Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn - Phẩm Một - Phầm Mẫu đà La Ni Chân Ngôn - Tập Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy

PHẬT THUYẾT KINH BẤT KHÔNG

QUYẾN SÁCH THẦN BIẾN CHÂN NGÔN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy  

PHẨM MỘT

PHẦM MẪU ĐÀ LA NI CHÂN NGÔN  

TẬP HAI  

Bấy giờ, nên quán câu chữ của Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn đều như ánh sáng màu vàng ròng chiếu thấu suốt.

Liền nói Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Mật Ngôn là: Na ma tắc trất lệ dã, đặc phộc nộ nga đả bả la để sắt sỉ đế biều tát phộc bột đà bồ địa tát đắc phế biều.

NAMAS TRIYA DHVĀNUGATA PRATIṢṬITEBHYAḤ SARVA BUDDHA BODHI SATVEBHYAḤ.

Na mạc tát phộc bả la để duệ ca bột đà lý dã thất la phộc ca, tăng kỳ biều để đá na nga đả, bả la hàng bán nê biều.

NAMAḤ SARVA PRATYEKA BUDDHĀRYA ŚRĀVAKA SAṂGHĀYEBHYU ATĪTĀNĀGATA PRATYUTPANNEBHYAḤ.

Na mạc tam miểu nga đả nam.

NAMAḤ SAMYAGGATĀNĀṂ.

Na mạc tam miểu bả la để bán na nam.

NAMAḤ SAMYAK APRATIPANNĀNĀṂ.

Na mạc xá la đặc phộc để, tố đá dã ma ha ma đái duệ.

NAMAḤ ŚĀRADVATĪ PUTRĀYA MAHĀ DĀNAPATAYE.

Na ma y lợi dã, mỗi trất lệ dã, bả la mẫu khế biều ma ha bộ địa tắc đắc phế biều.

NAMAḤ ĀRYA MAITREYA PRAMUKHEBHYO MAHĀ BODHI SATVEBHYO.

Tam Tạng nói xem xét tìm văn của các bạn Phạn, phần lớn đều truyền lược quy mệnh. Từ câu mười hai này trở xuống đến văn của câu mười tám, là từ câu mười hai này trở xuống đến văn của câu sáu mươi năm. Điều này chỉ sợ người học chẳng biết, cho nên ở đây ghi chú.

Ná mạc tố miệt la noa, miệt la noa bả la bà, nhĩ lệ nễ đê thấp phộc la, lá nhạ dã đả tha nga đá dã.

NAMAḤ SUVARṆA PRABHA VINARDITEŚVARA RĀJĀYA TATHĀGATĀYA.

Ná mạc tăng khả nhĩ cật lý đê đả lá nhạ dã đả tha nga đá dã.

NAMAḤ SIṂHA VIKRĪḌITA TATHĀGATĀYA.

Na mạc y nhĩ đá bà dã đả tha nga đá dã y la khả đê, tam miểu tam bột đà da.

NAMAḤ AMITĀBHĀYA TATHĀGATĀYA ARHATE.

SAMYAKSAṂBUDDHĀYA.

Na mạc tố bả la để sắt sỉ đả ma nê củ tra la nhạ dã đả tha nga đá dã.

NAMAḤ SUPRATIṢṬHITA MAṆI KŪṬA RĀJĀYA TATHĀGATĀYA.

Na mạc sai mạn đả lạt thấp nhĩ ốt đặc kỳ đả thất lợi củ tra la nhạ dã đả tha nga đá dã.

NAMAḤ SAMANTA RAŚMYUDGATA ŚRĪ KŪṬA RĀJĀYA TATHĀGATĀYA.

Na mô tỳ bát thủy nê đả tha nga đả dã.

NAMO VIPAŚYINE TATHĀGATĀYA.

Na mạc thủy khí nê đả tha nga đá dã.

NAMAḤ ŚIKHINE TATHĀGATĀYA.

Na mô nhĩ thấp phộc bộ mễ đả tha nga đá dã.

NAMO VIŚVABHUVE TATHĀGATĀYA.

Na mạc ca la truất dị na dã đả tha nga đá dã.

NAMAḤ KRAKUCCHANDĀYA TATHĀGATĀYA.

Na mạc ca na ca mẫu na duệ đả tha nga đá dã.

NAMAḤ KANAKA MUṆĀYE TATHĀGATĀYA.

Na mạc ca thủy dã bá dã đả tha nga đá dã.

NAMAḤ KĀŚYAPĀYA TATHĀGATĀYA.

Na mạc xá chỉ dã mẫu na duệ đả tha nga đá dã.

 NAMAḤ ŚĀKYA MUṆĀYE TATHĀGATĀYA.

Na mạc tố bá lý chỉ lật để đá na ma đễ da dã đả tha nga đá dã.

NAMAḤ SUPRAKĪTITA NĀMADHEYĀYA TATHĀGATĀYA.

Na mạc sai mạn đả phộc bà sai, nhị nhĩ đả tăng nga la ma thất lợi duệ đả tha nga đá dã.

NAMAḤ SAMANTĀVABHĀSA VIJITA SAṂGRĀMA ŚRĪYE TATHĀGATĀYA.

Na mạc ấn nại la kê đổ đặc phộc nhạ thất lợi duệ đả tha nga đá dã.

NAMAḤ INDRA KETU DHVAJA ŚRĪYE TATHĀGATĀYA.

Na mô lạt đát đa bả la bà tê thấp phộc la la nhạ dã đả tha nga đá dã.

NAMO RATNA PRABHĀSEŚVARA RĀJĀYA TATHĀGATĀYA.

Na mô bả la để khả đả bột sái nhĩ da la nhạ dã đả tha nga đá dã.

NAMO APRATIHATA BHAIṢAJYA RĀJĀYA TATHĀGATĀYA.

Na mô nhĩ cật lạn đả già nhĩ nê đả tha nga đá dã.

NAMO VIKRĀNTA GĀMINE TATHĀGATĀYA.

Na mạc tố bả la để sắt sỉ đả đãi lý dã nga nhĩ ba la bột lý để biều.

NAMAḤ SUPRATIṢṬITA DAIRYA GĀMIN PRĀBHṚTEBHYAḤ.

Bản khác ghi nhận câu này là: Namaḥ supratiṣṭita dairya tathāgatāya.

Tát phộc đả tha nga đế biều la hiết biều tam miểu tam Bồ Đề biều.

SARVA TATHĀGATEBHYU ARHATEBHYAḤ SAMYAKSAṂBUDDHEBHYAḤ.

Na mô la đát na đát la da dã.

NAMO RATNA TRAYĀYA.

Na mạc y lợi da phộc lộ chỉ đế thấp phộc la dạ  bồ địa tát đỏa dã ma ha tát đỏa dã ma ha ca lỗ nê ca dã.

NAMAḤ ĀRYA AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀSATVĀYA MAHĀ KĀRUṆIKĀYA.

Ế biều na ma tắc cật lý đỏa phộc, ải na ma lý da phộc lộ chỉ đế thấpphộc la mục kết đặc kỳ lạt noa ma mộ già bá thiêm na ma, hột lợi na diệm.

EBHYO NAMASKṚTVĀ IDAM ĀRYĀVALOKITEŚVARA.

MUKHOṄGĪRṆAM AMOGHA PĀŚA RĀJA NĀMA HṚDAYAṂ.

Đả tha nga đá tham mục khư bà sử đam  ma hiết bát lợi san mạt địa duệ y khả nhĩ na nễ ma miệt đả dật sử dã nhĩ tất điện đổ mễ tát phộc ca lý dã nê tát phộc bà duệ số giả mễ lạc khất xoa bà phộc đổ tát phộc tát đỏa phộc nan giả.

TATHĀGATA SAṂMUKHA BHĀṢITAṂ MAHATĀ PARṢATA MADHYE AHAMIDĀNIṂMĀVARTTAYIṢYE SIDDHYANTU ME SARVAKĀRYĀṆI SARVA BHAYE ŚUCA ME RAKṢA BHAVATU SARVA SATVĀNĀṂCA.

Bản khác ghi nhận câu này là: Tathāgata saṃnukha bhāṣitaṃ mahatā parṣata madhye ahamidāniṃmāvarttayiṣye sidhyantu me matra padā sarva kāryāṇi. Sarva bhayebhyo mama sarva sattvānāṃca rakṣā bhavatu.

Đát ninh dã tha Án chá la chá la chỉ lợi chỉ lợi chủ lỗ chủ lỗ.

TADYATHĀ: OṂ. CARA CARA. CIRI CIRI. CURU CURU.

Ma ha ca lỗ nê ca da tát la tát la tỉ lợi tỉ lợi  chỉ lợi chỉ lợi  bỉ lợi bỉ lợi  vĩ lợi vĩ lợi.

 MAHĀ KĀRUṆIKĀYA: SARA SARA. SIRI SIRI. CIRI CIRI. PIRI PIRI. VIRI VIRI.

Ma ha bát đầu ma khả tắc đà da ca la ca la chỉ lý chỉ lý cự lỗ cự lỗ.  

MAHĀ PADMA HASTĀYA: KALA KALA. KILI KILI. KULU KULU.

Ma ha thú đà tát đỏa phộc da ế hề duệ hứ  bột đình dạ, bột đìnhdạ  đà bà đà bàn bộ đà da, bộ đà da ca noa ca noa chỉ nê chỉ nê cú nỗ cú nỗ.

MAHĀ ŚUDDHA SATVĀYA. EHYEHI BUDHYA BUDHYA. BODHAYA DHAVA DHAVĀN. BODHAYA BODHAYA. KAṆA KAṆA. KIṆI KIṆI. KUṆU KUṆU.

Bá la mãng thú đà tát đỏa phộc dã ca la ca la chỉ lý chỉ lý củ lỗ củ lỗ.

PARAMA ŚUDDHA SATVĀYA: KARA KARA. KIRI KIRI. KURU KURU.

Ma ha tắc tha ma bả la bả đả da giả la giả la tán giả la tán giả la nhĩ giả la nhĩ giả la bả la giả la bả la giả la ế tra tra, ế tra tra bà la bà la tị lợi tị lợi  bộ lỗ bộ lỗ  đả la đả la để lợi để lợi  đổ lỗ đổ lỗ.

MAHĀ STHĀMA PRĀPTĀYA: CALA CALA. SAṂCALA SAṂCALA. VICALA VICALA. PRACALA PRACALA. EṬAṬA EṬAṬA. BHARA BHARA. BHIRI BHIRI. BHURU BHURU. TARA TARA. TIRI TIRI. TURU TURU.

Ế hứ duệ hứ  ma ha ca lỗ nê ca ma ha bát du đát để phế sái đà la đà la đà la sa la sa la giả la giả la bá la bá la phộc la phộc la khả la khả la khả khả, hứ hứ, hổ hổ.

EHYEHI MAHĀ KĀRUṆIKA: MAHĀ PAŚUPATIYA VEŚA DHARA. DHARA DHARA. SARA SARA. CARA CARA. PARA PARA. VARA VARA. HARA HARA. HĀHĀ HĪHĪ HŪHŪ.

Án, ca la, một la khả ma phế sái đà la đà la đà la địa lợi địa lợi  độ lỗ độ lỗ  đả la đả la sai la sai la bá la bá la thủy khởi hồng, thủy khởi hồng phộc la phộc la.

OṂ. KARA BRAHMA VAŚA DHARA. DHARA DHARA. DHIRI DHIRI. DHURU DHURU. TARA TARA. SARA SARA. PARA PARA. ŚIKHI HŪṂ ŚIKHI HŪṂ. VARA VARA.

Lại thấp nhĩ xá đả sa khả tắc la bà la để mạn nê đả xá lợi la nhập phộc la nhập phộc la đá bá đá bá bà sa bà sa.

RAŚMI ŚATA SAHASRA PRATIMAṆḌITA ŚARĪRA: JVALA JVALA. TAPA TAPA. BHĀSA BHĀSA.

Bạc già bạn tố ma, ninh đinh dã, dã ma, bà lỗ noa củ phế la, mộtla khả mễ nại la đà nẵng na chúc sử nga noa, nê bà, nga noa tệ chỉ đả chá la noa tố lỗ tố lỗ  chủ lỗ chủ lỗ  mẫu lỗ mẫu lỗ bổ lỗ bổ lỗ.

BHAGAVAṂ SOMA ĀDITYA YAMA VARŪṆA KUBERA BRAHMA INDRA DHANADA ṚṢĪ GAṆA DEVA GAṆEBHYAḤ ARCITA CARAṆA, SURU SURU CURU CURU MURU MURU BHURU BHURU.

Sai nại củ ma la một lô nại la, bà sai phộc, vĩ số nỗ, đà na đà, bà dã phộc kì nễ, nỉ bà lý sử, na dã ca bà hổ, vĩ vĩ đà, vĩ chỉ đát la phế sái lỗ bả đà la đà la đà la đị lợi địa lợi  độ lỗ độ lỗ tha la tha la già la già la dã la dã la la la la la khả la khả la bá la bá la na la na la phộc la phộc la.

SANAT KUMĀRA RUDRA VĀSAVA VIṢṆU DHANADA VĀYU AGNI DEVA ṚṢI NĀYAKA BAHU VIVIDHA VICITRA VEŚA RŪPA DHĀRA.

DHARA DHARA, DHIRI DHIRI, DHURU DHURU, THARA THARA, GHARA GHARA, YARA YARA, LARA LARA, HARA HARA, PARA PARA, NARA NARA, VARA VARA.

Phộc la na dã ca sai mạn đa phộc lộ chỉ đả nhĩ lộ chỉ đả, lộ kê thấp phộc la ma ê thấp phộc la mô hổ mô hổ mẫu lỗ mẫu lỗ  mẫu dã mẫu dã muộn già muộn già lạc khất sái, lạc khất sái hàm tát phộc tát đỏa võng thất giả.

VARADĀYAKA SAMANTĀVALOKITA VILOKITA LOKEŚVARA MAHEŚVARA, MUHU MUHU, MURŪ MURŪ, MUYA MUYA, MUṂCA MUṂCA, RAKṢA RAKṢA MĀṂ SARVA SATVĀNĀṂCA.

Bà già bạn y lợi da bà lỗ chỉ đế thấp phộc la dã tát phộc bà duệ tát vũ bát nại la phế biều tát vũ bá tát nghệ biều tát phộc nghiệt la hề biều thát phộc danh dạ địa biều tát phộc nhập phộc lệ biều  phộc đà, mãn đà na đá noa nẵng, đát nhạ na la nhạ, chủ la, đát tắc ca la y yết nễ, ô đà ca nhĩ sái dã, tắc đát la bá lợi mộ giả ca ca noa ca noa chỉ nê chỉ nê củ nỗ củ nỗ  giả la giả la chỉ lý chỉ lý chủ lỗ chủ lỗ.

BHAGAVAṂ ĀRYĀVALOKITEŚVARĀYA SARVA BHAYEBHYAḤ, SARVOPADRAVEBHYAḤ SARVOPASAGREBHYAḤ, SARVA GRAHEBHYAḤ, SARVA VYĀDHIBHYAḤ, SARVA JVAREBHYAḤ VADHA BHANDHANA, TĀḌANA TARJJANA RĀJA CORA TASKARA AGNI UDAKA VIṢĀYA ŚASTRA PARIMOCAKA, KAṆA KAṆA, KIṆI KIṆI, KUṆU KUṆU, CARA CARA CIRI CIRI CURU CURU.

Ấn ninh lợi dã phộc la bộc trượng nga giả đổ la lý dã tát định dã tam bả la ca xả ca đá ma đá ma na ma na ma sai ma sai ma ma sai ma sai.

INDRĪYA BALA BODHYAṄGA, CATUR ĀRYA SATYA SAṂPRAKĀŚAKA, TAMA TAMA, DAMA DAMA, SAMA SAMA, MASA MASA.

Ma ha đá muộn đà ca la nhĩ đà ma na sát bá la nhĩ đả bá lợi bổ la ca nhĩ lí nhĩ lý tra tra tra tra tha sá tha sá trưng.

Trưng trưng trưng sỉ sỉ sỉ sỉ trụ trụ trụ trụ  lâu lâu lâu lâu.

MAHĀ TAMONDHAKĀRA VIDHAMANA ṢAṬ PĀRAMITĀ PARIPŪRAṆI, MILI MILI, ṬAṬA ṬAṬA, ṬHAṬHA ṬHAṬHA, ḌIḌI ḌIḌI, ṬUṬU ṬUṬU, ṬHIṬHI ṬHIṬHI, DHUDHU DHUDHU.

Ế chế dã, chiết ma cật lý sa, bá lý ca la ế hứ duệ hứ  ải thấp phộc la, bộ đả nga noa, bạn nhạ ca ca la ca la chỉ lý chỉ lý củ lỗ củ lỗ  bá la bá la chá la chá la sa la sa la ca la ca la ca tra ca tra bát tra bát tra ma tra ma tra.

ENEYA CARMA KṚTA PARIKARA EHYEHI ĪŚVARA MAHĀBHŪTA GAṆA BHAṂJALA: KARA KARA, KIRI KIRI, KURU KURU, PARA PARA, CARA CARA, SARA SARA, KARA KARA, KAṬA KAṬA, PAṬA PAṬA, MAṬA MAṬA.

Tố vĩ thú đà, nhĩ sái dã, tỉ na ma ha ca lỗ nê ca thấp phế đả duệ thận nhiêu bá nhĩ đả la đát na, ma củ tra ma la đà la tát phộc thận nhạ thủy la tỉ  cật lý đả, nhạ tra ma củ tra ma ha đầu bộ đa, ca ma la cật lý đả, ca la đá la trước đình dược khả nẵng, sai ma địa nhĩ mẫu khởi sái  bả la kiếm tinh dã bạc hổ tát đỏa tán đát để bát lợi bá giả ca ma ha ca lỗ nê ca tát phộc yết ma phộc la noa nhĩ du đà ca tát phộc danh dạ, bả la mộ giả ca tát phộc tát đỏaphộc xá bá lợi bố la ca tát phộc tát đỏa phộc tam ma, thấp phộc sai, ca la na mô tốt đổ đê, toa phộc ha.

SU. VIŚUDDHA VIṢAYA VĀSINA MAHĀ KĀRUṆIKA ŚVETAYAJÑOPAVITA RATNA MAKUṬA MĀLĀDHARA, SARVA JÑA ŚIRASI KṚTA, JAṬA MAKUṬA MAHĀDBHUTA KAMALA KṚTA KARATALA DHYĀNA SAMĀDHI VIMOKṢAṂ APRAKAMPYA BAHU SATVA SANTATIPARIVĀRAKA. MAHĀ KĀRUṆIKA SARVA KARMĀVARAṆA VIŚODHAKA, SARVA VYĀDHI PARIMOCAKA, SARVA SATVĀŚĀPARIPŪRAKA SARVA SATVA SAMA ŚVASA KARA, NAMO STUTE SVĀHĀ.

Y ca la, mật lật trụ  bả la xả ma nẵng dã, toa phộc ha.

AKĀLA MṚTYU PRAŚAMAṆĀYA SVĀHĀ.

Y mộ già dã, toa phộc ha.

AMOGHĀYA SVĀHĀ.

Y nhĩ đá dã, toa phộc ha.

AJITĀYA SVĀHĀ.

Y bá la nhĩ đá, toa phộc ha.

APARĀJITĀYA SVĀHĀ.

Phộc la na dã, toa phộc ha.

VĪRA NAYA SVĀHĀ.

Phộc la, bả la na dã, toa phộc ha.

VARA PRADĀYA SVĀHĀ.

Ải đát giả mễ tát phộc yết ma, củ lỗ, na mô tốt đổ đê, toa phộc ha.

IDAṂ SUCAME SARVA KARMA KURU NAMOSTUTE SVĀHĀ.

Án, nhạ dã, hồng, toa phộc ha.

OṂ. JAYA HŪṂ SVĀHĀ.

Án, hồng, nhược, toa bà ha.

OṂ. HŪṂ JA SVĀHĀ.

Án, hột lợi, trất lệ lộ chỉ da, nhĩ nhạ dã y mộ già bá xa y bả la để khả đả hột lợi, nhật lợi hác, hứ, hồng, phất toa phộc ha.

OṂ. HRĪḤ TRAILOKYA VIJAYA AMOGHA PĀŚĀYA APRATIHATA HRĪḤ HRĪṂ HAḤ HĪ HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ.

Xưa nay người cùng nhau dịch chữ Toa Phộc Ha SVĀHĀ đều chẳng khảo sát sự trong, đục của âm Phạn, khiến cho văn vẻ khác nhau, đều chẳng đồng.

Hoặc nói Tát Bà Ha, hoặc nói Cấp Bà Ha, hoặc nói Cấp Bác Ha, hoặc nói Sá Bà Ha, hoặc nói Sa Bà Ha, hoặc nói Tô Bà Ha, hoặc nói Sá Ha, hoặc nói Sa Ha, hoặc nói Toa Ha… chánh xác thì âm Phạn đều không có bản chỉ dẫn. Đây chẳng phải là Phạn Tăng truyền âm chẳng đúng. Điều này mới là sự sai lầm của người cầm bút

Xưa nay khắc định: Vay mượn dùng chữ Toa phiên thiết làm chữ Toa. Mượn dùng chữ Phộc VĀ phiên thiết làm chữ Phộc. Mượn dùng chữ Ha HĀ phiên thiết làm chữ Ha. Tức được thông, mô phỏng được đúng ý chỉ của âm Thánh Giả. Bởi thế Giáo Điển Đường Phạn không có âm nào mà chẳng thể phiên thiết được. Phàm các Đà La Ni sau đều dựa theo đây mà hô gọi.

Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát nói Đà La Ni này thời, phóng ánh sáng chiếu khắp núi Bổ Đà Lạc Potala, cung điện trong núi ấy chấn động theo sáu cách, ở trong hư không tuôn mưa các hoa của Cõi Trời: Hoa Ưu Bát La Utpala, hoa Câu Vật Đầu, hoa Ba Đầu Ma Padma, hoa Bôn Noa Lợi Puṇḍarika, hoa Mạn Đà La Māndāra.

Mọi loại hoa báu, hương báu, mão báu, các quần áo, trân châu, Anh Lạc, vòng xuyến báu của Cõi Trời, mây biển vật dụng trang nghiêm báu… cúng dường Đức Như Lai, với lại cúng dường Đại Chúng trong Hội, hoa ngập đến dầu gối, trong hư không ấy vô lượng nhạc Trời chẳng đánh tự tấu vang.

Trong Hội: Tất cả hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, A Tố Lạc, Càn Thát Bà, Nghiệt Lỗ Trà, Khẩn Na La, Mạc Hô La Già, Người, Phi Nhân một thời vui vẻ, chắp tay chiêm ngưỡng, đồng thanh khen rằng: Lành thay! Lành thay! Đấng Đại Bi hay khéo nói Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Tam Muội Gia Đẳng Ma Ni Bảo này, như báu Ma Ni hay ban cho hữu tình, tuôn cơn mưa báu lớn, thấm nhuận khắp cả mà được giải thoát.

Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn này.

Nếu nhóm kẻ trai lành, người nữ thiện một ngày một thời riêng thiêu đốt Trầm Thủy Hương, tụng hai mươi mốt biến thì mau được tiêu diệt các tội: Mười ác, năm nghịch, bốn nặng.

Nếu ở đường đi, nơi cư trú qua đêm. Hoặc ở thành ấp, thôn xóm, núi, đầm, phương xứ đã trụ… người tụng niệm dùng Chân Ngôn gia trì vào hạt cải trắng, hoặc lại gia trì vào nước sạch kèm với tro sạch rưới vảy kết giới.

Dùng Chân Ngôn gia trì vào cây cọc Kim Cương bằng gỗ Khư Đà La Khadira, dùng Chân Ngôn gia trì vào sợi dây ngũ sắc rồi cột buộc trên cây cọc, đem đóng ở bốn phương tức thành kết giới thì dừng nghỉ an ổn không có các việc đáng sợ, làm Đại Hộ Trì. Chân Ngôn Minh Thần Mantra vidya devatā đều vui vẻ. Người trì Chân Ngôn kết sợi dây màu trắng cho người bị tai vạ đeo, tức được trừ khỏi.

Nếu tất cả người dân đeo trên cánh tay, trên cổ tay, trên đỉnh đầu, trên eo… thì người bị bệnh được khỏi bệnh, người sợ hãi được yên ổn.

Gia trì vào Ngưu Tô hoặc dầu mè rồi cho người bị bệnh nóng sốt uống vào khi bụng trống, tức khiến trừ khỏi bệnh.

Nếu Chú Trớ, Yểm Cổ khác. Trì Chân Ngôn vào cây đao bằng thép già dựa đè lên chi phần của người bị ám, lại ngâm miến nặn hình người ấy, một lần trì Chân Ngôn vào cây đao thì một lần chặt cắt, cho đến một trăm lẻ tám đoạn… cho đến bảy ngày, mỗi ngày như vậy tức liền trừ khỏi.

Nếu bị đau bụng, trì Chân Ngôn vào nước nóng hồng diêm một loại muối ăn rồi cho uống vào, tức liền trừ khỏi.

Nếu bị tất cà trùng độc chích đốt. Trì Chân Ngôn vào bùn đất màu vàng rồi xoa bôi lên chỗ bị độc, hoặc gia trì vào sữa bò cho uống khi bụng trống. Hoặc gia trì vào nước cốt đậu đã chưng nấu, để cho ấm rối thấm lên chỗ bị trùng độc cắn, liền được trừ khỏi.

Nếu bị đau mắt, trì Chân Ngôn vào sợi dây trắng rồi đeo cột ở lỗ tai, lại trì Chân Ngôn vào nước của Trúc Lịch nước dịch chảy ra từ cây trúc, Cam Thảo, Bạch Đàn Hương.

Mỗi ngày: Sáng sớm, giờ ngọ, chiều tối thì rửa con mắt, hoặc trì Chân Ngôn vào nước Ba La Xa Palāśa: Cây hoa đỏ, cây Thánh của Bà La Môn Giáo, ngày ngày tẩy rửa tức được trừ khỏi.

Nếu tai bị bệnh có gió nóng kêu vang, trì Chân Ngôn vào dầu mè sống, hoặc Đề Hồ Maṇḍa, hay Sarpir maṇḍa rồi nhỏ vào lỗ tai, chẳng lâu sẽ trừ khỏi bệnh.

Nếu dùng Chân Ngôn gia trì vào sợi dây lụa đào, thắt hai mươi mốt gút rồi cột trên eo, trên hai cổ tay, liền thành Hộ Thân.

Nếu bị đau răng, Trì Chân Ngôn vào cây Ca La Nhĩ La rồi cầm nhấm nhai, xỉa răng.

Nếu bị bệnh quỷ, gia trì vào sợi dây ngũ sắc rồi cho đeo, tức liền trừ khỏi.

Nếu bị thuốc độc, dao gậy gây ung nhọt, bệnh yết hầu, bệnh thũng, bệnh đầu đinh, mụn nhọt ác… trì Chân Ngôn vào Tất Bát Mạt, sữa bò, Thạch Mật rối khiến uống, xoa bôi liền được trừ khỏi.

Nếu bị khẩu thiệt cãi vã, đấu khẩu muốn dấy lên hoặc đã dấy lên. Vào mỗi buổi sáng sớm, hướng về mặt trời trì Chân Ngôn vào nước sạch rồi rửa mặt, súc miệng tức khiến trừ tan.

Nếu đất nước bị hoang loạn, đại thần mưu phản, binh nước khác xâm địch, tai dịch dấy lên… trước tiên, tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo sạch mới, ăn ba thức ăn màu trắng, ở hai mươi mốt ngày nghiêm trì Đạo Trường, ở Chánh giữa với bốn góc để vật khí bằng sành chứa nước thơm.

Ở trong số ngày kỳ hạn ấy, trong ngoài thanh tịnh, như pháp cúng dường. Ở phía Tây của Đàn và phía Bắc của Đàn đốt hương rải hoa… y theo pháp ngồi, tụng Đà La Ni Chân Ngôn này, tiếng tiếng chẳng dứt, làm pháp trừ tai, đủ hai mươi mốt ngày tức khiến cho đất nước, tất cả người dân được đại an ổn.

Mỗi ngày gia trì vào vật khí bằng sành chứa nước trong Đàn, rồi vảy tán trên người lại thành Ủng Hộ thì tai ách, tội chướng tự nhiên diệt hết.

Nếu bị Quỷ Thần gây tại vã làm mất âm giọng. Gia trì vào bùn hương Bạch Chiên Đàn, xoa bôi trên trái tim, tức trở lại như cũ.

Nếu người không có tài bảo, thức ăn uống, hương hoa thường cúng dường, mà chỉ thường tụng trì không có gián đoạn bỏ phế thì cũng diệt trừ được tất cả tội chướng.

Nếu khiến cho nhà cửa được Thiện Thần hộ trì không có tai vạ, bệnh tật. Mỗi ngày nên lấy một trăm lẻ tám cọng hoa sen… xoa bôi bơ, mật đều khắp, rải bột hương Bạch Chiên Đàn, gia trì Hộ Ma. Mỗi ngày ba thời, thời riêng một trăm lẻ tám cái. Đủ bảy ngày xong tức thành ủng hộ, trừ các tai ách.

Nếu muốn mọi người vui vẻ. Gia trì vào bơ, mật, Bạch Chiên Đàn Hương… Hộ Ma một trăm lẻ tám biến, tức như nguyện đã mong cầu.

Rồi nói Tụng là:

Thuốc Mẫu Đà La Ni Già Đà

Hay trừ mọi loại tai chướng khổ

Đẳng Số đẳng cấp và số lượng nên dùng Nhĩ Nhạ Gia Vijaya

Thuốc Na Câu Lợi Nākūlī, Chá Lý Ni

Kiền Đa Na Câu Lợi Ghanda nākūlī, Ế La

Y Bà Bá Nê Abhayapāṇi, Cung Củ Ma

Ấn Nại La Bá Indriya pāṇi Tất Lý Ca

Thuốc Kiền Đà Ghanda Tất Lợi Dạng Ngu Priyaṃgu

Thuốc Đa Nga La Chước Ca La Tagara cakrā

Ma Ha Chước Yết Mahā cakrā, Ô Thí La

Thuốc Bật Sắt Nỗ Yết La Đá Viṣṇu krānta

Tố Ma La Nhĩ Somarajī Tố Nan Na Sūnandā

Tinh khiết hòa với nước Trời mưa

Làm viên lớn như hạt táo chua

Đầu ngọn tiêu giới ranh giới quy định mà hộ trì

Đầu ngọn Chân Ngôn gia trì khắp

Một ngàn tám biến một ngàn không trăm lẻ tám liền phơi khô

Khi đeo thời gia trì bảy biến

Tùy thượng trung hạ cho đeo mang

Bậc thượng thỉ đội trên đỉnh đầu

Bậc trung thường đeo trên cánh tay

Bậc Hạ luôn đeo giữ trên cổ

Đều trừ diệt được các tai ách

Tai ách của nước, lửa, thuốc độc

Mọi loại yểm cổ, các chú trớ

Tất cả đều chẳng thể gây hại

Chẳng bị các quỷ thần ác làm hại

Hòa nước nóng thơm tắm, sạch các chướng.

Nếu có gió ác, sấm chớp, sét đánh luôn mãi dấy lên. Gia trì vào hạt cải trắng, nước rồi trông về nơi dấy lên ấy, một lần Chú thì một lần tán rải, một trăm lẻ tám lần tức liền trừ diệt. Hoặc gia trì vào cành Thạch Lựu rồi trông về nơi đã dấy lên, một lần trì Chân Ngôn thì một lần nghĩ đến, cũng được trừ tan.

Thế Tôn! Pháp tối thượng của Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn này, chỉ thường tụng trì, chẳng làm Đàn Ấn, y theo pháp cúng dường cũng được thành tựu.

Nếu người muốn thành tựu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này. Như pháp tô vẽ Bất Không Quyến Sách Quán Thế Âm Bồ Tát Amogha pāśa avalokiteśvarabodhisatva như Đại Tự Tại Thiên, đầu đội mão báu, trong mão có Đức Hóa A Di Đà Phật, mặc áo da hươu, quần áo bảy báu, chuỗi ngọc, Anh Lạc, vòng, xuyến, mọi loại trang nghiêm, cầm nắm khí trượng.

Dùng đất màu vàng sạch, cồ ma di phân bò, bùn thơm như pháp xoa tô Đàn. Dùng màu vẽ thanh khiết, bên trong để Tượng ấy với phan, hoa trang sức. Bốn góc với trung ương để cái bình nước thơm, ba thức ăn uống màu trắng… bày các quả trái, thức ăn uống phụng hiến cúng dường.

Chỉ trừ tất cả thức ăn dư thừa đã tiếp chạm ô uế, thức ăn uống có trăm mùi vị của nhà có luật nghi ác, ngũ tân hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ, rượu thịt… đều chẳng cúng dường. Ngoài ra thông hết, thỉnh triệu cúng dường, đốt trầm thủy hương.

Người tu Chân Ngôn đó, ngày đêm tinh cần như pháp thừa sự, thường tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo sạch. Mỗi thời hướng mặt về phương Đông đốt hương rải hoa, y theo pháp ngồi, quán nhìn Bồ Tát, như pháp tụng trì thời số chẳng thiếu.

Mỗi ngày tám của kỳ Bạch Nguyệt, cần phải nhịn ăn, siêng năng khẩn thiết niệm tụng, thời Quán Thế Âm hiện thân trong Đàn. Người tu Chân Ngôn nhìn thấy, chiêm ngưỡng lễ bái, đều được mãn túc nguyện đã mong cầu.

Kèm theo dùng Hùng Hoàng hoặc An Thiện Na để trong Đàn, dùng Chân Ngôn gia trì khiến hiện ba tướng: Một là tướng ấm áp, hai là tướng khói, ba là tướng ánh sáng.

Chấm trên trán, chấm vào con mắt, chấm vào hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân… tức chứng Y Mỗ Già Vương Thần Thông Trí Nghiêm Tam Ma Địa. Sự nghiệp của các cõi chư hữu không có gì chẳng hoàn thành được.

Bấy giờ, Đức Như Lai khen Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Ông hay ở trong đại chúng Trời người đó, thắp ngọn đuốc pháp lớn, làm mọi nhóm vật báu, kéo các hữu tình ra khỏi mọi gốc khổ.

Khi ấy, Tịnh Cư Thiên Vương, Y Thủ La Thiên Vương, Ma Ê Thủ La Thiên Vương, Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên Vương với các Thiên Vương nghe nói pháp đó, đều rất vui vẻ, chắp tay cung kính, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, tiến lên phía trước bạch Phật rằng: Thế Tôn!

Thời mạt thế sau này, tùy ở tại cõi nước, tất cả núi, rừng, thành ấp, thôn xóm… nếu có hữu tình như pháp viết chép, đọc tụng, thọ trì Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này thì Thiên Vương chúng con với các quyến thuộc, ngày đêm tập hội thường ủng hộ.

Lúc đó, Đức Như Lai bào các Thiên Vương: Lành thay! Lành thay! Thiên Vương các ông thấy có kẻ trai lành, người nữ thiên ở phương xứ nào… đọc tụng, thọ trì Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này thì cần nên thủ hộ, đừng có bỏ rơi, liền khiến cho tu học tăng thêm, nuôi lớn tất cả Bồ Đề, Phước Uẩn, căn lành, khiến được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bấy giờ, Chư Thiên nghe Đức Phật răn bảo khen ngợi đều vui mùng hớn hở, cung kính đội trên đỉnh đầu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần