Phật Thuyết Kinh Bất Tất định Nhập định Nhập ấn - Phần Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy

PHẬT THUYẾT

KINH BẤT TẤT ĐỊNH

NHẬP ĐỊNH NHẬP ẤN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy  

PHẦN HAI  

Trước hết phải có ý thăm hỏi bằng lời nói chân thật ngay thẳng, không nói lời hung dữ, không nói lời thô ác, luôn nói lời hòa dịu, nói lời tốt đẹp.

Người này thậm chí bị mất thân mạng, nhưng nhân duyên vẫn gắn liền với đại thừa, thường thu tóm tất cả người thực hành theo đại thừa, người học theo đại thừa, người đọc theo đại thừa, người tụng theo đại thừa, người lãnh hội theo đại thừa. Như dùng năng lực để thâu giữ, như dùng pháp để thâu giữ, như tâm đã có thể hành trì nhẫn chịu.

Người ấy như vậy là không có oán ghét, không có tranh giành chống đối, thường mong cầu tất cả kinh chưa được nghe, tâm thường cung kính, tôn trọng chỗ đã được nghe từ người khác. Tâm không khinh thường Bồ Tát chưa học.

Đối với lỗi lầm của người khác, hoặc thật, hoặc không thật, không nói, không dua theo, không mong tìm phương tiện nơi người khác, thường siêng năng tu học từ, bi, hỷ, xả.

Này Văn Thù Sư Lợi! Nên đấy là Bồ Tát thực hành theo thừa thần thông của hàng Thanh Văn.

Này Văn Thù Sư Lợi! Làm thế nào để biết Bồ Tát thực hành theo thừa thần thông của Như Lai?

Này Văn Thù Sư Lợi! Ví như có người ở ngoài Thế Giới nhiều như số vi trần đã nêu, người ấy có nhân duyên, nhân duyên lớn, người ấy có tạo tác, tạo tác lớn, người ấy có trọng trách, trọng trách lớn.

Vì việc của người ấy nên muốn vượt qua các Thế Giới nhiều như số vi trần kia để đến chốn nọ, bèn tư duy như vậy: Nương vào thần thông nào mới có thể vượt qua được các Thế Giới để đến chốn kia?

Người này liền suy nghĩ: Hôm nay, nếu ta nương vào thần thông của Như Lai thì mới vượt qua được các Thế Giới như vậy, để đến chốn kia.

Này Văn Thù Sư Lợi! Người này đã suy nghĩ rồi liền ngay sau đấy nương vào thần thông của Như Lai, phát tâm hành theo con đường ấy.

Này Văn Thù Sư Lợi! Ý ông thế nào?

Người ấy nương vào thần thông của Như Lai đối với các Thế Giới đó có thể vượt qua mau chóng không?

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đáp: Có thể vượt qua mau chóng.

Đức Phật nói: Đúng vậy! Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác rồi, không cùng với những người tùy thuận, dừng nghỉ nơi thừa Thanh Văn, không gần gũi những người theo thừa Thanh Văn.

Không tu tập với những người theo thừa Thanh Văn, không tạo mọi sự hiểu biết, không trao đổi tiền của, vật chất, không cùng tu hành, không cùng lời nói, không ở chung, hoặc ở trong rừng, hoặc ở chốn Chùa chiền.

Hoặc ở chốn kinh hành, không đi theo một chỗ, không đọc, không tụng giáo pháp thừa Thanh Văn, không suy nghĩ, không tin hiểu giáo pháp của thừa Thanh Văn, không dạy người khác đọc, không dạy người khác tụng, cho đến chỉ một câu kệ.

Đối với thừa Thanh Văn, không cùng đọc, không cùng tụng, cũng không dạy người khác. Nếu người ấy đọc là đọc đại thừa, nếu người ấy tụng thì tụng đại thừa, cũng dạy người khác đọc tụng đại thừa, nếu có giảng nói thì giảng nói đại thừa. Người này thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thanh tịnh, giữ gìn giới pháp hoàn hảo, cũng làm cho thân, khẩu, ý của người khác thanh tịnh, để an trụ vào pháp lành.

Người ấy, đối với Đại Bồ Tát tu hành đại thừa, hoặc người đọc đại thừa, người tụng đại thừa, người lãnh hội đại thừa, luôn cung kính, tôn trọng, tâm ngay thẳng, tùy thuận tu học đại thừa, tương ưng với nhau, gắn liền không rời bỏ, nương nhờ, gần gũi, y như pháp mà cúng dường, cùng hiểu biết, cùng sống chung với nhau, hoặc ở trong rừng, hoặc ở chốn Chùa chiền, hoặc nơi kinh hành, hoặc cùng đi chung.

Đối với người theo đại thừa, người thâu tóm đại thừa, người thọ nhận đại thừa, người giữ gìn đại thừa, thì cung kính tôn trọng cúng dường theo pháp tối thắng. Đó là dùng đèn sáng, vô số hoa tươi, hương thơm, hương bột, hương xoa, dầu thơm xoa thân, cúng dường như vậy.

Người này đọc tụng đại thừa, tâm hết sức hoan hỷ, dạy người khác đọc, dạy người khác tụng, tâm không chê bai Bồ Tát chưa học. Đối với Bồ Tát khác luôn khiến an trụ được học, luôn nói lời êm dịu, nói lời hay đẹp.

Người ấy thậm chí cả đến những trường hợp bị mất thân mạng vẫn không xả bỏ đại thừa, thường thâu tóm tất cả người thực hành theo đại thừa, người tu học theo đại thừa, người đọc theo đại thừa, người tụng theo đại thừa, người giữ gìn đại thừa, vô cùng cung kính tôn trọng, tâm sinh vui mừng lớn, cúng dường rộng khắp, cũng làm cho người khác tu học có tâm sâu rộng như vậy.

Người ấy không oán ghét người khác, không tranh cãi chống đối, luôn mong cầu tất cả những Kinh chưa được nghe, sinh tâm ân cần mong cầu, tâm sâu xa bậc nhất, tâm luôn cung kính tôn trọng điều đã nghe từ người, đối với người kia sinh tâm tưởng như bậc thầy, cũng làm cho người khác tu học như vậy, tâm không xem thường Bồ Tát chưa học.

Đối với lỗi lầm của người khác, hoặc thật hay không thật đều không nói, không dua theo, không tìm cầu phương tiện nơi người khác, cũng dạy người khác tu học như vậy.

Này Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát như thế thường tự mình quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã mất tâm bồ đề, cũng thường dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã mất tâm bồ đề như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bỏ mất hạnh Bồ Tát, cũng thường dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bỏ mất hạnh Bồ Tát như vậy. Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã mất nghiệp bồ đề, cũng dạy người khác quan sát cảnh giới của các chúng sinh đã mất nghiệp bồ đề như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất con đường Bồ Tát, cũng luôn dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất con đường Bồ Tát như vậy.

Bồ Tát này thường tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất tất cả oai nghi của Bồ Tát, cũng dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất tất cả oai nghi của Bồ Tát như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất việc làm của Bồ Tát, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất việc làm của Bồ Tát như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất tất cả phương tiện của Bồ Tát, cũng luôn dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất tất cả phương tiện của Bồ Tát như vậy.

Bồ Tát này thường tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất ý của Bồ Tát, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất ý của Bồ Tát như thế.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất năng lực hành hữu vi của Bồ Tát, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất năng lực hành hữu vi của Bồ Tát như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh Bồ Tát an trụ như pháp, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh Bồ Tát an trụ như pháp như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất từ, bi, hỷ, xả của Bồ Tát, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất từ, bi, hỷ, xả của Bồ Tát như vậy.

Bồ Tát này luôn tự bố thí cũng dạy người khác bố thí. Bồ Tát như vậy không dua theo người khác, cũng chỉ dạy mọi người không dua theo với người khác.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất pháp Phật, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã đoạn dứt pháp Phật như vậy.

Bồ Tát này thường tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã xa lìa sự ham muốn pháp lành, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã xa lìa sự ham muốn pháp lành như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bị trói buộc, cũng chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bị trói buộc như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bị bệnh tật trong thời gian lâu dài, cũng dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bị bệnh tật trong thời gian lâu dài như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự thực hành chánh pháp, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự thực hành chánh pháp như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất hoàn toàn phước đức và trí tuệ, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất hoàn toàn phước đức và trí tuệ như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạt giống căn lành của Như Lai, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạt giống căn lành của Như Lai như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của tất cả chúng sinh cô độc, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của tất cả chúng sinh cô độc như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của tất cả chúng sinh nơi giấc ngủ dài, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của tất cả chúng sinh nơi giấc ngủ dài như vậy.

Bồ Tát này thường tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh có dòng họ thấp kém, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh có dòng họ thấp kém như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất niềm tin nơi đại thừa, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất niềm tin nơi đại thừa như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất trì giới, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất trì giới như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất chỗ thuận nhập giáo pháp, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất chỗ thuận nhập giáo pháp như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh nhẫn an lạc, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh nhẫn an lạc như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự tu tập chỉ và quán, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự tu tập chỉ và quán như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh bố thí điều phục, sự trì giới an vui, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh bố thí điều phục, sự trì giới an trụ như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất tâm nhớ nghĩ, hổ thẹn và hạnh biết đủ, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất tâm nhớ nghĩ, hổ thẹn và hạnh biết đủ như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất con đường tuần tự hội nhập vào giác ngộ giải thoát, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất con đường lần lượt hội nhập vào giác ngộ giải thoát như vậy.

Bồ Tát này thường tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất căn lành của Phật, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất căn lành của Phật như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất bậc thiện tri thức, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất bậc thiện tri thức như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh như thế.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất pháp tùy thuận, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất pháp tùy thuận như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất trí tùy thuận, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất trí tùy thuận như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất nghĩa tùy thuận, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất nghĩa tùy thuận như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất ý nghĩa của Kinh Điển liễu nghĩa, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất ý nghĩa Kinh Điển liễu nghĩa như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất bốn chánh cần, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất bốn chánh cần như thế.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự khéo hành theo giới luật và giáo pháp chân thật, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự khéo hành theo giới luật và giáo pháp chân thật như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh nghèo khổ, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh nghèo khổ như vậy.

Bồ Tát này luôn tự quan sát tất cả Thế Giới hiện bày khắp tâm từ bi, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát tất cả Thế Giới hiện bày khắp tâm từ bi như thế.

Bồ Tát khởi tâm như vậy: Các chúng sinh ấy, không có chủ, không chốn trở về. Các chúng sinh ấy tất cả như ánh lửa. Các chúng sinh ấy tất cả đều không có nhà cửa. Những chúng sinh ấy tất cả đều không ai cứu vớt. Các chúng sinh ấy tất cả đều không sáng suốt. Ta ở vào thời gian nào có thể làm chủ, cùng làm chỗ nương dựa, làm nhà cửa, cùng tạo điều kiện cứu giúp, cùng làm đèn sáng.

Này Văn Thù Sư Lợi! Ví như Đại Ca lâu la vương tuổi trẻ có năng lực lớn, tùy tâm ý nhớ nghĩ mong muốn về chỗ nào thì có thể bay lên trên đỉnh núi Tu Di, rồi mới bay xuống vào trong biển cả, chọn lấy Long Nữ đưa lên hư không.

Cũng như vậy, này Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát thực hành theo xe thần thông của Như Lai, có được phước đức, căn lành với uy lực lớn, mau chóng nhanh nhẹn, tùy những nơi chốn có các chúng hội của Như Lai theo tâm niệm muốn đến tức có thể đến ngay, đối với tất cả chỗ đã sinh ra nghiệp ác của chúng sinh nơi đường ác đều có thể đi đến, có thể vì họ mà làm chủ, làm chỗ nương tựa quay về, khiến xa lìa các điều ác, cùng làm nhà cửa, cùng tạo mọi sự cứu giúp, cùng làm đèn sáng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần