của rất cả hữu tình.

2. Nên viên mãn tất cả thần thông du hý, nghĩa là mọi loại thần thông tự tại của sự du hý, nghĩa là thấy Phật, cho nên từng một nước Phật hướng đến một nước Phật, cũng lại chẳng sinh tưởng dạo chơi nước Phật.

3. Nên viên mãn thấy các Cõi Phật, như chỗ thấy ấy mà tự nghiêm tịnh mọi loại nước Phật. Nghĩa là trụ một Cõi Phật hay thấy vô biên Cõi Phật ở mười phương, cũng hay hiện bày mà từng chẳng sinh tướng cõi nước của Phật. Lại vì thành thục các hữu tình, cho nên hiện ở địa vị Chuyển Luân Vương trong ba ngàn đại thiên Thế Giới mà tự trang nghiêm. Lại hay vứt bỏ mà không có chỗ chấp dính.

4. Nên viên mãn cúng dường, thừa sự Chư Phật Thế Tôn, đối với thân của Như Lai thì như thật quán sát. Nghĩa là muốn nhiêu ích hữu tình, cho nên đối với nghĩa thú của pháp như thật phân biệt, dùng pháp cúng dường thừa sự Chư Phật. Lại quán sát kỹ lưỡng pháp thân Dharma kāya của Chư Phật.

Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này được thân viên tịnh như báu Phả Chi Sphaṭika: Pha lê.

Quán Thế Âm Bồ Tát hiện trước mặt, xoa đỉnh đầu bảo rằng: Lành thay! Lành thay! Nay thiện nam tử được tối thượng Bồ Đề định tâm, nên tùy theo ta đến Tịnh Thổ của Đức Quang Minh Vương Như Lai Prabha rāja tathāgata trụ Bất Động Địa Acalā bhūmi rộng hưng vượng Phật sự, được pháp tối thắng thế gian xuất thế gian của Bất Không Liên Hoa Đỉnh Đàn Ấn Tất Địa.

Cửu Tự Chân Ngôn là:

Án bát đầu ma lộ giả nỉ hổ lỗ hồng.

OṂ. PADMA LOCANE HURU HŪṂ.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, mãn bốn pháp.

Nhóm nào là bốn?

1. Nên viên mãn biết căn hơn, kém của tất cả hữu tình. Nghĩa là trụ mười Lực của Phật như thật biết rõ các căn hơn, kém của tất cả hữu tình.

2. Nên viên mãn nghiêm tịnh Cõi Phật, nghĩa là dùng không có chỗ đắc mà làm phương tiện, nhiêm tịnh tâm hành của tất cả hữu tình.

3. Nên viên mãn Như Huyễn Đẳng Trì Māyā samādhi luôn nhập vào các định.

Samādhi. Nghĩa là trụ Đẳng Trì Samādhi này, tuy hay thành biện tất cả sự nghiệp mà tâm chẳng động.

Vì tu đẳng trì rất thành thục cho nên chẳng làm gia hành Prayoga: Thực hành như công dụng mà luôn luôn hiện trước mặt.

4. Nên viên mãn tùy theo căn lành của các hữu tình đáp ứng kỹ càng, cho nên nhập vào các hữu các cõi tự hiện hóa sinh Upapāduka. Vì muốn thành thục căn lành thù thắng của các loại hữu tình, nên tùy theo nơi thích hợp của họ, nhập vào các hữu các cõi mà hiện thọ sinh đầu thai.

Như vậy, người tu trì Chân Ngôn này được Thọ Ký Vyākaraṇa gọi là con của Quán Thế Ấm. Căng già sa câu chi na dữu đa trăm ngàn Như Lai làm các thần thông, cùng một lúc hiện ra trước mặt, duỗi bàn tay xoa đỉnh đầu.

Bảo rằng: Lành thay! Lành thay thiện nam tử! Ngươi đà tu tập pháp thế xuất thế của Chân Ngôn.

Kinh này đều được thành biện, khi buông xả mạng thì sinh trong cõi nước của ta, đến Thiện Tuệ Địa Sādhu matī bhūmi.

Thập Tự Chân Ngôn là:

Án bát đầu mộ sắt nê sái nhĩ ma lê hồng phất.

OṂ. PADMOṢṆĪṢA VIMALE HŪṂ PHAṬ.

Chân Ngôn như vậy, dùng tâm đại bi quán Quán Thế Âm, như pháp thọ trì, cần phải viên mãn mười hai loại pháp.

Nhóm nào là mười hai?

1. Nên viên mãn nhiếp thọ tất cả Đại Nguyện trong vô biên xứ sở, tùy có ước nguyện đều khiến cho viên mãn. Vì để tu đủ sáu Ba la mật đa rất viên mãn. Hoặc vì nghiêm tịnh cõi nước của Chư Phật, hoặc vì thành thục các loài hữu tình… tùy theo tâm đã nguyện đều được viên mãn.

2. Nên viên mãn trí biết âm thanh khác loài của các hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, Càn Thát Bà, A Tố Lạc, Nghiệt Lỗ Trà, Khẩn Na La, Ma Hô La Già, Người, Phi Nhân… nghĩa là vì tu tập ngôn từ thù thắng, hiểu biết không có ngăn ngại, khéo biết ngôn âm khác biệt của hữu tình.

3. Nên viên mãn vô ngại biện trí, nghĩa là tu tập biện bác thù thắng, hiểu biết không có ngăn ngại, vì các hữu tình hay nói không có cùng tận.

4. Nên viên mãn nhập thai cụ túc, nghĩa là tuy tất cả nơi sinh ra, nhưng thật luôn hóa sinh. Vì lợi ích hữu tình nên hiện nhập vào bào thai, ở bên trong đầy đủ mọi loại việc thù thắng.

5. Nên viên mãn xuất sinh cụ túc, nghĩa là khi ra khỏi thai thời hiện bày mọi loại việc thù thắng hiếm có, khiến các hữu tình nhìn thấy đều vui vẻ, được đại an lạc.

6. Nên viên mãn gia tộc cụ túc, nghĩa là sinh trong nhà đại tộc tính Sát Đế Lợi, hoặc sinh trong nhà đại tộc tính Bà La Môn, vâng thuận cha mẹ, không thể quở trách, nghi ngờ.

7. Nên viên mãn chủng tính cụ túc, nghĩa là thường chuẩn bị sinh trong dòng tộc của các Đại Bồ Tát quá khứ.

8. Nên viên mãn quyến thuộc cụ túc, nghĩa là thuần dùng vô lượng vô số Bồ Tát để làm quyến thuộc, chẳng phải là các loại tạp.

9. Nên viên mãn sinh thân cụ túc, nghĩa là khi mới sinh ra, thời thân ấy đầy đủ tất cả tướng tốt, phóng ánh sáng lớn chiêu khắp vô biên Thế Giới của Chư Phật, cũng khiến cho cõi ấy biến động theo sáu cách, hữu tình gặp được thì không có ai chẳng được lợi ích.

10. Nên viên mãn xuất gia cụ túc, nghĩa là khi xuất gia thời vô lượng vô số hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, Càn Thát Bà, A Tố Lạc, Nghiệt Lỗ Trà, Khẩn Na La, Ma Hô La Già, Người, Phi Nhân…đi theo hầu cận.

Đi đến Đạo Trường cắt bỏ râu tóc, mặc ba áo pháp, thọ trì ứng khí Pātra: Vật khí đựng thức ăn ứng với pháp, dẫn đường cho vô lượng vô số hữu tình khiến nương vào ba thừa mà hướng đến Viên Tịch Parinirvāṇa: Vào Niết Bàn.

11. Nên viên mãn Trang Nghiêm Bồ Đề Thụ Cụ Túc, nghĩa là đối với căn lành thù thắng, Nguyện lực rộng lớn, cảm được cây Bồ Đề Bodhi vṛkṣa màu nhiệm như vậy: Dùng báu Lưu Ly làm gốc cây, báu chân Kim Cương làm rễ, bảy báu thượng diệu làm cành, là, mọi loại hoa quả.

Cây ấy cao rộng che trùm khắp ba ngàn đại thiên Cõi Phật, tỏa ánh sáng chiếu soi vòng khắp căng già sa đẳng Thế Giới của Chư Phật ở mười phương.

12. Nên viên mãn nhất thiết công đức thành biện cụ túc, nghĩa là nơi viên mãn tất cả tư lương phước tuệ thù thắng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật.

Như vậy, người mỗi mỗi tu trì đầy đủ Chân Ngôn này sẽ được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong vô lượng căng già sa câu chi na dữu đa cõi nước ở mười phương… làm mọi loại thần thông, cùng một lúc hiện ra trước mặt, bảo rằng: Lành thay! Lành thay! thiện nam tử thường vì tất cả tám Bộ Thiên Tiên Long Thần, người dân trong thế gian… bày kính vô lượng.

Được Liên Hoa Đỉnh Chân Ngôn Minh Tiên này, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, trụ pháp Vân Địa Dharmamegha bhūmi, tùy theo phương sở phát triển Phật Sự.

Này Bí Mật Chủ! Ông hỏi tu hành Đà La Ni Chân Ngôn này, mỗi mỗi hay thành Tất Địa tối thượng. Tôi đều diễn nói pháp bậc thượng, pháp bậc trung, pháp bậc hạ của Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này.

Như vậy, người đọc tụng, thọ trì thường tắm gội sạch sẽ, dùng hương xoa bôi thân, mặc quần áo sạch. Đối với các hữu tình khởi tâm đại bi, nói lời chân thật, tin sâu Tam Bảo, kính sự cúng dường Hòa Thượng, Xà Lê, cha mẹ, bạn thiện lành, trì đủ Luật Nghi, thọ trì pháp này. Như vậy phát hành thì gọi là người Chân Thọ Trì Chân Ngôn, ắt sẽ quyết định được chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ Bồ Tát Ma Ha Tát nghe nói pháp này thì vui vẻ mỉm cười, xoay vần cái chày trong lòng bàn tay, từ chỗ ngồi đứng lên, khom mình, chắp tay bạch rằng: Thánh Giả! Chân Ngôn Tam Muội Gia của nhóm này, tên gọi chung là Bất Không Vương Liên Hoa Đỉnh Bí Mật Tâm Mạn Noa La Quảng Đại Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia.

Nhóm Đà La Ni Chân Ngôn này chỉ cần đọc tụng, thọ trì đều được thành tựu, làm Đại Phật Sự.

Nếu có người y theo pháp, làm cúng dường lớn, mỗi tháng y theo thời, một ngày một đêm chặt đứt nói năng, chẳng ăn. Hoặc chỉ ăn quả trái, hoặc để bụng trống, uống sữa. Hoặc lại thường ăn ba loại thức ăn uống màu trắng, ngày đêm tinh cần đọc tụng, thọ trì.

Người như vậy được công đức nào?

Thành căn lành nào?

Trụ cõi nước nào?

Trao truyền pháp môn nào?

Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: Như vậy gọi chung là Bất Không Vương Liên Hoa Đỉnh Bí Mật Tâm Mạn Noa La Quảng Đại Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia.

Này Bí Mật Chủ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Nếu Bật Sô, Bật Sô Ni, Tộc tính nam, Tộc tính nữ… vào ngày một của kỳ Bạch Nguyệt, thừa sự cúng dường, lặng lẽ chặt đứt nói năng, ăn ba loại thức ăn màu trắng, đọc tụng, thọ trì Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn.

1. Quán mỗi một chữ như vòng hoa ánh sáng của Mặt Trời.

2. Quán ánh sáng của chữ hiện Quán Thế Âm.

3. Quán ánh sáng của chữ hiện Phật Thế Tôn.

4. Quán Tự Tính Thần Lực Thanh Tịnh Pháp Giới Tam Muội của ánh sáng của chữ tuôn ra mọi loại thần thông Tam Ma Địa Môn, ngày đêm chẳng dứt.

Cho đến ngày tám, một ngày một đêm nhịn ăn thọ trì thì người này liền được trừ diệt: năm tội Vô gián đáng bị đọa trong địa ngục A tỳ với sự khổ đau trong một kiếp. Ngay lúc buông xả mạng thì sinh về cọi nước Cực Lạc ở phương Tây, hóa sinh trong hoa sen, đủ túc trụ trí. Phước thọ mệnh ngang bằng tám mươi ngàn kiếp, thọ nhận các cực lạc, đời đời nơi sinh ra chẳng bị rơi trong ba đường ác.

Lại được chuyển sinh vào Thế Giới Ái Lạc, sáu mươi hai ngàn kiếp, thọ nhận khoái lạc thù thắng.

Lại được chuyển sinh vào Thế Giới Quán Sát, bảy mươi hai ngàn kiếp, thọ nhận an vui lớn.

Lại được chuyển sinh vào Thế Giới Bảo Thắng, mười hai ngàn kiếp, làm Đại Trì Bảo Đại Chân Ngôn Tiên.

Lại được chuyển sinh trong cung điện báu của Quán Thế Âm Bồ Tát trên núi Bổ Đà Lạc, mười tám ngàn kiếp thọ nhận niềm vui của các pháp.

Lại được chuyển sinh vào A Ca Ni Trá Thiên Cõi Trời Sắc Cứu Cánh, chín mươi ngàn kiếp, thọ nhận khoái lạc của hàng Trời.

Lại được chuyển sinh trên Đâu Suất Đà Thiên, tám mươi ngàn kiếp, thọ nhận khoái lạc của hàng Trời.

Lại được chuyển sinh vào Tam Thập Tam Thiên, một trăm ngàn đại kiếp, làm Thiên Đế Thích thọ nhận đại khoái lạc.

Lại được chuyển sinh trong cõi nước ở mười phương, năm mươi ngàn kiếp Du Hý Thần Thông trải qua các Cõi Phật, cúng dường Chư Phật, thọ nhận các khoái lạc.

Lại ở hai mươi ngàn kiếp làm Đại Chân Ngôn Minh Tiên, cho đến bồ đề lại chẳng thọ nhận Noãn Aṇḍaja yoni: Sinh trong trứng, Thai Jarāyujā yoni: Sinh trong bào thai, Thấp Saṃsvedajā yoni: Sinh ở nơi ẩm thấp, Hóa Upapādukā yoni: Sinh theo cách biến hóa lần nữa… nơi sinh ra thường được Hóa Sinh, đủ Túc Trụ Trí.

Này Bí Mật Chủ! bảy ngày bảy đêm thừa sự, cúng dường, đọc tụng, thọ trì còn được tương ứng căn lành của nhóm phước rộng lớn như vậy, huống chi là lại có người hay mỗi ngày một của kỳ Bạch Nguyệt, ăn ba loại thức ăn màu trắng, đọc tụng, thọ trì Liên Hoa Đỉnh Đà La Ni Chân Ngôn này ngày đêm chẳng dứt, đến ngày tám, ngày đêm chẳng ăn, chặt đức các ngữ ngôn, y theo pháp tụng trì…

Há chẳng hiện thân cho chứng bất không ly chướng thanh tịnh Tam Ma Địa, bất không trang nghiêm Tam Ma Địa, bất không liên hoa thần biến quang diệm Tam Ma Địa, bất không thanh tịnh quang Tam Ma Địa, bất không sát tràng Tam Ma Địa, bất không liên hoa vô cấu quán Tam Ma Địa, bất không liên hoa đỉnh quang diệm bí mật tâm Tam Ma Địa sao?

Người này lại sẽ thừa sự chín mươi hai câu chi căng già sa số Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, ở đấy gieo trồng căn lành. Ngay khi buông xả mạng xong, đến nước An Lạc, hóa sinh trên đài sen, được Bất Không Liên Hoa Vương Liên Hoa Đỉnh Giải Thoát Đàn Ấn Tam Muội Gia đều hiện ra trước mặt, được làm Bất Không Quảng Đại Chân Ngôn Minh Tiên.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần