Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Mười Năm - Phẩm Phú Lâu Na

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT

KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

PHẨM MƯỜI NĂM

PHẨM PHÚ LÂU NA  

Ngài Phú Lâu Na Đa La Ni Tử bạch Vô Thượng: Bạch Đức Thế Tôn! Con cũng thích nói sở dĩ mà Bồ Tát được gọi là Đại Bồ Tát.

Vô Thượng bảo Ngài Phú Lâu Na: Ông cứ nói.

Ngài Phú Lâu Na nói: Bồ Tát này đại thệ trang nghiêm, Bồ Tát này phát xu đại thừa, Bồ Tát này ngồi nơi đại thừa, nên Bồ Tát này được gọi là  Đại Bồ Tát.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Thế nào gọi là đại thệ trang nghiêm?

Ngài Phú Lâu Na nói: Đại Bồ Tát chẳng phân biệt là vì bao nhiêu người mà an trụ Đàn Na Ba la mật và thật hành Đàn Na Ba la mật. Mà chính là vì tất cả chúng sanh mà Đại Bồ Tát an trụ Đàn Na Ba la mật và thật hành Đàn Na Ba la mật.

Như Đàn Na Ba la mật, về Thi La, Sằn Đề, Tỳ Lê Gia, Thiền Na và bát nhã Ba la mật cũng vậy. Chẳng phải vì bao nhiêu người, mà chính là vì tất cả chúng sanh mà Đại Bồ Tát an trụ bát nhã Ba la mật và thật hành bát nhã Ba la mật.

Đại Bồ Tát đại thệ trang nghiêm, chẳng hạn cuộc trong một số chúng sanh. Chẳng nghĩ rằng tôi sẽ cứu độ những người này mà chẳng độ các người kia.

Cũng chẳng nói rằng tôi sẽ làm cho những người này đến vô thượng bồ đề còn những người kia thời không. Đại Bồ Tát vì tất cả chúng sanh mà đại thệ trang nghiêm.

Đại Bồ Tát lại nghĩ rằng tôi sẽ tự đầy đủ Đàn Na Ba la mật nhẫn đến tự đầy đủ bát nhã Ba la mật, cũng làm cho tất cả chúng thật hành sáu Ba la mật.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Đàn Na Ba la mật, Đại Bồ Tát có bố thí bao nhiêu đều đúng với tâm nhất thiết trí, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về vô thượng bồ đề. Đây là Đàn Na Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc Đại Bồ Tát thật hành Đàn Na Ba la mật.

Lúc thật hành Đàn Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí, chẳng hướng đến quả Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thi La Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Đàn Na Ba la mật.

Lúc thật hành Đàn Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí. Tin chịu ưa thích nơi pháp bố thí này. Đây gọi là Sằn Đề Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Đàn Na Ba la mật.

Lúc thật hành Đàn Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí. Luôn siêng năng bố thí như vậy không thôi nghĩ. Đây gọi là Tỳ Lê Gia Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Đàn Na Ba la mật.

Lúc thật hành Đàn Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí. Thường nhiếp tâm chẳng để móng tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thiền Na Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Đàn Na Ba la mật.

Lúc thật hành Đàn Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí. Quán các Pháp như ảo. Chẳng thấy có người thí, chẳng thấy có vật cho, chẳng thấy có người thọ. Đây gọi là bát nhã Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc Đại Bồ Tát thật hành Đàn Na Ba la mật.

Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí, chẳng lấy, chẳng được những tướng của Ba la mật, phải biết đó là Đại Bồ Tát đại thệ trang nghiêm.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Thi La Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về vô thượng bồ đề. Đây gọi là Đại Bồ Tát Đàn Na Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi La Ba la mật.

Lúc thật hành?

Thi La Ba la mật, đối với các pháp này, Đại Bồ Tát tin chịu ưa thích. Đây gọi là Sằn Đề Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi La Ba la mật. Lúc thật hành Thi La Ba la mật, Đại Bồ Tát siêng tu chẳng nghĩ. Đây gọi là Tỳ Lê Gia Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi La Ba la mật.

Lúc thật hành Thi La Ba la mật Đại Bồ Tát chẳng nhiếp thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thiền Na Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi La Ba la mật.

Lúc thật hành Thi La Ba la mật, Đại Bồ Tát quán tất cả pháp như ảo, cũng chẳng nghĩ nhớ có giới luật này, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là bát nhã Ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành thi la Ba la mật. Đại Bồ Tát lúc thật hành Thi La Ba la mật, nhiếp cả năm Ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật, Đại Bồ Tát cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về vô thượng bồ đề. Đây gọi là Đàn Na Ba la mật lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật.

Lúc thật hành?

Sằn Đề Ba la mật, Đại Bồ Tát chỉ thọ tâm nhất thiết trí mà chẳng thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thi La Ba la mật lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật.

Lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật, Đại Bồ Tát thân tâm tinh tấn chẳng thôi nghĩ đúng với tâm nhất thiết trí. Đây gọi là Tỳ Lê Gia Ba la mật lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật.

Lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật, Đại Bồ Tát nhiếp tâm một chỗ, dầu có bị đau khổ cũng chẳng tán loạn. Đây gọi là Thiền Na Ba la mật lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật.

Lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí, quán các pháp rỗng không, chẳng có tác giả, chẳng có thọ giả, dầu bị người mắng nhiếc, chém đâm, tâm Bồ Tát như ảo, như mộng. Đây gọi là bát nhã Ba la mật lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật.

Đại Bồ Tát lúc thật hành Sằn Đề Ba la mật nhiếp cả các môn Ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất!

Lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí, chẳng để thân tâm giải đãi. Đây gọi là Đàn Na Ba la mật lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật.

Lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật, Đại Bồ Tát thỉ chung vẫn trì giới thanh tịnh đầy đủ. Đây gọi là Thi La Ba la mật lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật.

Lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà tu hành nhẫn nhục. Đây gọi là Sằn Đề Ba la mật lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật.

Lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà nhiếp tâm ly dục nhập các môn thiền định. Đây gọi là Thiền Na Ba la mật lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật.

Lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí, chẳng chấp lấy tướng của các Pháp, nơi tướng chẳng chấp lấy này cũng chẳng chấp trước. Đây gọi là bát nhã Ba la mật lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật. Đại Bồ Tát lúc thật hành Tỳ Lê Gia Ba la mật nhiếp cả các môn Ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất!

Lúc thật hành Thiền Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí. Tâm vẫn ở trong định không xao động. Đây gọi là Đàn Na Ba la mật lúc thật hành Thiền Na Ba la mật.

Lúc thật hành Thiền Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà trì giới, do sức thiền định nên các pháp phá giới không xen vào được. Đây gọi là Thi La Ba la mật lúc thật hành Thiền Na Ba la mật.

Lúc thật hành Thiền Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí, vì sức từ bi tam muội nên nhẫn chịu tất cả khổ hại. Đây gọi là Sằn Đề Ba la mật lúc thật hành Thiền Na Ba la mật.

Lúc thật hành Thiền Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí, nơi thiền định chẳng ham, chẳng chấp, thường cầu tăng tiến từ một Thiền đến một Thiền. Đây gọi là Tỳ Lê Gia Ba la mật lúc thật hành Thiền Na Ba la mật.

Lúc thật hành Thiền Na Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết, không y chỉ nơi tất cả Pháp, cũng chẳng thọ sanh theo Thiền. Đây gọi là bát nhã Ba la mật lúc thật hành Thiền Na Ba la mật. Đại Bồ Tát lúc thật hành Thiền Na Ba la mật, nhiếp cả các môn Ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất!

Lúc thật hành bát nhã Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà bố thí, không lẫn tiếc những sở hữu trong thân, ngoài thân, chẳng thấy người cho, kẻ thọ và tài vật. Đây gọi là Đàn Na Ba la mật lúc thật hành bát nhã Ba la mật.

Lúc thật hành bát nhã Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí nên không thấy có hai sự trì giới và phá giới. Đây gọi là Thi La Ba la mật lúc thật hành bát nhã Ba la mật.

Lúc thật hành bát nhã Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí, chẳng thấy kẻ mắng nhiếc, kẻ đánh đập, kẻ giết hại, cũng chẳng thấy dùng pháp không này để nhẫn nhục. Đây gọi là Sằn Đề Ba la mật lúc thật hành bát nhã Ba la mật.

Lúc thật hành bát nhã Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí, quán các pháp rốt ráo không cho tâm đại bi mà tinh cần thật hành các pháp hạnh. Đây gọi là Tỳ Lê Gia Ba la mật.

Lúc thật hành bát nhã Ba la mật, Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà nhập thiền định, quán các thiền định ly tướng, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác. Đây gọi là Thiền Na Ba la mật lúc thật hành bát nhã Ba la mật.

Đại Bồ Tát lúc thật hành bát nhã Ba la mật, nhiếp cả năm môn Ba la mật kia nên gọi là đai thệ trang nghiêm.

Bồ Tát đại thệ trang nghiêm này được Chư Phật nười phương hoan hỉ xưng danh giữa đại chúng để ca ngợi rằng cõi nước đó có Đại Bồ Tát đó đại thệ trang nghiêm, thành tựu chúng?

Sanh, thành tựu Phật Quốc.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Thế nào là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa?

Ngài Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử nói: Lúc thật hành Sáu Ba la mật, Đại Bồ Tát xa lìa ái dục cùng những pháp ác bất thiện, ly sanh hỉ lạc hữu giác hữu quán nhập Sơ Thiền, nhẫn đến xả niệm thanh tịnh nhập Tứ Thiền, dùng tâm từ bi hỉ xả quảng đại vô nhị vô lượng khắp cùng một phương nhẫn đến mười phương tất cả thế gian.

Lúc nhập Thiền, xuất Thiền, Bồ Tát này đem các Thiền, các vô lượng tâm cùng chung với tất cả chúng sanh hướng đến nhất thiết trí. Đây gọi là Đại Bồ Tát Thiền Na Ba la mật phát xu đại thừa.

Bồ Tát này an trụ trong Thiền vô lượng tâm nghĩ rằng tôi sẽ được nhất thiết chủng trí vì dứt sạch phiền não cho tất cả chúng sanh nên sẽ vì họ mà Thuyết Pháp. Đây gọi là Đàn Na Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành Thiền Na Ba la mật.

Nếu Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà tu Tứ Thiền?

Và trụ trong Tứ Thiền chẳng nạp thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thi La Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành Thiền Na Ba la mật.

Nếu Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí nhập các thiền mà nghĩ rằng tôi vì dứt phiền não cho tất cả chúng sanh nên sẽ thuyết pháp, nơi đây nhẫn thọ ưa thích. Đây gọi là Sằn Đề Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành Thiền Na Ba la mật.

Nếu Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí nhập các thiền, bao nhiêu thiện căn đều hướng về nhất thiết trí, siêng tu không thôi nghỉ. Đây gọi là Tỳ Lê Gia Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành Thiền Na Ba la mật.

Nếu Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí nhập Tứ Thiền, quán tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về nhất thiết trí.

Đây gọi là bát nhã Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành Thiền Na Ba la mật. Đây gọi là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa vậy.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát phát xu đại thừa thật hành từ tâm nghĩ rằng tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được an lạc. Nhập bi tâm nghĩ rằng tôi sẽ cứu tế tất cả chúng sanh. Nhập hỉ tâm nghĩ rằng tôi sẽ độ tất cả chúng sanh.

Nhập xả tâm nghĩ rằng tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được lậu tận. Đây gọi là Đàn Na Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm tam muội này chỉ hướng về nhất thiết trí mà chẳng hướng đến Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thi La Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm chẳng ham quả Thanh Văn, Bích Chi Phật, chỉ nhẫn thọ ưa thích nhất thiết trí. Đây gọi là Sằn Đề Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà thật hành tứ vô lượng tâm chỉ thật hiện hạnh thanh tịnh. Đây gọi là Tỳ Lê Gia Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí nhập vô lượng tâm tam muội, cũng chẳng thọ sanh theo thiền vô lượng tâm. Đây gọi là phương tiện bát nhã Ba la mật lúc Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm. Đây gọi là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa vậy.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát đúng với tâm nhất thiết trí mà tu tứ niệm xứ đến bát Thánh đạo phần, đúng với tâm nhất thiết trí mà tu ba môn giải thoát đến mười tám pháp bất cộng. Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu đại thừa.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ trong nội không, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Nhẫn đến trí huệ trong vô pháp hữu pháp không, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Trong tất cả pháp, Đại Bồ Tát trí huệ chẳng loạn, chẳng định. Đây gọi là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, trí huệ chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải thiệt, chẳng phải không hư, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã. Đây gọi là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa, vì pháp dụng vô sở đắc vậy.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong ba thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ ba thời gian. Đây gọi là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa, vì pháp dụng vô sở đắc vậy.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong ba cõi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ ba cõi, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa.

Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ tất cả pháp, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát phát xu đại thừa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần