Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Bốn Mươi Sáu - Phẩm Trí Hướng đến - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM BỐN MƯƠI SÁU
PHẨM TRÍ HƯỚNG ĐẾN
PHẦN MỘT
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đối với bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế, ai có thể phát sanh tin, hiểu?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, từ lâu đối với quả vị giác ngộ cao tột phát tâm hướng cầu, tinh cần tu hành, đã từng cúng dường trăm ngàn muôn ức Phật, ở chỗ Chư Phật phát nguyện rộng lớn, thiện căn thuần thục, được vô lượng thiện hữu nhiếp thọ thì đối với bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy, mới có khả năng phát sanh tin, hiểu.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ Tát đối với bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế có khả năng phát sanh tin hiểu, thì theo tánh gì, tướng gì, trạng gì, mạo gì?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy điều phục tánh tham, sân, si làm tánh. Xa lìa tướng tham, sân, si làm tướng. Xa lìa trạng thái tham, sân, si làm trạng. Xa lìa diện mạo tham, sân, si làm mạo.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy điều phục tánh tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm tánh. Xa lìa tướng tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm tướng. Xa lìa trạng thái tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm trạng. Xa lìa diện mạo tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm mạo.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát thành tựu tánh, tướng, trạng, mạo như thế thì đối với bát nhã Ba la mật đa sâu xa ấy mới có khả năng phát sanh tin, hiểu.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ Tát tin, hiểu bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế, sẽ hướng đến chỗ nào?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy sẽ hướng đến trí nhất thiết trí.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ Tát hướng đến trí nhất thiết trí thì có khả năng làm chỗ hướng về cho tất cả hữu tình?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Nếu Đại Bồ Tát có khả năng tin, hiểu bát nhã Ba la mật đa sâu xa này thì mới có khả năng hướng đến trí nhất thiết trí. Nếu có khả năng hướng đến trí nhất thiết trí thì mới có khả năng làm chỗ hướng về cho tất cả hữu tình.
Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát ấy có khả năng làm việc khó làm đó là mang giáp, đội mũ kiên cố thế này. Ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, đều khiến chứng đắc Niết Bàn rốt ráo. Tuy đối với hữu tình làm việc như vậy, nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình nào được an lập.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông đã nói.
Đại Bồ Tát ấy có khả năng làm việc khó làm, đó là mang giáp đội mũ kiên cố như vậy: Ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, khiến đều chứng đắc Niết Bàn rốt ráo. Tuy đối với hữu tình làm việc như vậy, nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình nào được an lập.
Lại nữa, Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc.
Vì sao?
Vì sắc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thọ, tưởng, hành, thức.
Vì sao?
Vì thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thọ, tưởng, hành, thức.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn xứ.
Vì sao?
Vì nhãn xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn xứ. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Vì sao?
Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc xứ.
Vì sao?
Vì sắc xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc xứ. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Vì sao?
Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn giới.
Vì sao?
Vì nhãn giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn giới. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Vì sao?
Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc giới vì sao?
Vì sắc giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc giới. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Vì sao?
Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn thức giới.
Vì sao?
Vì nhãn thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn thức giới. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Vì sao?
Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn xúc.
Vì sao?
Vì nhãn xúc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn xúc. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Vì sao?
Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Vì Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Vì Các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc địa giới.
Vì sao?
Vì địa giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc địa giới. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Vì sao?
Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc vô minh.
Vì sao?
Vì vô minh rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc vô minh. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
Vì sao?
Vì hành cho đến lão tử rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc hành cho đến lão tử.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc ngã.
Vì sao?
Vì ngã rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc ngã. Giáp mũ mà Đại Bồ Tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy.
Vì sao?
Vì hữu tình cho đến cái thấy rốt ráo đều không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc hữu tình cho đến cái thấy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Tám - Phẩm Lời Nói
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Thập Luân - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Thiền định
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Hai Mươi Hai - Pháp Hội đại Thần Biến - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Chủng Trí
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười - Phẩm Bát Nhã Hành Tướng - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Phật đảnh Quảng Tụ đà La Ni - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Chú Sư Tháo Dục