Phật Thuyết Kinh Các Pháp Vốn Không Kinh Chư Pháp Bản Vô - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Đạt Ma Cấp Đa, Đời Tùy

PHẬT THUYẾT

KINH CÁC PHÁP VỐN KHÔNG

KINH CHƯ PHÁP BẢN VÔ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Đạt Ma Cấp Đa, Đời Tùy  

PHẦN MỘT  

Đức Thế Tôn cùng năm trăm Đại Tỳ Kheo, chín vạn hai ngàn Bồ Tát, đi đến núi Thứu Tụ trong thành Vương Xá.

Chín vạn hai ngàn Bồ Tát đây đều là những bậc đứng đầu, như Đại Bồ Tát Trang Nghiêm Oánh Sức, Đại Bồ Tát Sư Tử Du Bộ, Đại Bồ Tát Vô Ngại Diễm Tịnh Quang Đức Oai Vương, Đại Bồ Tát Mê Lưu Sơn Đảnh Âm Vương.

Đại Bồ Tát Ái Tiếu Vô Cấu Quang, Đại Bồ Tát Xuất Quang Tế Nhật Nguyệt Quang, Đại Bồ Tát Tối Thắng Vô Cấu Trì Quan, Đại Bồ Tát Xuất Oai Liên Hoa Khai Thân, Đại Bồ Tát Phạm Tự Tại Âm, Đại Bồ Tát Tượng Hý Sư Tử Vương Ý.

Đại Bồ Tát Kim Quang Tịnh Vô Cấu Oai, Đại Bồ Tát Nhu Nhuyến Xúc Thân, Đại Bồ Tát Kim Trang Nghiêm Tướng Khai Thân, Đại Bồ Tát Bách Quang Hưu Ma La Lực, Đại Bồ Tát Tịch Căn Oai Nghi Tịch Hạnh.

Đại Bồ Tát Địa Tối Thượng Vương, Đại Bồ Tát Thiên Ngôn Từ Minh Âm, Đại Bồ Tát Pháp Lực Tự Tại Tịch Tĩnh Du Hành, Đại Bồ Tát Đức Oai Vô Cấu Thân, Đại Bồ Tát Mạn Thù Thi Lợi.

Khi ấy, thấy các vị Bồ Tát đã nhóm họp, Đại Bồ Tát Sư Tử Du Bộ, liền đứng dậy, sửa sang lại y phục, một vai mang Y Ức Đa La Tăng Già, gối phải chạm đất, hướng về Phật, chắp tay dùng ca tụng mà hỏi Phật về nghĩa lý:

Không ngã, không mạng, không pháp dục

Vô biên danh xưng, vì ta nói?

Vắng lặng rất lặng thường lặng yên

Như vậy chúng đây rất thù thắng.

Chư kiến thế nào là bồ đề

Kiêu mạn, sân giận và ganh ghét

Dục thể thế nào là bồ đề

Vì Đạo Sư nói, vô biên xưng.

Nếu không Niết Bàn, không phiền não

Hành giới thế nào là bồ đề?

Thể ấy không hai, Phật cũng vậy

Người vì con diễn nói đại bi.

Chư pháp thế nào: Thoát rốt ráo?

Niết Bàn, tướng tợ như giải thoát.

Thế nào mà lại như hư không?

Không ngại, không đắm, không vướng mắc.

Âm: Ca Lăng Tần Già, Phạm Thiên

Sắc: Vô cấu quang, Minh kim quang

Âm thanh tịnh quang, vô biên đức

Đang vì nói pháp, không trần hết.

Thế nào chư cái… như bồ đề?

Thế nào: Dục là thể bồ đề?

Pháp chẳng pháp, đạo sao là một

Vô cấu, thanh tịnh… bằng, hư không

Nếu không hữu số, không vô số

Pháp đã diệt độ, sao là vậy?

Bồ Đề nếu không, không gì đắm

Tại sao biến trí cũng lại không?

Là làm, chẳng làm, không tranh cãi

Thủ cùng không thủ đều không thể

Ở trong chúng sinh chưa từng có

Trong pháp chướng ngại cũng lại không.

Bên trong không giới, lại không nhẫn

Phá giới cũng lại không chỗ nào

Định cùng với không hai vậy.

Không trí và trí, không chỗ được.

Vì sao pháp này sạch, không nhơ

Mà không chỗ có như: hư không…

Vào một lúc, tâm không nơi đắc

Không tâm, vì sao mà là pháp?

Bên trong tri kiến không chỗ có

Không có niệm tu, cũng không chứng

Bên trong cũng lại không chỗ đoạn

Chúng sinh vì sao đồng cõi không?

Bên trong pháp thể là một hạnh

Bên trong không sinh cũng không chuyển

Pháp khởi và sinh, không chỗ có

Các pháp như vậy, thắng nhân nói.

Bên trong không học, không La Hán

Duyên giác cũng lại không chỗ có

Nếu cầu bồ đề, không thể được

Pháp này không tới, cũng không lui

Bên trong không trụ cũng không xứ

Cũng không có qua cũng không lại

Pháp không tới lui, lại là sao?

Như núi Tu Di trụ không động.

Bên trong không tưởng cũng không sắc

Thể sắc vì sao là bồ đề?

Sắc và bồ đề không phải hai

Thể pháp như vậy, thắng nhân nói.

Bên trong không rỗng, không không tướng

Không có dính mắc, không không đắm

Danh với không danh, pháp thế nào?

Nói đạo như tiếng vang giữa núi.

Bên trong không sinh, không phiền toái

Bên trong cũng lại không không sinh

Có không đã diệt, cũng không ngăn

Các pháp vì sao là một hành?

Bên trong không Trời cũng không

Rồng Không Khẩn Na La, cả Dạ Xoa…

Bên trong địa ngục không chỗ có

Không có xứ sở và chúng sinh,

Nếu Đạo Sư nói pháp tối thắng

Nếu các ngoại đạo nói ác ý

Cả hai sao gọi là một hành

Các chữ như thế đều nhập một.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Đại Bồ Tát Sư Tử Du Bộ: Tốt lắm, thật tốt thay! Hiếm có người như ông! Đối với những điều ông hỏi, hiện nay, cả đến các đời, không thể tin thọ, hàng Chư Thiên nhiều đời, chìm đắm trong mê hoặc.

Thiện Gia Tử! Nay ông chớ nên hỏi nhân duyên này.

Thiện Gia Tử! Hàng Bồ Tát sơ nghiệp đối với phi địa này thì gọi là Bồ Tát không kiến, vô tướng kiến, vô nguyện kiến, vô sinh kiến, vô hữu kiến, vô tướng mạo kiến, Niết Bàn kiến, Phật Đà kiến, bồ đề kiến.

Thiện Gia Tử! Trước hàng Bồ Tát sơ nghiệp không nên nói pháp này.

Vì sao?

Vì rất có thể xảy ra các căn lành bị cắt đứt, đối với bồ đề Phật thì hành phi đạo, nếu rơi vào đoạn thường, thì không biết được, vì ý nghĩa gì mà Như Lai nói pháp này.

Nghe Phật nói như vậy, Đại Bồ Tát Sư Tử Du Bộ lại bạch Phật: Nói về Đức Thế Tôn, nói về Bậc Thiện Thệ.

Bạch Thế Tôn! Nếu có hàng Đại Bồ Tát, ở đời sau, như Bồ Tát: Không kiến, vô tướng kiến, vô nguyện kiến, vô sinh kiến, vô hữu kiến, vô tướng mạo kiến, Niết Bàn kiến, Phật Đà kiến, bồ đề kiến. Đối với không, vô tướng cho là cảnh giới, dính mắc nơi ngôn thuyết, cho chữ nghĩa là trong sạch. Nói đạo là hơn hết.

Coi trọng việc danh lợi. Họ nghe Như Lai nói pháp không tên gọi này rồi, liền xả bỏ các kiến, liền biết các pháp là đạo một tướng, tin chúng sinh như tin pháp được nói. Trong phương tiện khéo léo, họ cần phải khéo học. Tuy nói ít ham muốn, biết đủ, giảm tỉnh, nhưng đều không tin là sạch.

Tuy nói những lỗi lầm trong chúng, nhưng tin các pháp xa lìa. Tuy khen ngợi nói chỉ là một, không xen tạp, nhưng cũng không tin là trong sạch. Tuy khen ngợi việc phát tâm bồ đề, nhưng cũng biết tâm tự tánh là bồ đề.

Tuy khen ngợi việc rộng nói Khế Kinh, nhưng tin các pháp là rộng. Tuy khen ngợi Bồ Tát, nhưng tin các hàng Thanh Văn, Độc Giác và Phật, không có sự khác biệt. Tuy khen ngợi Tĩnh lự nhưng khéo thông đạt sự bình đẳng của Tĩnh lự.

Tuy khen ngợi trì giới nhưng khéo thông đạt bản tánh của trì giới. Tuy khen ngợi nhẫn nhục nhưng đối với sự tận diệt, không sinh các pháp, khéo thông đạt kiến. Tuy khen ngợi tinh tấn nhưng khéo chọn lựa các pháp không phát khởi.

Tuy khen ngợi Đệ Da Na Tam Ma Địa, Tam Ma Bát Đế Nói Tam Ma Địa, phát ra đủ trăm ngàn đến Tam Ma Địa môn nhưng biết bản tánh của kiến là Tam Ma Bát Na. Tuy khen ngợi trí tuệ cả ngàn chủng tướng, nhưng khéo thông đạt trí cùng vô trí, tự thể của bản tánh khéo lựa chọn các pháp.

Tuy nói hủy bỏ lỗi của dục, không thấy một pháp có thể nhiễm. Tuy nói hủy bỏ lỗi của sân, không thấy một pháp có thể ghét. Nói hủy bỏ lỗi của si, nhưng tin các pháp lìa si, không ngại.

Tuy vì chúng sinh hiển thuyết những lỗi lầm, những sự đáng ghét, ở cõi địa ngục, súc sinh, diễm ma thế…, nhưng cũng không thấy địa ngục, súc sinh, diễm ma thế…

Những người đó, tin chúng sinh, như tin pháp được nói, nên tin một hành, đó là: Tín không, tín vô tướng, tín vô nguyện, tín vô sinh, tín vô sở hữu, tín không tướng mạo.

Đại Đức Thế Tôn! Chỉ nên nói như vậy. Họ không thể suy nghĩ về những lời lẽ của phương tiện khéo léo. Ở trong các hàng Thanh Văn, Độc Giác cho đến Đại Bồ Tát phát hạnh sơ thừa… đều chẳng phải là địa vị của họ, chỉ trừ hàng Đại Bồ Tát tin sâu xa vào một hành… mà thôi.

Nói như vậy rồi, Đức Thế Tôn lại bảo Đại Bồ Tát Sư Tử Du Bộ: Này Thiện Gia Tử! Nếu họ đã như vậy, ông nên nghe cho khéo, chân chánh nhớ nghĩ cho khéo, nên vì họ mà diễn nói.

Đại Bồ Tát Sư Tử Du Bộ đáp: Đúng như vậy, thưa Thế Tôn! Con phải nghe một cách chân chính.

Khi đó, Đức Thế Tôn nói bài kệ tụng:

Nếu muốn hiểu cái đẹp bồ đề

Chớ nên phân biệt lỗi tham dục

Các pháp thường là tự tánh tham

Nếu biết được vậy, là cao quý.

Không thể nắm bắt tham, sân, si

Cũng không, đạt những gì đã đạt

Các pháp đều cũng như hư không

Nếu biết được vậy, là cao quý.

Kiến và chẳng kiến thường một hạnh

Tăng và chẳng tăng, hai đồng một

Ở trong không Phật không pháp diệu

Nếu biết như vậy, đạt thế trí.

Như Bậc Trượng Phu, trong cơn mộng

Đắc bồ đề, giáo hóa chúng sinh

Trong đó không đạo, không chúng sinh

Như vậy, tự tánh tức các pháp.

Không thể đắc bồ đề tọa xứ

Nó không thể đạt, cũng không có

Minh, vô minh, hai nhưng một tướng

Nên biết như vậy, đắc Đạo Sư.

Nói tánh chúng sinh là bồ đề

Tánh bồ đề tức các chúng sinh

Chúng sinh bồ đề, hai nhưng một

Nếu biết như vậy, đắc Thượng Nhân.

Như bậc Trượng phu hiểu rõ huyễn

Huyễn ấy, hóa hiện vô biên thứ

Trong đó, mọi thứ hiện đều không

Hoặc loạn chúng sinh chẳng phải một.

Tham dục, sân giận giống như huyễn

Các phiền não này, đều như huyễn

Phàm phu đều nghĩ: Ta nhiễm giận

Nó mê loạn tâm, theo nẻo ác.

Trong ấy không có tham, giận, si

Trong ấy, cũng không phiền não khác

Pháp thể cùng huyễn… đã phân biệt

Như vậy phàm phu, phiền não đốt.

Nếu không phiền não, không chúng sinh

Trong ấy, không Phật không có gì

Đấy pháp vô sinh đã phân biệt

Phàm phu nghĩ: Ta nên làm Phật.

Tức không có Phật, không pháp Phật

Chúng sinh cũng không thấy một nơi

Nếu biết pháp thể tựa hư không

Thì sẽ chóng thành bậc Thượng Nhân.

Nếu cầu bồ đề, mà không biết

Sẽ cách bồ đề như Đất, Trời

Nếu biết pháp thể ngang với huyễn

Thì sẽ chóng thành bậc Thượng Nhân.

Nếu phân biệt giới, thì không giới

Nếu thấy trì giới tức phá giới

Giới, phá giới, hai nhưng một tướng

Nếu biết như vậy, làm Đạo Sư.

Như bậc Trượng phu, trong cơn mộng

Hưởng thọ việc dục, sinh vui vẻ

Si loạn phân biệt, nghĩ phụ nữ

Trong ấy, phụ nữ thường là không.

Phá giới, trì giới, như tánh mộng

Phàm phu phân biệt hai thứ này

Trong ấy, không giới, không phá giới

Nếu biết như vậy, làm Đạo Sư.

Đắm danh đích thị là phàm phu

Do không biết tự tánh âm thanh

Nếu biết danh này chẳng là danh

Họ sẽ đạt được nhẫn thắng diệu.

Có các chúng sinh, nguyện thành Phật

Rồi đem nói cho mọi người biết

Tin lời là đúng, không tu hành

Tức ngăn mọi nẻo, đạo bồ đề.

Ở trong oai nghi, không sai trái

Lời vui thích nói thì không biết

Không cho lời đúng, tỏ bồ đề

Do họ không biết pháp tự tánh.

Tuy với pháp không thường hiển nói

Nhưng ưa tranh đấu, ác ý sinh

Sao có bồ đề cùng Phật Pháp

Chính là nói đến sân, không trí.

Sân Nhẫn, hai thứ là một tướng

Người biết như vậy, không phân biệt

Tự tánh chúng sinh, họ không biết

Sinh các lỗi lầm là trí phàm.

Tự nói chúng sinh, ta đều mến

Làm bậc cao cả giúp chúng sinh

Bị động, họ tức sinh sân ác

Do có ác tâm nên không nói.

Thường thích tranh đấu, tìm lỗi người

Nhưng lại khen nói tâm nhẫn này

Cũng nói các pháp đều là không

Trong ý cống cao cầu sai trái.

Tham đắm ăn uống người không trí

Ngày đêm suy nghĩ đến ham muốn

Bọn họ đi vào nơi thôn ấp

Nói là sẽ giải thoát chúng sinh.

Với chúng sinh, ta thương xót khắp

Ta làm lợi ích cho chúng sinh

Loại pháp thể này, tuy hiển nói

Đắm trong tâm hại, thường ác ý.

Nhưng ta chưa nghe, cũng chưa thấy

Có lòng thương, lại có tâm hại!

Họp lại cùng nhau phá vết thương

Mà cầu nước A Di Đa Do.

Cát sông Hằng có nhiều như vậy

Thường bị hủy nhục cùng đánh mắng

Không thể chịu được các việc ác

Chẳng đến cõi đó, Nhân Ngưu Vương.

Cõi chẳng phải cõi, nếu hay biết

Cõi không, giống như tự tánh không

Không niệm cõi, cùng công đức cõi

Nên đến cõi đó, Nhân Ngưu Vương

Nói ta hay nhịn các việc ác.

Ta với Bồ Tát, tưởng thầy dạy

Nhưng ta chưa nghe cũng chưa thấy

Nơi thầy dạy tưởng, mà sinh ác

Tất cả cùng hủy mọi việc làm

Chấp nhà khất thực và nhà bạn

Cho ta là người đã thành thục

Bên trong chẳng khiến người khác vào.

Ta giải thoát ngươi, chẳng vì thân

Kẻ ấy không có hạnh trong sạch

Đến nơi ồn ào là vô trí

Chẳng được lợi ích nơi bồ đề.

Ngày đêm như vậy làm ba thời

Nên lễ Chư Phật cùng Bồ Tát

Chớ nên soi mói lỗi người, ta

Như đạo dục hạnh thường tu hành.

Nếu thấy vui thích nơi dục lạc

Lỗi lầm của người, chớ tìm cầu

Như vậy lâu dài sẽ chứng được

Bồ đề tối thắng, đức vô biên.

Nên lần lượt học, lần lượt làm

Không thể nhất thời thành Phật được

Nhiều kiếp cả đến na do tha

Ta mặc áo giáp, đã lâu đời.

Chớ dùng phân biệt, phân biệt dục

Ta biết bồ đề như tánh dục

Phiền não này, cũng sẽ không sinh

Nếu tin được vậy, đạt thắng nhẫn.

Quán các âm thanh, chẳng phải thanh

Pháp thể vô tự, liền nhập vào

Loại thanh như vậy, các thể pháp

Nên không sinh dục, cũng không sân.

Đối với dục sân, quán vô sinh

Nên biết hai thứ, không có chữ

Cả hai chỉ có thể là danh

Chữ nếu không có, ở trong không.

Nếu biết các từ, tức một từ

Danh cũng không sinh, vốn chẳng có

Những lời ta nói, ngoại đạo nói

Pháp thể loại này, họ không biết.

Nói các pháp này, dùng thanh nói

Nhưng pháp và thanh, không thể đạt

Năng nhập các pháp, đạo một tướng

Thắng nhẫn vô thượng, liền được chứng.

Chớ phân biệt nhẫn, chớ không nhẫn

Chớ phân biệt sân, chớ khát dục

Những đấy không sinh, thường tỏ biết

Nên ở đời gần Thắng nhân trung.

Trong các phương Bắc, Nam, Tây, Đông

Đếm cát Sông Hằng có bao nhiêu

Trong mỗi hạt cát là một người

Nếu cả đất đai, nhiều vô biên.

Của báu đầy khắp, đem cho hết

Vô biên trăm kiếp trội hơn trên

Nếu có nghe được Khế Kinh này

Như vậy phước đức sẽ vô số.

Cầu bồ đề đó, nên xuất gia

Họ được ta truyền cho Kinh này

Chắc chóng đạt được tối thắng nhẫn

Nên nói pháp cùng trong mọi pháp.

Dễ dàng đạt được Đà La Ni

Sẽ đạt đủ cả na do Kinh

Lợi trí biện tài họ sẽ đạt

Ít động biết nhiều chóng đạt được.

Liền được vô biên các biện tài

Chư Phật đều cùng họ biện tài

Nói Khế Kinh, chẳng phải một báu

Biện thuyết vô biên, họ sẽ có.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần