Phật Thuyết Kinh Bổn Sư - Phẩm Hai - Phẩm Pháp Hai - Phần Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH BỔN SỰ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Huyền Trang, Đời Đường  

PHẨM HAI

PHẨM PHÁP HAI  

PHẦN NĂM  

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này. Các Tỳ Kheo nên biết.

Bố thí có hai loại.

Thế nào là hai?

Một là tài thí.

Hai là pháp thí.

Thế nào gọi là tài thí?

Nghĩa là có một loại Bổ Đặc Già La chúng sanh hay bố thí đủ loại đồ ăn uống ngon lạ, thuốc men, y phục, nhà cửa, giường nằm, kể cả tài sản, đèn dầu, khi có bệnh thì lo trị liệu, xả như thế đó, chia đều ra cho kẻ khác. Nên có tên là tài thí.

Thế nào gọi là pháp thí?

Nghĩa là rộng vì kẻ khác mà nói chánh pháp, đầu giữa cuối đều tốt đẹp, văn nghĩa rõ ràng. Đó là pháp thuần đầy thanh tịnh phạm hạnh, làm cho các loài hữu tình khi nghe rồi thì giải thoát sanh, già, bệnh, chết, sầu, thán, ưu buồn khổ sở, não loạn.

Đây có tên là pháp thí. Nơi hai pháp tài và pháp thí này, bố thí pháp là cao cả bậc nhất. Ví như trong thế gian từ bò lấy sữa, từ sữa lấy lạc, từ lạc lấy tô váng sữa, từ váng sữa này sẽ sinh ra váng sữa nóng lại từ váng sữa nóng này sinh ra đề hồ.

Nơi đó có đầy đủ những chất vị của bò là đề hồ vậy. Đây là chất ngon nhất.

Như vậy trong hai loại tài và pháp thí, pháp thí là cao cả bậc nhất. Ở nơi pháp thí này người hay bố thí chẳng sanh điên đảo. Đó là Như Lai, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt Già Phạm.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ở nơi hai loại thí

Pháp thí là bậc nhất

Kẻ hay bố thí pháp

Thiện thế tối thắng tôn

Nhận lãnh tài sản thí

Như Lai bậc đáng kính

Thí tài vẫn chưa đủ

Nên cho pháp chúng sanh

Tài thí cho chúng sanh

Đời đời được giàu có

pháp thí làm cho người

Cứu cánh chứng Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn đã nghe được như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Từ tế có hai loại.

Thế nào gọi là hai?

Một là cúng tiền.

Hai là cúng pháp.

Kẻ cúng tiền nghĩa là có một loại Bổ Đặc Già La chúng sanh hay cúng nhiều loại thức ăn ngon ngọt, mùi thơm, áo quần, nhà cửa, giường nằm, của cải đèn dầu, những loại như thế có tên là cúng tài sản.

Kẻ cho pháp nghĩa là người có thể cho Khế Kinh, ứng với ký biệt cô khởi, tự thuyết, bổn sự bổn sanh, phương quảng, vị tằng hữu pháp cho đến vô lượng phương tiện như chân lý mà nói ra, thí thiết tạo nên, đặc biệt mở bày, có tên là cho pháp.

Đối với cho tiền bạc thì cho pháp là tối thượng bậc nhất. Giống như trong thế gian, từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có tô, từ tô này sanh thêm trở thành tô nóng váng sữa. Lại từ tô nóng này sinh ra đề hồ sữa đặc.

Tất cả những loại này cũng từ sữa bò sinh mà thôi. Đề hồ là tối thượng đệ nhất. Như vậy tài pháp hai loại cho ấy, cho pháp là quan trọng bậc nhất.

Ở nơi pháp thường chẳng điên đảo, kẻ thực hành phép cho ấy chỉ có Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt Già Phạm.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Nơi hai loại cho ấy

Cho pháp là hàng đầu

Kẻ hay cho pháp ấy

Thiện Thệ Đức Tối Tôn

Nhẫn của cải nhà vườn

Như Lai là bậc nhất

Thí cho tiền chẳng đủ

Cho pháp cả chúng sanh

Cho tiền làm chúng sanh

Đời đời được sung sướng

Cho pháp cho chúng sanh

Cứu cánh chứng Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này. Các Tỳ Kheo nên biết, phàm những kẻ tu hành khi tập trung lại nên làm hai việc.

Một là nói pháp.

Hai là lặng yên.

Do pháp mà nói, hiểu được cái đức. Khi rõ các đức rồi liền sanh kính tin sâu xa. Sau khi tin kính sâu xa rồi thì thực hành, sau khi thực hành rồi thì thân cận cúng dường. Khi thân cận cúng dường rồi cầu nghe chánh pháp.

Khi cầu nghe chánh pháp rồi thì làm cho chẳng loạn. Sự nghe chẳng loạn rồi thì tai nghe chánh pháp. Khi nghe chánh pháp rồi thì nơi pháp mà thông suốt.

Khi pháp thông suốt rồi thì có thể giữ gìn và nhớ pháp ấy, đoạn quan sát nghĩa lý. Khi quan sát nghĩa lý rồi thì từ nơi pháp sâu vào ý nghĩa suy nghĩ.

Lúc từ pháp này suy nghĩ thì sanh ra ham muốn. Khi ham muốn rồi thì liền được sức mạnh. Khi đã có sức mạnh rồi thì có thể gọi số nhiều.

Khi nhiều rồi thì hay chọn lựa. Khi chọn lựa rồi thì tùy theo sự hiểu biết mà tự làm cho ngộ. Ta việc sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân sau do vì đã vắng lặng vậy, tâm được tịnh lặng, thanh tịnh trong sáng, chẳng có khó khăn, xa rời phiền não, điều thuận chủ động, an trụ chẳng động, thường hay phát sanh, khi phát sanh rồi, như thật mà biết.

Như thật biết rồi làm cho xa lìa. Khi đã xa lìa rồi, làm cho ly dục. Lại khi ly dục rồi làm cho giải thoát. Khi đã được giải thoát rồi làm cho tự biết là ta đã được giải thoát rồi.

Ta việc sanh đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân sau nữa. Nên các Tỳ Kheo nên nói pháp lành, nên hiểu pháp quý.

Nếu làm được vậy cho đến có tên chân thật, giữ gìn cờ pháp, chẳng người tập hội, nói chơi cười đùa, mà hay nghe biết đứng đắn, các pháp thật tướng, hay trừ các lậu, hay chứng Niết Bàn. Ta thường ở chung và nói pháp lành, hiểu rõ pháp này nên có tên là số một, gìn giữ cờ pháp.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Có kẻ khi tập trung

Nên tu hành hai việc

Nghĩa vắng lặng yên ổn

Và nói lời chánh pháp

Do nói lời chánh pháp

Cùng ở yên thanh tịnh

Biết thực tướng các pháp

Cứu cánh chứng Niết Bàn

Các Tỳ Kheo các ngươi

Nếu muốn nói pháp lành

Cho đến tên chân thật

Cầm giữ cờ chánh pháp

Ta thường ở trong chúng

Hay nói sáng các pháp

Cho nên tên thứ nhất

Nắm giữ cờ chánh pháp

Nếu nương cờ chánh pháp

Hay nói hay tu hành

Sẽ thoát ly sanh tử

Đến cứu cánh Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo khi nói năng phi lý tạo ý, khởi ý mong cầu, khởi ý si mê, khởi ý tổn hại. Như vậy Tỳ Kheo, tên là kẻ ác, làm kẻ kiêu mạn hay hướng đến nhiều phương tiện ác xấu vậy.

Hay đoạn hay lìa, hay bỏ thiện pháp buông lung giải đãi, chẳng hay siêng năng, quên mất chánh niệm, lại chẳng chánh tri, tâm hay tán loạn, nương vào các căn, chẳng lìa sự thấy, chẳng muốn xa rời, như thật trí chánh, hướng đến ác ma, việc ác chẳng thiện. Vì các ác ma và các bất thiện pháp điều phục mà tăng trưởng tất cả các ác pháp.

Nếu các Tỳ Kheo khi lúc ở yên, phi lý tác ý, quảng nói rộng ra tăng trưởng tất cả sự ác, chẳng thiện.

Như vậy Tỳ Kheo đã phá đi những kẻ có trí và phạm hạnh, ta vì nơi họ thường chẳng tán dương.

Như vậy Tỳ Kheo tuy được xuất gia, thọ giới cụ túc. Nhưng là kẻ ác, ngu si vô trí.

Cho nên các ngươi nên biết rõ vậy. Ta nay vì sao mà phương tiện đoạn trừ kẻ phi lý tạo ý, tạo ra phương tiện tu tập như lý tác ý.

Này các Tỳ Kheo! Phải biết như thế.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Lúc nói hoặc ở yên

Từ các căn tạo ác

Chẳng nghe lời ta dạy

Đó kẻ ngu vô trí

Nên hỡi các Tỳ Kheo

Nên tu chẳng buông lung

Lìa phi lý tạo ý

Hãy như lý suy nghĩ

Các ngươi nếu siêng năng

Lời nói chẳng buông lung

Chẳng xa độ sanh tử

Chứng Vô Thượng Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các Tỳ Kheo khi dùng lời nói như chân lý mà tác ý, xa rời khỏi tính toán, chẳng si mê, chẳng tổn hoại, như vậy các Tỳ Kheo có tên là đa thiện. Chẳng có tà mạn, hướng đến những niềm an lạc làm phương tiện. Nơi đoạn, nơi lìa, chẳng buông xả. Lìa sự buông lung, siêng năng tinh tấn, chánh niệm chánh tri, niệm định chẳng loạn, các căn giữ gìn, có thấy nghe xuất ly, hay biết xa rời.

Đó là trí huệ chân chánh làm tiêu hủy ác ma và các pháp bất thiện. Điều phục ác ma và các pháp bất thiện, làm tổn giảm những việc ác và các pháp bất thiện. Nếu các Tỳ Kheo ở nơi yên ổn như giáo lý mà tác ý, nói rộng cho đến làm tổn giảm các việc ác và các pháp chẳng lành.

Như vậy đó các Tỳ Kheo. Vì những người có trí và có phạm hạnh mà xưng tán. Ta cũng y nơi họ mà thường hay xưng tán. Như vậy đó các Tỳ Kheo, có tên là kẻ xuất gia chân chánh và thọ giới cụ túc vậy. Có trí tuệ lớn, chẳng vui riêng ai, tên gọi chẳng si, cho nên các ngươi phải biết làm theo như vậy.

Ta nay vì sao mà tạo phương tiện tu tập, như chân lý mà tác ý, phương tiện đoạn trừ cũng như chẳng phải chân lý mà tác ý thì các ngươi nên biết, nên học như thế.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Nói năng cùng yên lặng

Chẳng từ căn tạo ác

Hay phụng hành ta dạy

Đó là người có trí

Tu xa rời hơn thua

Đến chẳng si, chẳng hại

Có xa rời chánh kiến

Phải hiểu biết như thật

Hay điều phục ác ma

Các ác cùng chẳng thiện

Xa rời cùng phiền não

Chứng cứu cánh Niết Bàn

Cho nên các Tỳ Kheo

Nên tu, chẳng buông lung

Nên như lý tạo ý

Lìa phi lý suy nghĩ

Các ngươi nếu siêng năng

Lời yên chẳng buông lung

Chẳng lâu nơi sanh tử

Chứng Vô Thượng Niết Bàn.

Ta từ Đức Thế Tôn đã từng được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Các hữu học Tỳ Kheo! Có hai loại lực.

Thế nào gọi là hai?

Nghĩa là tư trạch lực, lực chọn lựa và tu tập lực.

Vì sao Tỳ Kheo?

Có tư trạch lực?

Nghĩa là có một loại Tỳ Kheo có học thọ dụng nhiều loại áo quần, đồ ăn uống, nhà cửa, giường nằm, thuốc men và những đồ dùng tất cả đều có chọn lựa, chẳng phải không chọn lựa để mà thọ dụng.

Ở nơi chưa được áo quần, đồ ăn uống, nhà cửa, chỗ nằm, thuốc men cùng đồ dùng chẳng có tâm hy vọng cầu mong để được áo quần, đồ ăn uống, nhà ở, phòng ốc, thuốc men, đồ dùng không tham đắm nhiễm trước mà hay nhẫn thọ. Vì mưa nắng đói khát, gió máy, trùng muỗi, gặp rắn rít v.v... mà nhẫn thọ, để khỏi phỉ báng, dòm ngó mà lãnh thọ.

Vì sự sống còn của thân, làm cho mạnh khỏe, nhẫn điều khó nhẫn, sợ mạng bị mất, khó trị nên khổ sở mà thọ, thường hay nhẫn thọ vì tất cả thế gian hay làm việc nhẫn khó làm.

Vì việc lành mà chọn lựa. Các thân, ngữ, ý ba loại việc ác này hay chiếu soi hiện pháp, sanh pháp và hậu pháp, chẳng phải vì ái lạc khổ và quả dị thục mà tác ý tư dung.

Ta nay đang đoạn những việc xấu của ba loại thân khẩu ý này. Ta đương tu tập ba loại vi diệu của thân khẩu ý này có thể biết được rõ ràng ba loại ác kia là quá ngu dại.

Lại cũng phải hiểu rằng ba loại vi diệu ấy luôn luôn có công đức. Khi biết như thế chân chánh rồi phải siêng dứt, siêng tu, việc ác việc thiện, tu giữ tự thân làm cho thanh tịnh, lìa các tội lỗi. Như vậy có tên là có học Tỳ Kheo suy nghĩ lực sơ khởi.

Sao gọi là Tỳ Kheo có lực tu tập?

Nghĩa là có một loại Tỳ Kheo có học có thể nhớ nghĩ tất cả những sự hiểu biết đều tương thuận, nhưng mà không gặp, cho đến trạch pháp, tinh tấn, hỉ, khinh an, định, xả tất cả đều thuộc về giác chi mà chẳng sai biệt, tu niệm giác chi, đều nương tựa vào việc dừng lại sự đầy đủ.

Dừng lại chỗ xa lìa, tất cả đều nương tựa nơi mất đi, hồi hướng về việc xả bỏ, tu tập chọn pháp, tinh tấn, hỉ, khinh an, định, xả, giác chi, tất cả đều nương vào sự dừng lại của sự đầy đủ.

Tất cả đều nương vào sự dừng lại chia lìa, nương vào nơi diệt, hồi hướng về sự xả bỏ. Như thế có tên là hữu học Tỳ Kheo có tu tập và có lực. Như vậy có tên là Tỳ Kheo có học có hai lực.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Các hữu học Tỳ Kheo

Lược nói hai loại lực

Tư trạch và tu tập

Hay hàng phục ma quân

Thấy việc ác hay đoạn

Biết diệu đức hay tu

Nên nhẫn thọ suy nghĩ

Có tên tư trạch lực

Nương tựa đủ, rời, diệt

Và hướng về nơi xả

Mà tu bảy giác chi

Có tên tu tập lực.

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này. Các Tỳ Kheo nên biết, do hai loại pháp tận diệt mà chết.

Thế nào là hai pháp?

Một là do nghiệp và hai là do thọ. Do nghiệp xoay chuyển và do tuổi thọ đã mãn mà quyết định mệnh chung. Nếu lúc có nghiệp cũng đồng thời có thọ. Nếu lúc có thọ cũng đồng thời có nghiệp.

Vì sao thế?

Đó là hai pháp hằng thường hòa hợp, chẳng khi nào không hòa hợp.

Đó là hai pháp khó thể cho được, không thể phân ly, lúc mà có nghiệp cũng đồng thời có thọ. Khi lúc có thọ cũng đồng thời có nghiệp. Nếu có nghiệp này tức có thọ kia. Nếu có thọ này tức có nghiệp kia. Nếu chẳng có nghiệp cũng chẳng có thọ. Nếu chẳng có thọ này cũng chẳng có nghiệp kia. Dụ như lửa sinh ánh sáng vậy.

Nếu có lửa tức có ánh sáng. Nếu có ánh sáng tức có lửa. Nếu chẳng có lửa tức chẳng có ánh sáng. Nếu chẳng có ánh sáng tức chẳng có lửa. Nghiệp và thọ lại như thế.

Nếu có nghiệp này tức có thọ kia. Nếu có thọ này tức có nghiệp kia. Nếu chẳng có nghiệp này tức chẳng có thọ kia. Nếu chẳng có thọ này tức chẳng có nghiệp kia. Như thế đó hai loại pháp, mất hết đi rồi thì chết vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần