Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Ba Mươi Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô

PHẬT THUYẾT

KINH CỰU TẠP THÍ DỤ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Khương Tăng Hội, Đời Ngô   

PHẦN BA MƯƠI BỐN  

Ngày xưa có một nhà Bà La Môn giàu có, tiền muôn bạc ức, thường ưa giúp người, ai mong cầu gì đều được vừa ý. Sau này hai vợ chồng sinh được một người con trai không có tay chân, than hình giống như con cá nên cha mẹ đặt tên là Ngư Thân. Đến khi cha mẹ qua đời, Ngư Thân thừa kế giữ gìn gia nghiệp. Hằng ngày chỉ nằm trong phòng riêng không có ai thấy.

Lúc bấy giờ có một lực sĩ phục vụ việc nhà bếp của Vua để kiếm ăn, nhưng thường không đủ no. Riêng đi hái củi một ngày mười sáu xe, bán kiếm tiền độ nhật, nhưng cũng không đủ tiêu dùng. Theo nghề bán củi này trải qua nhiều năm cũng không khá được.

Còn trợ giúp việc trong cung Vua, vật thực cung cấp cũng không đủ, nên thường bị đói khát. Nghe đồn có người nhà giàu, tiền bạc muôn ức, nên vị ấy cố đến xin nương nhờ. Ông Ngư Thân mời đến gặp.

Khi thấy thân thể của chủ như vậy, anh chàng lực sĩ bước lui suy nghĩ: Ông chủ sức lực chỉ có vậy thôi sao?

Gần như không có tay chân, cần gì cũng phải nhờ đến người khác?

Vị lực sĩ liền đi đến chỗ Đức Phật để thưa hỏi về vấn đề này: Bạch Đức Thế Tôn, có một người giàu có được tôn trọng như Vua, sau khi chết, người con trai không có tay chân được thừa kế sự nghiệp giàu có ấy. Riêng con có sức lực, người trong nước ít ai sánh bằng, mà thường bị đói khát, ăn uống không đầy đủ.

Do nhân duyên gì mà phải như vậy?

Đức Phật dạy: Vào thời Đức Phật Ca Diếp, Ngư Thân cùng nhà Vua cộng tác thiết trai cúng dường Chúng Tăng. Còn ngươi vào thời ấy thì nghèo cùng, làm người trợ giúp cho việc sai vặt.

Ngư Thân đủ điều kiện để cùng Vua làm Phật sự mà lại thưa với Vua: Ngày nay tôi bận công việc, không thể cùng ngài cộng tác, bỏ mất việc phước này như tôi bị chặt tay chân không khác. Người thiết trai cúng dường thời ấy là nhà Vua vậy. Không cúng dường mà nói lời mất mát thiệt thòi là Ngư Thân.

Khi nghe Đức Phật dạy, tâm ý vị lực sĩ được khai ngộ, liền xin xuất gia làm Sa Môn, sau tu hành tinh tấn, liền được đạo quả A La Hán.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần