Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Sáu - Gần Sát Với Tất địa Tướng Trì Tụng
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH
TÔ MA HÔ ĐỒNG TỬ THỈNH HỎI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thi Hộ, Đời Tống
PHẦN SÁU
GẦN SÁT VỚI TẤT ĐỊA TƯỚNG TRÌ TỤNG
Lại nữa, như pháp niệm tụng tức liền sẽ được thành tựu ý lạc niềm vui của ý ví như Sư Tử bị sự đói khát áp bức, dùng thế lực lớn giết hại con voi lớn, hoặc Dã Can với các thú nhỏ. Thế lực đã thự hành ấy cùng với sự giết con voi kia là một, không có khác. Hành Giả thành tựu việc thượng trung hạ thì sự tinh cần đã phát ra cũng lại như vậy.
Nếu Hành Giả trụ ở nơi ồn áo náo nhiệt, liền bị các thứ khổ của muỗi mòng, nóng lạnh… ép bức thân với nghe mọi loại âm thanh của trống, nhạc. Hoặc nghe các tiếng ca vịnh, nhảy múa của con người.
Hoặc nghe tiếng của các loài chim kèm với nước sông. Hoặc nghe âm thanh Anh Lạc của phụ nữ. Do duyên này cho nên khiến tâm tán loạn, thế nên Hành Nhân thường nên xa lìa.
Lại nữa, Hành Nhân niệm tụng chẳng nên quá chậm, chẳng nên quá gấp. Tiếng chẳng nên cao cũng chẳng nên nhỏ, chẳng nên gián đoạn để nói chuyện, đừng khiến duyên với cảnh khác. Thể của chữ, tên gọi… chẳng nên sai lầm.
Ví như con sông lớn lưu chú ngày đêm, luôn không có ngừng nghỉ, người trì chân ngôn: Nơi làm cúng dường, lễ tán, các công đức khác… ngày đêm lưu chuyển tăng thêm, cũng lại như thế.
Khi niệm tụng thời tâm chẳng bám dính duyên với cảnh tạp nhiễm. Hoặc giao cho sự lười biếng, hoặc sinh tưởng ham muốn… thì nên mau hồi tâm, nắm lấy chữ của chân ngôn hoặc quán Bản Tôn, hoặc quán Thủ Ấn. Ví như người quán hạnh để tâm ở tam tinh khiến cho chẳng tán loạn, cảnh lúc sau, chí tâm nếu chẳng động thì người ấy tức gọi là quán hạnh thành tựu.
Người niệm tụng: Nơi tâm đã duyên, nêu chẳng lay động tức gọi là thành tựu Siddhi. Thế nên Hành Giả muốn cấu Tất Địa Siddhi cần phải nhiếp tâm vào một cảnh, tâm ấy điều phục liền sinh vui vẻ. Tùy theo sự vui vẻ ấy tức thân nhẹ nhàng an ổn.
Tùy theo sự nhẹ nhàng an ổn của thân tức thân an vui. Tùy theo thân an vui liền được tâm định. Tùy theo tâm định ấy tức ở niệm tụng, tâm không có nghi ngờ, tuỳ theo sự niệm tụng ấy tức liền diệt tội. Tùy theo tội diệt ấy tức tâm thanh tịnh. Vì tâm thanh tịnh cho nên liền được thành tựu.
Chính vì thế cho nên Như Lai làm thuyết như vậy: Tất cả các pháp dùng tâm làm gốc, do tâm thanh tịnh đắc được sự khoái lạc thù thắng của người, Trời. Do tâm tạp nhiễm liền rơi vào địa ngục, cho đến súc sanh, nghẻo túng chịu khổ. Do tâm rất trong sạch mới chứng xa lìa đất, nước, lửa, gió, sinh, già, bệnh, chết… chẳng vướng hai bên, tịch diệt giải thoát.
Do tâm thiếu trong sạch thì chân ngôn cũng thành, sẽ được chủ của vô thường cúng dường Bản Tôn, sau đó cúng dường tôn vốn đã trì giữ. Tiếp, lại phát tâm bồ đề màu nhiệm lần nữa, từ bi rộng lớn để độ tất cả chúng sinh bị chìm đắm trong sinh, già, bệnh, chết.
Lại nữa, nên tiết tục đọc Kinh Đại Tập hoặc Kệ Cát Tường, hoặc Kinh Pháp Luân, hoặc Bí Mật của Như Lai, hoặc Kinh Đại Đăng… ở bên trong tùy đọc một Bộ Kinh xong, sau đó liền nên chuyên tâm kết tám phương, kết tám phương giới kèm kết hư không với Địa Giới. Lại dùng chân ngôn tự thân mặc áo giáp.
Lại như bên trên đã nói, các Mạn Trà La dùng màu sắc sạch, tùy làm một Hộ Bát Phương Thần, thiết yếu nên an trí nhóm ấy, hay đập nát tai nạn của các Bộ.
Tiếp lại nên dùng Sư Tử Tòa Minh Vương Siṃhāsana vidyā rāja tụng niệm Tòa ấy, an bên trong Mạn Trà La.
Pháp Hộ Thân ấy. Lấy vật đã thành an trong đất kia, trì tụng vật ấy, khoảng phút chốc lại dùng nước thơm rưới vảy. Dùng pháp tương ứng Hộ Ma một ngàn lần. Trước tiên lấy ba cái lá A Thuyết Tha Aśvattha là một tên gọi khác của cây Pippala, đem vật đã thành tựu để ở trên lá ấy. Lại lấy bốn cái lá che trùm vật ấy.
Liền như pháp chuyên niệm tụng, cho đến khi thấy ba loại tướng hiện ra, tăng trưởng khí?
Hơi ấm, sự chói lọi?
Khói, ánh sáng hiện ra.
Thứ tự thành tựu ba loại Tất Địa.
Nếu được khí?
Hơi ấm xuất ra, tức là Tất Địa Siddhi, mọi người kính niệm.
Nếu được sự chói lọi?
Khói xuất ra là Chuyển Hình Tất Địa. Nếu được ánh sáng xuất ra tức là thành tựu Trì Minh Tiên Vidyādhāra Ṛṣi, được khắp thân vi tế thanh tịnh.
Ví như cái chết đến thì hơi lạnh tiếp chạm khắp thân, lại như trung uẩn Antarā bhava: Trung hữu, trung ấm đi đến nhập vào bào thai Garbha, ví như ánh sáng mặt trời đã soi chiếu thì Hỏa Châu viên ngọc lửa liền tuôn ra lửa ấy. Tất Địa nhập vào thân cũng lại như vậy. Đây gọi là Pháp thành tựu.
Nếu dùng việc thành tựu bên trong.
Tướng ấy nếu hiện ra tức liền được Tất Địa, nghĩa là trên tượng kia thấy vòng hoa lay động, thấy lông mày lay động, hoặc thấy các Anh Lạc nghiêm thân lay động, hoặc thấy trong hư không có mọi loại hoa Trời chuyển động theo làn gió nhẹ, hoặc mưa nhỏ rơi xuống, hoặc biết đất lay động, hoặc nghe tiếng trong hư không nói lời như vậy: Điều ngươi đã cầu nguyện, nay hãy nói ra.
Hoặc thấy lửa của ngọn đèn tăng trưởng tỏa màu sắc sáng bóng chói lọi như ánh sáng vàng ròng. Hoặc lại hết dầu mà ánh sáng của đèn vẫn chuyển tăng… thấy nhóm tướng này, liền được Tất Địa Siddhi.
Hoặc biết Bạch Hào Ūrṇa: Sợi lông trắng ở tam tinh, lông dựng đứng khắp. Hoặc nghe âm thanh của nhạc Trời trong hư không. Hoặc nghe tiếng Anh Lạc Muktāhāra của Chư Thiên. Hoặc nhìn thấy Bản Tôn ở trong hư không.
Lại nữa, ta nói thành tựu chuyển gần sát Tất Địa. Đối với việc niệm tụng, cực lực dùng tâm yêu thích, chẳng bám níu cảnh tạp nhiễm của duyên, cũng không có nỗi khổ của nhóm đói khát, nóng lạnh. Đối với cảnh thuộc tướng bên ngoài của pháp trái ngược, tâm chẳng dao động.
Các trùng độc của nhóm bọ với ruồi, rắn đều chẳng dám hại. Các loài quỷ khác thuộc nhóm Tỳ Xá Trà Quỷ Piśāca, Phú Đan Na Pūtana chẳng dám đến gần trong bóng ảnh của Hành Giả. Thảy đều tin nhận lời dạy bảo đã nói ra, chuyển thêm Thông Tuệ, khéo tô điểm văn chương.
Đối với các sách, đoán định, chuyển thành xảo diệu. Tâm ưa thích Pháp hiền thiện, siêng năng mạnh mẽ hành yên tĩnh. Lại thấy sự ẩn tàng của đất địa tàng, cũng không có bệnh của thân với bẩn thỉu dơ bẩn. Thân có mùi thơm.
Nếu có người nhìn thấy, với đã nghe tên đều sinh tâm kính nhớ. Cũng các Mỵ Nữ tự đi đến hô gọi tên, do dùng tâm trong sạch cho nên không có ý dục nhiễm. Ở trong hư không nghe ngôn ngữ của Chư Thiên, lại thấy hình ấy với loài Càn Thát Bà, Dạ Xoa.
Người trì tụng ấy nếu thấy tướng tốt thù thắng màu nhiệm của nhóm này, tức nên tự biết: Nay ta gần sát với chân ngôn Tất Địa. Liền nên tu làm việc pháp thành tựu.
Lại nữa Hành Giả bắt đầu Tất Địa thì nên đủ tám giới, hoặc hai, ba ngày cũng nên nhịn ăn, sau đó khởi thành.
Bấy giờ, Diệu Bạc Đồng Tử Subahū kumāra: Diệu Tý Đồng Tử bạch với Chấp Kim Cương Bồ Tát Vajra dhāra bodhisattva rằng: Tôn Giả!
Trưới kia nói: Chẳng do ăn cho nên được thanh tịnh. Tại sao lại nói cần phải nhịn ăn.
Đức Thế Tôn nói: Việc ăn như cái xe có dầu mỡ, chưa biết nhịn ăn.
Việc ấy như thế nào?
Chấp Kim Cương Bồ Tát nói lời Diệu Thuần, tiếng như tiếng sấm, tác thuyết như vậy: Chẳng vì tâm trong sạch, cho nên dạy bảo khiến nhịn ăn. Nhưng mà các chúng sinh dùng da ràng buộc máu, thịt, não, gan, ruột, thận, phổi, mỡ béo, đàm, màng bọc, phân, nước tiểu.
Thường tuôn chảy mọi loại vật dơ chẳng sạch. Cái thân như vậy do đất, nước, lửa, gió giả hợp thành lập như bốn con rắn độc được để ở một cái rương. Vì muốn khiến cho phân, nước tiểu, nước dãi, máu, não… hôi dơ chẳng tuôn chảy ra, cho nên cần nhịn ăn. Chẳng phải là trở ngại đạo cho nên khiến nhịn ăn.
Hành Giả nếu sinh tưởng dâm. Như thân bất tịnh đã nói bên trên, dùng huệ quán sát thì tâm dục đã dấy lên tức liền tiêu diệt, đối với thân mệnh, tiền của cũng không nên dính mắc.
Hành Giả đủ pháp chân ngôn mới xong.
Lại biết tự thân thành tựu chẳng xa, liền nên chọn ngày 8, hoặc ngày 14, hoặc ngày mười năm của kỳ Bạch Nguyệt… dùng Cồ Ma Gomayī: Phân bò xoa tô đất cho sạch, tiếp dùng nhóm hương xoa bôi củng với tán thán, trước tiên cúng dường Phật, tiếp lại bậc hạ xuống dùng hoa cúng dường, đèn cũng như vậy. Muốn biết như Pháp cho đến trong mộng vì mình nói các việc, như trên đã nói.
Pháp Tư Na giáng hạ đều tu hành đầy đủ, nhưng chẳng giáng hạ. Liền nên một ngày nhịn ăn, giữ đủ tám giới.
Hoặc ở Chế Để Caitya: Tháp miếu, hoặc ở trước Tượng đoan nghiêm, phát đại từ bi, hoặc lấy Bộ Chủ chân ngôn làm pháp áp đó niệm tụng, rất nên chuyên tâm, chẳng được dao động thân với lông mày, con mắt… ngồi trên cỏ tranh, số đủ một Lạc Xoa hoặc hai Lạc Xoa, hoặc ý vừa đủ.
Nếu làm pháp này, hô chữ Án OṂ của ta Chấp Kim Cương thì cây khô còn nhập vào được huống chi là nơi con người.
Nếu muốn khiến cho Đồng Tử là nơi giáng hạ, liền nên chọn lấy mười hoặc 8, hoặc 7, 5, 4, 3, hai Đồng Tử khoảng mười hai tuổi hoặc mười tuổi có thân phần, mạch máu với các lóng xương đều chẳng hiện ra, viên mãn đầy đủ, mặt mắt đoan chính trong trắng rõ ràng, giống như đầy đủ răng trắng khít bằng nhau. Bàn tay ngón tay thon dài cũng không có lỗ hổng kẽ hở.
Cẳng chân, cánh tay, cổ tay tròn trĩnh, ngực vú đẫy đà, bắp đùi và bắp tay tròn đầy, lông rất nhỏ mỗi mỗi ló ra, tóc trên đầu như mật đen, rốn sâu, eo nhỏ, tâm có ba vật, đầy đủ sắc tướng… có người nhìn thấy đều sinh tâm yêu thích.
Nếu được đồng nam với đồng nữ như vậy. Vào ngày tám hoặc ngày 14, hoặc ngày mười năm của kỳ Bạch Nguyệt, tắm gội sạch sẽ, mặc áo trắng mới, cho thọ nhận tám giới. Ngày ấy nhịn ăn, khiến ngồi trước mặt, nói bên trong Mạn Trà La.
Tiếp theo liền dùng hoa, đèn sáng, hương xoa bôi, hương đốt, mọi loại thức ăn uống… cúng dường Bản Tôn với Đại Thần ở tám phương, với A Tu La, các loài quỷ khác. Mỗi mỗi lại đem hoa màu nhiệm rải tán lên Đồng Tử kia với dùng xoa bôi thân. Sau đó, tay bưng lò hương, đội trên đỉnh đầu niệm tụng.
Ở chân ngôn ấy, trước tiên để chữ Hồng HŪṂ, khoảng giữa nên hô câu Cật lật ha noa Gṛhṇa tức là nắm chặt, bắt ép, lại hô câu a tỳ xá Āviśa tức là nhập vào khắp, lại hô khất sáp bát la Kṣai prya: Tức là mau chóng Tư Na giáng xuống xong, tức có tướng này hiện ra.
Ấy là: Mặt mắt vui thích, nhìn chẳng chớp mắt, không có hơi thở ra vào, tức nên tự biết Tư Na đã giáng xuống, liền dùng Át Già Argha, đốt hương cúng dường, tâm niệm Tối Thắng Minh chân ngôn, liền nên kính hỏi: Tôn là loài nào?
Hết thảy sự nghi ngờ của ta người liền nên mau chóng hỏi.
Thân của Tôn ấy với quyến thuộc vây quanh, liền nên dùng hoa chứa đầy trong vật khí sạch tràn đầy nước thơm, lại để năm thứ báu, đây là Át Già Argha.
Liền khen ngợi, tương ứng cúng dường. Dùng sự cung kính sâu xa, quỳ gối, cúi đầu, cân nhắc bản công phu, liền nên cầu nguyện. Đã được nguyện xong, vui vẻ lễ bái. Lại dùng Át Già cúng dường khen ngợi. Dùng chân ngôn đã trì đối trước vị kia tụng xong, sau đó liền nên như pháp phát khiển.
Tất cả chân ngôn pháp nên như vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba