Phật Thuyết Kinh Bồ Tát đẳng Mục Hỏi Về Tam Muội - Phẩm Bảy - Bồ Tát đẳng Mục Nói Về Vô Lượng Như
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH BỒ TÁT ĐẲNG MỤC
HỎI VỀ TAM MUỘI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM BẢY
BỒ TÁT ĐẲNG MỤC
NÓI VỀ VÔ LƯỢNG NHƯ
Lại nữa, chư vị trong tộc họ của Đức Như Lai! Hạnh nguyện của Bậc Bồ Tát Đại Sĩ, nhớ nghĩ về Chư Phật Như Lai thời quá khứ, dấy khởi các pháp độ vô cực Ba la mật đến trọn kiếp hay vượt quá kiếp vượt các cõi đạt đến bờ giải thoát.
Biết rõ các cõi trọn kiếp hay quá kiếp, thì sẽ rõ biết sự dấy khởi của Chư Phật trọn kiếp hay quá kiếp, thấu đạt Chư Phật xuất hiện, nêu bày Kinh Điển với các pháp Độ vô cực.
Theo kiếp hay quá kiếp thuyết giảng các pháp độ vô cực. Biết rõ ý hành theo độ vô cực thì rõ các tình căn theo các pháp độ vô cực. Ở nơi tình độ vô cực ấy mà nhận thức cùng thực hành đối với vô số thứ loại, cho đến thông đạt mọi thứ thọ mạng của Như Lai.
Đây kia đều rõ, đối với mọi thọ mạng, vượt qua năm tháng hàng ức na thuật, đây kia đều rõ, kia dùng tuệ của đây mà hành, tỏ rõ hiền hạnh của vô lượng Như Lai, gốc là không là vô lượng hiền. Rõ thông các cõi quá khứ, gốc là không là vô lượng.
Biết rõ mọi kiếp quá khứ, gốc là không là vô lượng. Cũng như biết rõ quá khứ các pháp như, gốc là không là vô lượng như. Rõ tâm quá khứ, gốc là không là vô lượng như. Rõ sự giải thoát, gốc là không, là vô lượng như.
Tỏ hành của chúng sinh quá khứ, gốc là không là vô lượng như. Tỏ nơi chốn thuyết giảng của quá khứ, gốc là không là vô lượng như. Rõ sự dấy khởi của quá khứ, gốc là không là vô lượng như. Thực hiện pháp chánh thọ tam muội ấy gọi là quá trang nghiêm tạng. Nhờ đấy mà phát khởi nhất tâm, có thể vượt qua trăm ngàn kiếp là gốc không, là vô lượng.
Dùng tâm đó mà vượt qua đến trăm ngàn na thuật kiếp, lại vượt qua vô số kiếp, vô tư nghì kiếp, vô xưng hạn kiếp, vô biên kiếp, vô lượng kiếp, lại vượt quá A tăng kỳ kiếp, chẳng thể nghĩ bàn kiếp, vô vọng kiếp, là vượt quá vô vọng kiếp. Do nhân duyên ấy nên không có sự hoại diệt. Thọ nhận pháp chánh thọ tam muội không có tạo nhân quá khứ mà an lập đầy đủ mười pháp.
Nhờ pháp tam muội đó nên có được sự giác ngộ, cũng tạo lập đủ mười pháp. Đối với Chư Như Lai đạt đến cảnh giới bất tư nghì, cũng từ thanh tịnh mà khởi lên, cũng không trụ nơi chốn tu tập, đạt được điều ấy cũng như dốc sức để đạt được, thọ nhận đầy đủ sự phụng trì, mong được bình đẳng, hội nhập vào ba nẻo.
Những gì gọi là mười pháp?
1. Thông tỏ mọi nành phát sinh từ gốc si mê.
2. Biện giải tính chất vô tận của các pháp.
3. Phân biệt sự thuận hợp không hủy diệt.
4. Nhận rõ vô trụ.
5. Biện tài không loạn động.
6. Từ chỗ đã nêu bày mà đạt đến chí thành.
7. Làm tất cả mọi sự nương tựa để tồn tại.
8. Vui vẻ mà hướng đến ba cõi.
9. Xem gốc của mọi đức là hơn hết.
10. Đối với các pháp luôn có sự tôn trọng, khiêm tốn.
Này chư vị trong tộc họ của Đức Như Lai! Đó là mười hạnh nguyện vô hạn của pháp tam muội. Do thực hành mười pháp tam muội ấy mà đạt được giác ngộ. Ví như thân ở trong bào thai, biết mình sẽ được sinh ra vì trong thời gian này thần thức đã nhập vào thân.
Bồ Tát cũng như vậy, theo pháp tam muội mà tỏ ngộ, nhờ mười pháp ấy mà đối với các pháp được thông suốt. Lúc Bồ Tát đạt được như thế là đạt được sự thanh tịnh của quá khứ vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba