Phật Thuyết Kinh Cha Con Gặp Nhau - Phẩm Hai Mươi Sáu - Sự Sai Khác Của Lục Giới - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nhật Xưng, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH CHA CON GẶP NHAU
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nhật Xưng, Đời Tống
PHẨM HAI MƯƠI SÁU
SỰ SAI KHÁC CỦA LỤC GIỚI
PHẦN BA
Này Đại Vương! Như người trong mộng thấy đem rắn chết, chó chết và người chết buộc vào cổ mình tâm sinh sợ hãi.
Ý Đại Vương nghĩ sao?
Khi người này tỉnh giấc nhớ lại những việc đã thấy là thật có không?
Vua thưa: Không thật, thưa Thế Tôn!
Đức Phật hỏi: Này Đại Vương! Người này chấp cảnh mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?
Vua thưa: Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao?
Vì rắn chết trong mộng thật không có thì làm gì có chuyện đeo vào cổ. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.
Đức Phật khen: Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh thấy cảnh hôi thoi nổi lên sân giận, chê bai tạo ta nghiệp này. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba, tạo nghiệp này rồi sát na liền diệt mất. Nghiệp này không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới chính giữa mà trụ. Đến cuối cùng mạng căn diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.
Này Đại Vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm Ma La Giới, A Tu La, hoặc Trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.
Này Đại Vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác.
Vì sao?
Vì tánh sinh diệt.
Này Đại Vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.
Vì sao?
Vì lìa tự tánh.
Nên biết rõ như vậy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để biểu thị.
Này Đại Vương! Ví như có người ở trong mộng bị phi nhân cắt mũi.
Ý Đại Vương nghĩ sao?
Người này thức rồi nhớ lại việc cắt mũi trong mộng là thật có không?
Vua thưa: Không thật, thưa Thế Tôn!
Đức Phật hỏi: Này Đại Vương! Người này chấp cảnh trong mộng cho là thật, như vậy có phải là người trí không?
Vua thưa: Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao?
Vì mũi ở trong cảnh mộng thật không có thì làm gì có chuyện xẻo cắt. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.
Đức Phật khen: Đúng vậy, đúng vậy! Này Đại Vương! Kẻ ngu si dị sinh thấy cắt mũi khởi lên tưởng sợ hãi, tạo nghiệp si mê. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba, tạo nghiệp này rồi sát na liền diệt mất.
Nghiệp này diệt rồi không nương tựa vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ. Đến cuối cùng mạng căn diệt tận, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.
Này Đại Vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyen, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm Ma La Giới, A Tu La hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tuc tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.
Này Đại Vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác.
Vì sao?
Vì tánh sinh diệt.
Này Đại Vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.
Vì sao?
Vì lìa tự tánh.
Nên biết rõ như vậy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phan biệt để chỉ rõ.
Đại Vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là không giải thoát môn. Không vô không tướng, gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không có tướng thì không nguyện cầu, gọi là Vô nguyện giải thoát môn.
Ba pháp này cùng đi với không, là con đường đầu tiên đi đến Niết Bàn, quyết định như pháp giới, rộng lớn như hư không, đối với thí dụ nên biết rõ như vậy.
Này Đại Vương! Ví như có người ở trong mộng bị đói khát bức bách được gặp các món ăn ngon mặc ý mà ăn.
Ý Đại Vương nghĩ sao?
Sau khi thức giấc, người này nhớ nghĩ lại các món ăn ngon trong mộng là thật có không?
Vua thưa: Không thật, thưa Thế Tôn!
Đức Phật hỏi: Này Đại Vương! Người này chấp cảnh trong mộng là thật như vậy có phải là người trí không?
Vua thưa: Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao?
Vì thức ăn ngon trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện ăn. Nên biết, người chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.
Đức Phật khen: Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh thấy thức ăn ngon rồi tâm sinh đắm trước khởi lên nghiệp tham. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Mới vừa tạo tác sát na liền diệt mất.
Nghiệp này diệt rồi, không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ, đến cuối cùng mạng căn diệt tận, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.
Này Đại Vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm Ma La Giới, A Tu La hoặc Trời hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.
Này Đại Vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác.
Vì sao?
Vì tánh sinh diệt.
Này Đại Vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.
Vì sao?
Vì lìa tự tánh.
Nên biết rõ như vậy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.
Này Đại Vương! Ví như người trong mộng bị đói bức bách, ăn phải những món dưa đắng như Câu Xá Đát Kế Tử, Tất Thô Ma Rị Nại Tử, tâm sinh sân hận.
Ý Đại Vương nghĩ sao?
Sau khi người này thức rồi nhớ lại việc ăn dưa đắng trong mộng là thật có không?
Vua thưa: Không thật có, thưa Thế Tôn!
Đức Phật hỏi: Này Đại Vương! Người này chấp cảnh trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?
Vua thưa: Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao?
Vì dưa đắng trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện ăn. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.
Đức Phật khen: Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh trong mộng bị đói khát bức bách, ăn phải vị đắng tâm sinh sân hận, tạo ra nghiệp này. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp ấy rồi liền diệt mất.
Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ. Đến cuối cùng mạng căn diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.
Này Đại Vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa bàng sinh, Diệm Ma La Giới, A Tu La, hoặc người, hoặc trời. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.
Này Đại Vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác.
Vì sao?
Vì tánh sinh diệt.
Này Đại Vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.
Vì sao?
Vì lìa tự tánh.
Nên biết rõ như vậy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.
Này Đại Vương! Như người trong mộng thấy mình bị cắt lưỡi.
Ý Đại Vương nghĩ sao?
Sau khi người này thức giấc nhớ lại việc trong mộng là thật có không?
Vua thưa: Không thật, thưa Thế Tôn!
Đức Phật hỏi: Này Đại Vương! Người này chấp việc trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?
Vua thưa: Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao?
Vì lưỡi ở trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện cat lưỡi. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.
Đức Phật khen: Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh này thấy bị cắt lưỡi tâm sinh sân nhuế buồn rầu tạo ra nghiệp này. Thân nghiệp có ba ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp này rồi sát na liền diệt mất.
Nghiệp này không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ. Đến cuối cùng mạng căn diệt tự phần nghiệp báo đều hien tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.
Này Đại Vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm Ma La Giới, A Tu La, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.
Này Đại Vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác.
Vì sao?
Vì tánh sinh diệt.
Này Đại Vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.
Vì sao?
Vì lìa tự tánh.
Nên biết rõ như vậy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.
Đại Vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không có tướng thì không có nguyện cầu, gọi là vô nguyện giải thoát môn.
Ba pháp này cùng đi đối với không, là con đường đầu tiên đi đến Niết Bàn, quyết định như pháp giới, rộng lớn như hư không, đối với thí dụ này nên biết rõ như vậy.
Này Đại Vương! Ví như người trong mộng thấy mình ở chung với các cô gái đẹp, sau khi thức giấc, nhớ lại việc xúc chạm ở trong mộng là thật có không?
Vua thưa: Không thật, thưa Thế Tôn!
Đức Phật hỏi: Này Đại Vương!
Ý Đại Vương nghĩ sao?
Người này chấp việc trong mộng cho là thật, như vậy có phải là người trí không?
Vua thưa: Không phải, thưa Thế Tôn!
Vì sao?
Vì các cô gái đẹp trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện xúc chạm cảm khoái.
Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.
Đức Phật khen: Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh vô trí kiến thức thấp kém đối với việc xúc chạm vừa ý lại sinh yêu thích, tâm sinh nhiễm trước tạo nghiệp như vậy. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp ấy rồi sát na liền diệt mất.
Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, trên dưới, bốn phía, chính giữa, mà trụ. Đến khi mạng chung thấy những việc trước kia đã làm hiện ra trong tâm tưởng. Như người tỉnh mộng, nhớ lại việc trong mộng. Cuối cùng thức diệt tự nghiệp hiện tiền.
Này Đại Vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, ca hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi tạo nghiệp thọ báo đến không hoại mất, hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh,
Diệm Ma La Giới, A Tu La, hoặc trời, hoặc người, đồng phần chủng loại liên tục không dứt.
Này Đại Vương! Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.
Này Đại Vương! Lúc thức ấy khởi không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc duyên kia khởi không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ay sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.
Này Đại Vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác.
Vì sao?
Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vậy: Thức đầu tiên thức đầu tiên không, tự nghiệp tự nghiep không, thân thức thân thức không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, luân hồi luân hồi không, Niết Bàn Niết Bàn tự tánh đều không, không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ tùy theo thế tục mà chỉ bày rõ ràng, không phải đệ nhất nghĩa nói như thế.
Đại Vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là vô tướng giải thoát môn. Nếu không tướng thì không có nguyen cầu, gọi là vô nguyện giải thoát môn.
Nếu ai có khả năng hiểu rõ ba giải thoát môn này cùng đi đối với không thì đó là con đường đầu tiên đi đến bồ đề, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không, đối với thí dụ này nên biết như vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba