Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Ha Sắc Dục Pháp

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH

BỒ TÁT HA SẮC DỤC PHÁP

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

Nữ sắc là gông cùm của thế gian, phàm phu tham đắm thì không thể tự thoát.

Nữ sắc là họa lớn của thế gian, phàm phu khốn khổ đến chết mà không tránh khỏi.

Nữ sắc là họa hoạn của thế gian, phàm phu gặp phải thì không tai ách nào mà không gặp.

Hành giả đã bỏ được rồi, nếu còn nghĩ lại thì đó là được ra khỏi địa ngục mà lại muốn trở vào. Từ cuồng loạn được tỉnh mà muốn cuồng loạn trở lại. Từ bệnh được lành lại nghĩ muốn bệnh. Người trí thương xót biết họ cuồng loạn mà điên đảo, ngày chết không xa…

Phàm phu trọng sắc mà cam chịu làm nô lệ suốt đời bôn ba, vì thế mà khổ đau. Tuy bị dao búa chém, mũi đồng nhọn đâm nhưng họ cam tâm chịu đựng mà không cho đó là tai họa. Như người điên vui chơi cái điên, không cho đó là sai.

Hành giả nếu có thể bỏ thì không nên quay lại, tức là phá gông, thoát khỏi cùm kẹp, ghét cuồng, chán bệnh, lìa chỗ tai họa, đã an ổn thêm tốt lành, được ra khỏi ngục tù, vĩnh viễn không còn hoạn nạn.

Tướng và lời nói của người nữ như mật ngọt mà tâm của họ như thuốc độc. Ví như đứng soi mình bên vực nước thẳm, nơi ở của loài giao long, trong hang núi vàng mà có sư tử, nên biết, chỗ tai ác này không thể đến gần.

Trong nhà không hòa là do người vợ. Hủy tông bại tộc là lỗi do nơi đàn bà. Đúng là âm tặc diệt mất trí tuệ của người. Cũng là người thợ săn vây bủa khó thoát được. Ví như lưới cao, bầy chim sa vào không thể tung cánh bay.

Lại như lưới dày, đàn cá mắc vào thì trầy vi tróc vảy. Cũng như hầm tối, mù lòa rơi vào. Như ngọn lửa, thiêu thân gieo vào. Vì thế người trí biết mà lánh xa, đừng để nó hại. Ghét mà nhờm tởm nó, đừng để nó làm mê hoặc.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần