Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bảy - Phẩm Thân Niệm Xứ - Tập Bảy

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy

PHẬT THUYẾT

KINH CHÁNH PHÁP NIỆM XỨ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy  

PHẨM BẢY

PHẨM THÂN NIỆM XỨ  

TẬP BẢY  

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những phong đại nào trụ trong thân, hoặc an ổn, hoặc không an ổn?

Dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy Tắc bào phong trụ trong thân, nếu không điều thuận thì thân thể lay động, thân suy nhược, tâm chán nản, đại tiểu tiện bế tắc, bị bón, rất khó khăn, chướng ngại việc tu thiền, bị khổ sở phiền não, tâm ý tán loạn, thức không an ổn, không thể quán pháp. Vì thân khổ sở nên không thể niệm pháp. Nếu gió điều thuận thì không có các bệnh như trên. Quán xét Tắc bào phong rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân ta, hoặc làm an ổn, hoặc không an ổn?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy Gió làm khô phân Can phẩn phong.

Nếu ta ăn nhiều thì gió không điều hòa, có thể khiến người khó chịu, gió vào ở trong từng phần gân mạch của thân, khiến phân khô bón, hoặc hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày mới đại tiện một lần. Phẩn khô ít nhơ bẩn nhưng người bệnh rất đau đớn, khổ sở. Nếu gió điều hòa thì không có bệnh này. Quan sát gió làm khô phân rồi là biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân, hoặc làm an ổn, hoặc không an ổn?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy có Gió hai bên Lưỡng bàng phong, nếu gió không điều hòa sẽ tạo những bệnh gì?

Dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy có gió hai bên hoạt động ở bên cạnh thân thì máu bị khô. Do máu khô nên chịu đau đớn. Nếu gió điều hòa thì không có bệnh này. Quan sát gió hai bên rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân, hoặc làm an ổn, hoặc không an ổn?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy có gió gọi là Gió làm nghẽn chín lỗ ở trong thân Tắc cửu khổng phong. Nếu gió không điều hòa có thể khiến chín lỗ bế tắc không thông. Đầu có bảy lỗ và hai lỗ đại tiểu tiện. Chín lỗ đã bế tắc thì thân bị bệnh, hơi thở ra vào không được an ổn. Nếu gió điều hòa làm thân an ổn thì mới có thể hành pháp, do gió giữ gìn làm thân đi lại được. Quan sát gió làm nghẽn chín lỗ rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân.

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy những gió gì ở trong thân, hoạt động như thế nào?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy có một loại gió gọi là gió Đoạn phân phần.

Nếu gió không điều hòa thì tạo những bệnh gì?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy gió Đoạn thân phần không điều hòa thì ngón tay co giật, không làm việc được. Tay chân đều co giật, đùi gân co rút đau đớn, đường gân co rút gồ ghề từng phần trong thân dao động, rất mệt mỏi, không có sức khỏe. Nếu gió Đoạn thân phần điều hòa thì người không có các bệnh như trên đã nói. Quán xét gió Đoạn phân thần rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân, hoặc làm an ổn, hoặc không an ổn?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy thân có gió gọi là lửa hại.

Gió lửa hại ở trong thân tạo những bệnh gì?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy sức gió này làm giảm thân nhiệt nên ăn không tiêu. Vì ăn không tiêu nên không muốn ăn. Vì không thể ăn nên hình sắc bị suy kém.

Vì sao hình sắc bị suy kém?

Vì máu khô nóng nên thịt tiêu mòn hết. Vì thịt tiêu mòn hết nên gân co rút lại, không sinh mỡ. Vì không sinh mỡ nên xương cũng khô. Vì xương tủy cũng khô nên cạn tinh chất trong thân và không chuyển động khí lực trong tim. Nếu gió lửa hại điều hòa an ổn thì không có các bệnh khổ như trên đã nói. Quan sát gió lửa hại rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân hoạt động như thế nào?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy có gió gọi là làm lạnh các phần trên thân.

Nếu gió này không điều hòa thì tạo ra những bệnh gì?

Dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn, hành giả thấy gió làm lạnh các phần trên thân khiến cho thân chảy mồ hôi, nhám rít, sắc xấu, thân thể suy kém, lông xơ xác, gầy gò, thân mọc mụt nhọt, mủ chảy nước hôi thối, mọc mụt đỏ, ngứa gãi chảy nước, hoặc rất nóng, hoặc mọc mụt trắng, thân thể phù lên.

Hoặc thân ấy như da voi trắng, mọc mụt thô nhám, hoặc miệng, răng đen sạm, tay chân mọc mụt giống như người làm công rất mệt mỏi, khốn khổ, thân mọc mụt ngứa, tay chân thường nóng, cứng cỏi, thô kệch.

Hoặc mọc mụt lở, các móng tay, chân gớm ghiếc, sống mũi sụp xuống, mắt không giương lên được, bị mọi người gớm ghiếc, thí chủ không ưa gặp, ruồi nhặng bám vào, móng tay chân rơi ra. Khi họ ngủ, hơi thở nặng nề, hôi hám, ngáy lớn tiếng, không muốn ăn uống hoặc ăn không tiêu, lưỡi không biết vị.

Như vậy, gió làm lạnh các phần trên thân khiến thân lở lói. Nếu gió làm lạnh các phần trên thân điều hòa thì sắc diện khả ái, mềm mại, trơn láng, mọi người đều thích, mồ hôi ra ở các lỗ chân lông, không bị các bệnh như trên. Quan sát gió làm lạnh các phần trên thân rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân, hoặc điều hòa, hoặc không điều hòa, hoạt động như thế nào?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy có một loại gió tên là phá sức khỏe ở trong thân. Nếu gió không điều hòa thì làm tâm sợ hãi, khắp thân thể đau đớn, hoặc thân thể luôn luôn cứng đơ, không vui, hơi thở ra vào không ổn định. Thân thể run rẩy không mặc được áo, bị bệnh đau đầu.

Nếu tập thiền quán thì không được nhất tâm, hoặc thấy mộng ác, tâm phiền muộn, nôn mửa, đối với sắc thì bị loạn thị, viễn thị, bệnh mất nước, tiều tụy. Nếu gió phá sức khỏe điều hòa thì không có các bệnh như trên. Quan sát gió phá sức khỏe rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân và hoạt động như thế nào?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy gió làm lay động thân ở trong thân, hoặc điều hòa, hoặc không điều hòa thì gây những bệnh gì?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy gió làm lay động thân, nếu không điều hòa thì trong tai có tiếng kêu, thịt cánh tay rúng động, khắp thân cũng lay động. Gió ấy chuyển động khắp nơi, không ở một chỗ, không có bệnh khác. Nếu gió làm lay động thân điều hòa thì không có các bệnh như trên. Quán xét tất cả gió làm lay động thân rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy có gió nóng ở trong thân, hoặc điều hòa, hoặc không điều hòa, hoạt động như thế nào?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy gió nóng này nếu không điều hòa thì những thức ăn nuốt vào miệng trở thành nóng, do đó bốn đại không điều hòa, không được tăng trưởng, hoặc những thức ăn không tiêu hóa theo hai đường thì càng dơ bẩn, bất tịnh. Nếu nó lưu thông thì bốn đại tăng trưởng, chỉ có nhơ bẩn chứ không có bệnh khổ.

Nếu gió nóng không điều hòa thì những thức ăn đều nhơ bẩn, không thanh tịnh, vì thế nên mắc bệnh. Nếu gió nóng điều hòa, hoặc trong sạch, hoặc nhơ bẩn, hai đường tiêu hóa thức ăn, bốn đại bình đẳng, do bình đẳng ấy nên không tạo bệnh. Quan sát gió nóng rồi thì biết như thật về thân.

Lại nữa, người tu hành quán thân theo nội thân, có những gió gì ở trong thân, hoạt động như thế nào?

Hành giả dùng văn tuệ hoặc dùng thiên nhãn thấy có một loại gió gọi là gió tập trùng. Gió tập trùng này ở khắp trong thân, có thể phân tán, cũng có thể tập hợp, làm bế tắc cả trên dưới.

Từ đỉnh đầu xuống đến dưới chân có mười loại trùng:

1. Đầu hành.

2. Cốt hành.

3. Thực phát.

4. Nhĩ hành.

5. Tỷ nội.

6. Chỉ nội hành.

7. Tiết hành.

8. Thực diên.

9. Thực xỉ căn.

10. Ẩu thổ.

Lại có mười loại trùng ở trong cổ họng, lồng ngực:

1. Đạm thực.

2. Thực diên.

3. Tiêu hóa.

4. Ẩu thổ.

5. Thập vị lưu mạch trung hành.

6. Điềm túy.

7. Thị vị.

8. Trữ khí.

9. Tắng vị.

10. Thị thóa.

Lại có mười loại trùng sống ở trong máu:

1. Thực mao.

2. Khổng huyệt.

3. Thiền đô.

4. Xích trùng.

5. Thực trấp.

6. Mao đăng.

7. Sân huyết.

7. Thực huyết.

8. Tập tập.

9. Tạc trùng.

Như vậy, mười loại trùng sống ở trong máu, hình tướng nó hoặc ngắn, hoặc tròn, vi tế không mắt.

Lại có mười loại trùng gây đau khổ, sống ở trong thịt:

1. Sang vị.

2. Xuyết xuyết.

3. Bế cân.

4. Động mạch.

5. Thực bì.

6. Động chỉ.

7. Hòa tụ.

8. Xú trùng.

9. Hãn hành.

10. Nhiệt trùng.

Như vậy, các trùng sinh từ trong thịt.

Lại có mười loại trùng hoạt động ở trong đờm vàng:

1. Hắc.

2. Miêu hoa.

3. Đại siểm khúc.

4. Tô Tỳ La.

5. Ô trùng.

6. Đại thực.

7. Hành nhiệt.

8. Đại nhiệt.

9. Thực vị.

10. Đại hỏa.

Như vậy là các trùng hoạt động ở trong đờm.

Trong các phần thân có mười loại trùng:

1. Thỉ cốt.

2. Niết cốt.

3. Đoạn tiết trùng.

4. Xú trùng.

5. Tiêu cốt.

6. Xích khẩu.

7. Đầu đầu ma.

8. Thực bì.

9. Đao phong.

10. Đao khẩu.

Lại có mười loại trùng hoạt động ở trong phẩn:

1. Sinh trùng.

2. Châm khẩu.

3. Bạch tiết.

4. Vô túc.

5. Tán phẩn.

6. Tam tiêu.

7. Phá tràng.

8. Bế tắc.

9. Thiện sắc.

10. Uế môn sang.

Lại có mười loại trùng hoạt động ở trong mỡ, tủy:

1. Mao trùng.

2. Hắc khẩu.

3. Thất lực.

4. Đại thống.

5. Phiền muộn.

6. Hỏa sắc.

7. Hạ lưu.

8. Khởi thân căn.

9. Ức niệm.

10. Hoan hỷ.

Như vậy, các trùng này đi khắp trong thân, hoạt động tùy ý khắp nơi, đi đến đâu đều gây bệnh. Đó là gió tập trùng trong thân thể, tùy ý đi khắp thân. Như vậy, do gió này mà các trùng lưu hành. Quan sát gió tập trùng rồi thì biết như thật về thân.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần