Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Trì Nhân - Phẩm Bảy - Mười Hai Nhân Duyên
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH BỒ TÁT TRÌ NHÂN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM BẢY
MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
Đức Phật bảo Bồ Tát Trì Nhân: Thế nào là hiểu rõ, giảng nói và quan sát mười hai duyên khởi?
Phải quán như thế nào?
Đó là, không biết các pháp không có nghiệp vô minh, cho nên gọi là si. Không biết chúng không có xứ sở, gọi là vô minh. Không hiểu rõ các pháp có sinh khởi vô minh nên gọi là si.
Sao không thông đạt điều này mà gọi là vô minh?
Do vô minh làm duyên nên có hành. Nếu không thấu rõ các pháp, không làm theo pháp này, gọi là do vô minh làm nhân duyên nên liền có hành. Có hành và duyên nên phát sinh thức, nên nói từ hành đến thức có hai tướng là danh và sắc.
Do đó, từ thức làm duyên mà sinh ra danh và sắc, từ danh, sắc lại sinh ra sáu nhập, nên gọi là từ danh sắc làm duyên mà có sáu nhập. Do đây liền có thọ, nên nói từ sáu nhập làm duyên sinh ra những đối tượng khác. Nhân đây mà có thọ, nên nói từ đối tượng này làm duyên nên có thọ. Lại sinh khởi ái nên nói từ thọ làm duyên sinh ra ái, từ duyên ái sinh ra thọ nên gọi từ duyên ái sinh khởi thọ.
Từ đối tượng là thọ lại có chấp giữ, nên gọi từ duyên thọ mà có chấp thủ, do nắm giữ nên sinh khởi mãi, gọi là từ duyên vốn có sinh ra đối tượng, từ duyên đã sinh khởi mà có già, bệnh, chết, than khóc, lo buồn, các việc không vừa ý và các tai nạn, khổ đau nhóm họp, từ khi sinh ra đã có vô lượng khổ.
Vì sao các khổ lại nhóm họp?
Vì vô minh nên chứa nhóm các điên đảo, do từ ái mà khởi lên tham dục, tâm lúc nào cũng luyến tiếc không buông bỏ.
Do đó, thế gian tự giam hãm mình trong mười hai duyên khởi, không có mắt sáng suốt nên bị lưới vô minh bao phủ, chịu bệnh tật, ở nơi tối tăm đều do vô minh dẫn đầu. Nên quán mười hai nhân duyên như vậy thì hiểu rõ vô minh này là giả tạm, không thật có. Lại nữa, vì không thể nhận biết bản tế.
Vì sao không thể nhận biết?
Vì không sáng suốt, vì vô minh nên không thể biết sự sinh khởi của bản tế. Nếu có trí tuệ sáng suốt thì nên quán điều này, hiểu rõ bản tế tức đạt đến chỗ không bờ bến, không khởi tư tưởng cũng chẳng phải không có tư tưởng, liền đoạn trừ mọi tư tưởng.
Do đoạn dứt các tư tưởng nên không nương vào vô minh. Tất cả các pháp không phải là vô minh, mà cho là các pháp không xa lìa vô minh là tâm tự cao, tự đại.
Vì sao?
Vì bỏ vô minh, do đó gọi tất cả các pháp đều là vô minh. Người nào có thể hiểu rõ tất cả các pháp đều là vô minh thì thông đạt về nghiệp, không thể đạt đến trí tuệ. Do tiêu trừ vô minh nên gọi là hiểu rõ về nghiệp.
Thế nào la tiêu trừ vô minh?
Là thông suốt tất cả các pháp đều không thật có, là hư vọng, không chân thật, ở nơi pháp điên đảo biết là không thật có, chỉ tạm nói có mà thôi, do đó gọi là đoạn trừ vô minh, cũng đoạn trừ minh. Minh và vô minh thảy đều hư vọng, không thật có nên gọi là vô minh.
Do vô minh nên có sự tạo tác của nghiệp, lại khởi lên mười hai nhân duyên. Phàm phu thiếu trí tuệ, không thể thông đạt, tự mình lao vào tà kiến, tối tăm, hết thảy không thật có mà trở lại tạo ra có, cho nên gọi là hành.
Không có xứ sở, không có ngôn từ cũng chẳng phải không có ngôn từ, không nhận biết, sáng cũng chẳng phải là tối, nghiệp của các hành vốn là trống rỗng, đối tượng của pháp là không có mà trở lại tạo tác nên có đối tượng, đó gọi là duyên của vô minh, khiến thành tựu các hành.
Hành ấy là vô thường, từ đây, chẳng phải do nghiệp mà có các hành. Lại nữa, quan sát các hành không có quá khứ, hiện tại hay vị lai, vô minh ấy là không, là hiểu rõ vô minh, các hành vốn không, các hành đều là thật tướng, hành không hề chấp thủ.
Do vô minh nên sinh khởi các hành mà vô minh ay không lệ thuộc các hành, không đoạn trừ minh và hành, vô minh liền tiêu diệt, hành không trừ bỏ hành, bỏ hành và vô minh này thì phá hết tối tăm mà còn ở trong điên đảo vô minh thì không thể có, đó gọi là thật tướng.
Hành không thể nắm bắt cũng gọi là thật tướng, do tối tăm che lấp nên gọi là vô minh, vì sự tăm tối của vô minh mà tạo ra các hành. Nếu pháp không có vô minh thì không thật có, do pháp giả tạm nên có vô minh, hành và thức, hành không lệ thuộc hành, không khởi lên thức và hành.
Vì sao?
Vì hành không biết là hành, hành không có pháp đối tượng để có thể đạt đến được, từ hành và thức sinh ra các điên đảo.
Hành và thức ấy khong ở bên trong, không ở bên ngoài, không phải chặng giữa, không khởi lên thức, do buông lung, tạo tác nên sinh ra thức. Người có trí tuệ biết tìm cầu thức là không thể được vì thức không có đối tượng sinh ra cũng chẳng có đối tượng thấy, không thể phân biệt về thức, danh sắc, sáu nhập và đối tượng của thọ.
Thọ có sinh, già, bệnh, chết, lo buồn, than khóc, nhóm họp những điều không vừa ý và khổ não… xoay vần không bờ bến, không thể chấm dứt sinh tử, rơi vào trong năm sông bốn dòng, không thể tự cứu mình, hiểu rõ chúng không có nguồn gốc, hết thảy đều không thể thủ đắc, không đạt đến, không cùng tận về nghiệp bình đẳng, ngay cả mười hai nhân duyen cũng vậy. Đây gọi là hai loại vô minh.
Do đó, siêng năng cầu tất cả các pháp, vì cầu các pháp nên không có tư tưởng nào mà chẳng dấy khởi, đây là hội nhập mười hai nhân duyên bằng cách thuận hợp, sáng suốt.
Này Bồ Tát Trì Nhân! Bồ Tát nào hiểu rõ, giảng nói về mười hai duyên khởi, biết được duyên hòa hợp là có đối tượng sinh khởi, phân biệt, không chứa nhóm, đó gọi là hiểu được chúng không có đối tượng sinh ra.
Nếu thông đạt duyên khởi và quán mười hai nhân duyên thì không nên xét về sự phát sinh, không đạt đến tuệ phương tiện. Nếu có thể thông suốt mười hai nhân duyên là không có đối tượng sinh ra mới gọi là hiểu rõ và đạt đến tuệ vô sinh.
Do đó, này Bồ Tát Trì Nhân! Bồ Tát Đại Sĩ muốn thể nhập vào tuệ vô sinh, kiến lập sự chứng đắc thì nên phân biệt, giảng nói và thực hành theo mười hai duyên khởi, ngoài ra còn phải biết các duyên khởi không có đối tượng sinh khởi, nhờ quán như vậy mới có thể đạt được tuệ vô sinh. Do đạt được tuệ vô sinh nên kiến lập sự chứng đắc, gọi là không có đối tượng sinh khởi, thông đạt đạo tuệ.
Như vậy, này Bồ Tát Trì Nhân! Bồ Tát Đại Sĩ nào thực hành như vậy, đối với đối tượng phát sinh các duyên mà thấy không có đối tượng sinh ra thì thoát hẳn ba cõi, thông đạt nhân duyên, quan sát chúng là không có đối tượng sinh khởi.
Nếu có Bồ Tát đạt đến tướng vô sinh thì mau chóng đạt được pháp nhẫn vô sinh, dần dần gần gũi hạnh Bồ Tát, đích thân phụng sự Chư Phật, được Phật thọ ký sẽ thành tựu đạo quả chánh chân vô thượng, làm Bậc Tối Chánh Giác.
Lại nữa, nhờ chính mình kính giữ, tu hành theo lời Phật dạy như vậy nên các bậc Bồ Tát đều được thọ ký.
Các vị đều tin ưa, phân biệt tất cả các pháp thế gian để cứu giúp thế gian, thông đạt cội nguồn mười hai duyên khởi là nhờ hiểu duyên khởi, được Chư Phật Thế Tôn luôn thị hiện trước mặt, không còn sợ hãi ma Ba tuần, nếu ở hiện tại mà thấy đất, nước và tất cả các vật đều sinh tử thì đã vượt qua các tai nạn, nhổ sạch gốc rễ vô minh. Thực hành như vậy thì đạt được an lạc trọn vẹn, luôn gặp Bồ Tát.
Đức Phật bảo: Này Bồ Tát Trì Nhân! Bồ Tát nào hiểu rõ như vậy, biết ngã và ngã sở đều do nhân duyên mà có, nếu được nghe, hiểu rõ nguồn gốc về mười hai duyên khởi mà tin ưa, không nghi ngờ về ngọn nguồn thành tựu của chư Như Lai thì không bao lâu, vị ấy sẽ được thọ ký, đạt được pháp nhẫn vô sinh.
Nhờ đã được thọ ký nên không bao lâu, vị ấy ở chỗ chư Như Lai mà được chứng đắc đạo quả chánh chân vô thượng, thành Bậc Tối Chánh Giác.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Ba Mươi Ba - Phẩm Huỷ Báng Bát Nhã
Phật Thuyết Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Bảy - Phẩm Hồi Hướng
Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ - Phần Mười - Quán đỉnh
Phật Thuyết Kinh Hải Long Vương - Phẩm Mười Hai - Phẩm A Tu La Yến Cư được Thọ Ký
Phật Thuyết Kinh Dần đủ Tất Cả Trí đức - Phẩm Sáu - Trụ Mục Kiến