Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Chín

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô

PHẬT THUYẾT

KINH CỰU TẠP THÍ DỤ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Khương Tăng Hội, Đời Ngô   

PHẦN CHÍN  

Ngày xưa, khi Đức Phật Duy Vệ thị hiện ở đời, trong nước, các dòng họ lớn đều phát tâm cúng dường lên Đức Phật và chúng Tỳ Kheo.

Lúc bấy giờ cũng có một dòng họ lớn trong nhà rất nghèo, không biết lấy gì để thiết trai cúng dường.

Ông thưa với Chúng Tăng: Các thầy nếu có bệnh tôi xin cung cấp thuốc cứu chữa để cúng dường vậy.

Khi đó có một thầy Tỳ Kheo, thân thể có bệnh. Ông ta cúng dường một quả cam. Thầy Tỳ Kheo sau khi ăn quả cam, thân tâm được yên ổn và sau đó được lành bệnh. Ông ta sau khi thọ mang đã hết, liền được sinh lên Cõi Trời.

Có năm việc thù thắng của hàng Chư Thiên:

1. Thân không đau bệnh.

2. Thân thể trang nghiêm.

3. Thọ mạng lâu dài.

4. Tài bảo sung túc.

5. Trí tuệ cao vượt.

Như vậy, trong chín mươi mốt kiếp thường ở trên các Cõi Trời, sau hạ sinh trong nhà các dòng họ lớn, không bị đọa trong ba đường ác. Đến khi Đức Phật Thích Ca ra đời, ông làm con trong bốn dòng tộc, tên là Đa Bảo. Được gặp Phật Đa Bảo rất hoan hỷ, theo Phật xuất gia làm Sa Môn, tinh tấn tu học và được đạo quả nên thường gọi là Sa Môn Ứng chân.

Luận về cao hạnh xả thí, Sa Môn Ứng chân là thứ nhất, người đã nguyện vượt qua một nước mà dân cư vất vả, uế trược và hung bạo, rất khó điều phục.

Ngày xưa có cặp vợ chồng đều đã thọ trì năm giới, phụng sự các Sa Môn. Có một thầy Tỳ Kheo mới được thọ học, chưa thong hiểu Kinh Điển của Phật, đến nhà cặp vợ chồng này để khất thực. Hai vợ chồng xin thỉnh Đạo Nhân vào nhà dâng cơm cúng dường.

Sau khi thọ trai xong, vợ chồng quỳ xuống đảnh lễ, thưa: Chúng tôi có chút ít trai phạn cúng dường Đạo Nhân. Chúng tôi chưa được nghe Kinh, xin thầy khai mở, giải thích cho chỗ che mờ trong tâm trí mà chúng con không tự cởi mở được.

Thầy Tỳ Kheo cúi đầu không thể đối đáp, chỉ biết than: Khổ thay! Khổ thay! Hai vợ chồng nghe thầy nói vậy, tâm ý đều được khai mở, thừa nhận thế gian thật là khổ. Liền khi ấy họ đều được thấy dấu vết của đạo. Thầy Tỳ Kheo khi biết hai người đều được hoan hỷ lợi lạc, cũng liền thấy được dấu vết của đạo.

Thầy dạy: Kiếp trước vị thầy và hai vợ chồng trong nhiều đời là ba anh em ruột, cùng nguyện với nhau: Ai tu học mà thấy được đạo sẽ cùng dìu dắt nhau để được chánh quả.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần