Phật Thuyết Kinh Chư Pháp Vô Hành - Phần Tám

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT

KINH CHƯ PHÁP VÔ HÀNH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

PHẦN TÁM  

Phàm phu nghe Phật pháp

Không ngã, không có pháp

Một tướng, tự tánh không

Không tin, đọa hố sâu.

Tuy bạch y thọ dục

Nghe pháp này không sợ

Hơn người hành Đầu Đà

Trụ trong sự hiểu biết.

Mười phương Phật, hiện tại

Lợi ích các thế gian

Biết pháp như hư không

Đều đã đắc bồ đề.

Nếu có người không biết

Ưa thích phân biệt pháp

Nghe pháp thật tướng này

Ắt sinh nghi, sợ hãi

Người này vô lượng kiếp

Chịu đủ các nỗi khổ.

Khi nói bài kệ pháp này xong, có ba vạn Thiên Tử đạt được vô sinh pháp nhẫn, một vạn tám ngàn người dứt sạch các lậu được giải thoát. Tức thời, đất nứt ra, Tỳ Kheo Thắng Ý liền đọa vào địa ngục lớn. Do nhân duyên nghiệp chướng tội này, trải qua trăm ngàn ức na do tha kiếp, vị Tỳ Kheo này, phải chịu các khổ độc trong địa ngục lớn.

Khi ra khỏi địa ngục, trải qua bảy mười bốn vạn đời, thường bị chê bai. Trải qua vô số trăm ngàn kiếp cho đến không nghe được tên chữ của Phật!

Và kể từ đó về sau, sẽ trở lại được gặp Phật, được xuất gia học đạo mà không có chí ưa thích. Trong sáu mươi ba vạn đời, thường bỏ đạo nhập vào thế tục. Và cũng bởi do những nghiệp chướng tội khác, trong biết bao trăm ngàn đời, các căn bị ám độn.

Bạch Thế Tôn! Khi ấy, Pháp Sư Hỷ Căn nay đang ở phương Đông, trải qua mười vạn ức Cõi Phật, có nước tên là Bảo trang nghiêm, ở trong đấy Ngài chứng Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, hiệu là Viết Thắng Quang Minh Oai Đức Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri.

Còn hiện nay, Tỳ Kheo Thắng Ý ấy, chính là con đây!

Bạch Thế Tôn! Khi chưa nhập vào pháp tướng môn ấy, con đã chịu khổ như vậy, khổ phân biệt, khổ điên đảo. Thế nên, nếu có ai phát tâm bồ đề, nếu có ai phát tâm tiểu thừa, không muốn khởi nghiệp chướng tội như vậy, không muốn chịu các khổ như vậy. Thì không nên trái ngược với Phật Pháp, không sinh sân ngại ở bất cứ nơi đâu.

Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Ông nghe bài kệ ấy, được những lợi ích gì?

Bạch Thế Tôn! Do nghe bài kệ này, nghiệp chướng tội của con hoàn toàn chấm dứt, sinh ra bất kỳ nơi đâu, cũng được lợi căn trí tuệ, được pháp nhẫn sâu xa, được quyết định nhẫn, khéo nói pháp sâu xa.

Văn Thù Sư Lợi! Do sức của ai, mà ông có thể nhớ được, nhân duyên của tội nghiệp, trong vô lượng A tăng kỳ kiếp như vậy?

Bạch Thế Tôn! Những suy tính, những lời nói, những nhớ nghĩ của các Bồ Tát đều là do thần lực của Phật.

Vì sao?

Vì tất cả các pháp đều từ Phật mà ra.

Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Nếu đạt mười lực của Phật, nếu nghe được Kinh này, thì bằng nhau không khác. Nếu đắc vô sinh pháp nhẫn, nếu được nghe được Kinh này, thì ngang bằng không khác.

Văn Thù Sư Lợi nói: Như con biết, về nghĩa lý, những lời Phật nói, thì ai nghe được Kinh này sẽ được lợi ích, công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn.

Này Văn Thù Sư Lợi! Đúng vậy, đúng như vậy! Ai nghe được Kinh này thì đạt được lợi ích, công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn.

Chỉ Phật không rộng nói! Vì sao?

Vì người không tu đạo, người không tinh tấn, những kẻ ác, khi nghe nói lợi ích này thì không thể tin.

Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử cùng Di Lặc Bồ Tát bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nhớ nghĩ và bảo vệ Kinh này để năm trăm năm sau, ở vị lai, sẽ khiến Kinh này được lưu truyền rộng rãi đều được thọ trì, ma cùng ma thiên sẽ không còn tùy tiện nữa.

Lúc ấy, vì muốn hộ niệm Kinh pháp này, Đức Phật nhìn hai bên, tức thời, hằng hà sa vô lượng Quốc Độ, ở mười phương, chấn động sáu cách. Như thế, tức là đã hộ niệm Kinh này và mười phương hằng hà sa Chư Phật cũng hộ niệm Kinh này.

Khi nói Kinh này, hằng hà sa vô lượng chúng sinh, trong mười phương Quốc Độ, đều đạt được vô sinh pháp nhẫn, huống gì là những người, đã đạt được Thanh Văn vô học, những người trụ học địa!

Bấy giờ, A Nan liền đứng dậy, trịch áo vai phải, rồi bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Kinh này tên gì, thờ phụng và tu hành như thế nào?

Phật bảo A Nan: Kinh này tên là Chư Pháp Vô Hành.

Sau khi nghe Phật nói Kinh này, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, Đại Bồ Tát Di Lặc, Đại Bồ Tát Sư Tử Du Bộ, Thiên Tử Hoa Hý Tuệ, cùng tất cả chúng Bồ Tát và A Nan, với các hàng Trời, Người, A Tu La… đều hết sức vui mừng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường