Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Bảy - Bát Nhã Ba La Mật đa đại Tâm Kinh - Tập Bốn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư A Địa Cồ Đa, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH ĐÀ LA NI TẬP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
A Địa Cồ Đa, Đời Đường
PHẦN BẢY
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA ĐẠI TÂM KINH
TẬP BỐN
Tiếp theo, tác Phạ Nhật La Ấn. Vajra mudra gia trì vào hết thảy tất cả nhóm hương, hoa, vật báu, vật cúng… nếu có chày Kim Cang thì chẳng dùng Thủ Ấn, nên dùng thẳng cái chày mà làm gia trì. Không có Phạ Nhật La.
Vajra: Chày Kim Cang liền dùng Thủ Ấn: Tay trái tác Tổng Ấn, ngón cái vịn trên móng ngón út, duỗi thẳng ba ngón còn lại hướng lên trên thẳng bàn tay.
Chân Ngôn là:
Úm a mật lý đê ô hồng, phán.
Quân Trà Lợi Tiểu Tâm chân ngôn này, tụng bảy biến trang nghiêm Đạo Tràng, đều xếp bày mọi loại hương, hoa, đèn sáng, thức ăn uống thành hàng. Tiếp theo đốt hương.
Nếu muốn thỉnh Phật thì tác Phật Ấn thỉnh. Tiếp theo, thỉnh bát nhã thì tác Bát Nhã Ấn. Tiếp theo, thỉnh Quán Tự Tại Bồ Tát. Avalokiteśvara thì tác Quán Tự Tại Ấn. Tiếp theo, thỉnh Kim Cang với Chư Thiên thì cũng thế.
Tùy theo loại mà tác Ấn thỉnh, mỗi mỗi thỉng đến thì tác Hoa Tòa Ấn kèm tụng tọa chân ngôn là: Úm ô hồng ca ma la sa ha Oṃ Hūṃ kamala svāhā.
Tiếp theo, tác Đại kết giới Ấn chuyển theo bên phải ba vòng. Trước tiên ngửa hai bàn tay, tiếp theo hai ngón út hai ngón vô danh, bên phải đè bên trái trở ngược móc nhau ở trong lòng bàn tay. Tiếp theo, dựng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón. Tiếp theo, đem hai ngón trỏ đều vịn trên lưng lóng thứ trên của ngón giữa. Tiếp theo, riêng hai ngón cái đều tự co lại ngay trên lóng giữa của ngón giữa, đừng để dính nhau.
Chân Ngôn là:
Úm thương ca lễ ma ha tam ma diệm bàn đà bàn đà sa ha.
Tiếp theo, liền đốt hương, tác Hương Lô Ấn ấn vào hương với cái lư. Lô. Liền bưng lư hương quỳ gối trước Đàn, cúng dường tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát, tất cả Kim Cang, tất cả Thiên, nhóm Tứ Thiên Vương ở phương Đông, cho đến mười phương cũng vậy. Cúng dường xong để cái lư trước Đàn, chí tâm làm lễ.
Nếu có hương, hoa, thức ăn uống…thì đem cúng dường. Nếu không có hương, hoa, thức ăn uống thì tác Nhất Thiết Cúng Dường Ấn kèm tụng chân ngôn mà cúng dường.
Tiếp theo, tác Phổ Cúng Dường Ấn: Chắp hai tay lại, trong tâm của lòng bàn tay hơi trống rỗng, đừng để dính nhau.
Chân Ngôn là:
Úm tát bà bồ đà a địa sắt sỉ để tất bát la hề mê già già na kiếm, tam mạn đà sa ha.
Oṃ sarva buddha adhiṣṭite sphara Hi maṃ gaganakaṃ samanta svāhā.
Tụng Chú này bảy biến. Lại đem mọi loại hương hoa cúng dường, đều tác Bổn Ấn đưa trở lại vị trí ấy.
Tiếp theo, làm Âm Nhạc khen ngợi giáp vòng xong, tác Bát Nhã Ấn sám hối tội chướng, tụng Đại Tâm chân ngôn để Ấn trên trái tim, miệng trình bày tội do ba nghiệp đã phạm, tỏ bày sám hối luôn đủ bảy pháp ví như lửa lớn thiêu đốt cỏ khô lại thêm gió mạnh thổi làm cho tận hết.
Tinh tấn tụng Minh thì tội cấu tiêu diệt cũng lại như vậy. Lại như sương tuyết trong nhà tối thì ánh nắng mặt trời hay trừ được. Tụng Minh tinh tấn diệt ám tối vô minh giống như lửa mạnh của mặt trời vậy.
Lại tụng Bát Nhã chân ngôn vào nhóm vật bơ, mật… làm Hộ Ma cúng dường Hiền Thánh, diệt trừ tội nặng sinh tử từ vô thủy, mau được thành tựu vô thượng bồ đề.
Người Trì Minh ấy cần phải đầy đủ giữ gìn bền chặt bảy pháp.
Nhóm nào là bảy?
Một là trì giới, hai là nhẫn nhục, ba là lìa lỗi của miệng, bốn là ỡ trong Phật Pháp sinh niềm tin quyết định, năm là phát tâm vô thượng bồ đề, sáu là thường tụng chân ngôn pháp Ấn… tâm sinh tàm quý, bảy là nơi bốn oai nghi thì thân tâm không có mệt mỏi… giống như Luân Vương đầy đủ bảy báu, được nối tiếp địa vị chân chánh, làm vua bốn thiên hạ.
Chú Sư cũng thế, đủ bảy pháp lúc trước mau được chứng nghiệm, tùy theo chỗ bố thí, làm đều được xứng ý.
Ngồi ngay thẳng chẳng động, thường thường lễ bái khen ngợi Chư Phật. Nguyện cho con đời đời chẳng trải qua tám nạn, sinh ra nơi nào, luôn làm thân người nam, sùng kính Tam Bảo, đầy đủ các căn.
Nguyện được thông đạt tất cả kỹ nghệ, đủ sáu thần thông. Nếu có người đến xin đầu, mắt, tủy, não, quốc thành, vợ con, voi, ngựa, bảy báu thì tùy theo chỗ muốn của người ấy thảy đều đem cho. Tâm không nhiễm dính tất cả các dục, thông minh trí tuệ.
Tất cả chúng sinh thấy nghe đến con đều phát tâm bồ đề, đời đời sinh ra đều gặp thiện tri thức, cung kính tôn trọng, lắng nghe chánh pháp, như thuyết tu hành, dùng tâm bồ đề mà tự trang nghiêm. Nơi bốn oai nghi, thân tâm thanh tịnh, được túc mạng trí vô ngại tự tại.
Luôn sanh sợ hãi các nghiệp tội ác. Tu tập bồ đề, mười Ba La Mật được đại tự tại. Chẳng thọ nhận thân nữ cũng với nô bộc, cũng chẳng ngu tối đần độn, chẳng ở biên địa, chẳng khởi tà kiến, chẳng sinh vào nhà Chiên Đà La.
Có Phật ra đời nguyện thường gặp trực tiếp, tu hành sáu độ, hồi hướng bồ đề. Hết thảy tài bảo tùy theo chỗ muốn đều cấp cho, sao có thể bần tiện mà tu các thiện pháp?!
Chẳng ở phú quý mà hành nghiệp ác, mạng chẳng chết yểu, sanh vào nhà có niềm tin chân chánh, đầy đủ quyến thuộc, hiếu dưỡng sư phụ, lợi căn trí tuệ, biện tài vô ngại, được niềm tin chính đúng của Phật, nghĩ thương yêu giúp dỡ. Từ niệm chúng sanh.
Nguyện nơi sanh ra có đủ năm pháp. Nhóm nào là năm. Một là phước đức, hai là trí tuệ, ba là mười lực, bốn là tinh tấn, năm là phát tâm bồ đề. Như Đức Phật đã chứng Tát Bà Nhã Trí.
Sarva jñā jñāna: Nhất thiết trí trí, ba mươi hai tướng thời con cũng sẽ được.
Tùy theo ý sanh vể mười phương tịnh thổ, thường thấy Chư Phật, tất cả chúng sanh cũng lại như vậy. Vì tất cả chúng sanh khiến ưa thích niệm Phật phát nguyện này xong, cầm xâu chuỗi tụng Minh. Vidya.
Pháp trì xâu chuỗi. Cách nơi đã cúng dường Phật Bồ Tát khoảng 4, năm Xích 4/3m hoặc 5/3m, lùi lại quỳ xuống ngồi, thân chẳng dao động, đừng nhìn Đông Tây, đừng gần Khẩu Khí. Ở nơi cúng dường Phật, Bồ Tát đừng phóng Cốc Phong.
Uế khí, đánh rắm, thân ngay ngắn ngồi thẳng, một lòng niệm Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Chư Thiên… như nhập vào Xa Ma Tha Śamatha: Thiền Chỉ không có khác.
Tiếp theo, tác Đào Châu Ấn: Tay trái đem ngón cái vịn trên móng ngón vô danh, nối suốt trong lỗ của hạt châu. Tiếp theo duỗi thẳng ngón giữa, ngón út. Đem ngón trỏ che trên cạnh lóng trên của ngón giữa. Tay phải đem ngón cái, ngón vô danh bấm hạt châu, tụng Minh, ngón còn lại đồng với tay trái.
Nếu như vậy bấm hạt châu. Khi được mười tướng của điềm lành, tức biết có hiệu nghiệm.
Nhóm nào là mười?
Một là trên bức tượng phóng ánh sáng. Hai là gió chẳng thổi mà cành phan trong Đạo Tràng tự nhiên lay động. Ba là mây chẳng che trùm mà Trời có tiếng sấm.
Bốn là trong Đạo Tràng: Lửa của đèn dài 3, bốn Xích 1m hoặc 4/3 m. Năm là trong lư chẳng có đốt hương mà khói hương tự hiện ra. Sáu là Trong không trung nghe có tiếng của mọi loại âm nhạc. Bảy là cảm được bốn phương bình an vô sự, phước thọ kéo dài, không có các bệnh tật, sư tử, cọp, sói, các nhóm trùng độc chẳng thể gây hại. Tám là đối với cảnh năm dục thì Tân không có nhiễm dính.
Chín là các Ma, Quỷ, Thần chẳng thễ gây nhiễu loạn, trị bệnh cho ta người liền được trừ khỏi. Mười là thấy Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Chư Thiên.
Nếu ở trong mộng: Thấy Phật, Bồ Tát. Hoặc lên núi cao, hoặc lên cây cao, ngồi trên thuyền vượt đến bờ kia. Hoặc cỡi voi, ngựa. Hoặc thấy sư tăng, cha mẹ, thiện tri thức… lúc đó hành giả với nhóm Thí Chủ, nếu ở trong mộng thấy loại tướng này, tức biết tội diệt đều là ứng tốt đẹp, tướng của điềm Linh, Minh Vương theo hộ vệ. Khi ấy, hành giả ngay trong lúc làm pháp, lông trên thân đều dựng đứng, liền biết được hiệu nghiệm.
Mỗi ngày, sáng sớm thức dậy, rửa tay lau mặt xong, nhai nhấm cành Dương Liễu, xúc miệng xong. Vào trong Phật Đường làm pháp cúng dường, chưa đến giờ ăn thảy đều phát khiển.
Một ngày ba Thời, như lúc trước bấm hạt châu, tụng Minh một trăm lẻ tám biến, một ngàn không trăm lẻ tám biến tùy theo sức mà làm.
Trước cửa Đạo Tràng để một lò Hộ Ma, Trì Minh Sư ngồi hướng mặt về phương Đông, bên trái để nước thơm với các hoa tạp, bên phải để mè, bơ, mật, hoa lúa gạo…tùy theo có Đàn mọi vật thiêu đốt cúng dường… đều để bên phải.
Sau đó, thỉnh Chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Chư Thiên… tác Hoa Tòa Ấn tùy theo pháp đã tu, thiêu đốt trong lò cúng dường. Cúng dường xong quay trở lại ngồi ở chỗ cũ.
Miệng nói rằng: Ở đây không có hương, hoa, thức ăn uống… nên rất xấu hổ. Sau đó phát khiển.
Bên trong phòng luôn luôn đốt hương, ngày ngày tụng Bất Động Phật Đà La Ni, Vô Lượng Thọ Phật Đà La Ni… diệt trừ tất cả tội chướng của nhóm năm nghịch, bốn nặng trong thân.
Nếu muốn được sanh vào nước của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Amitāyuḥbuddha thì ngày ngày làm cúng dường này, tụng Đà La Ni pháp. Thường làm pháp này thì tất cả sự nghiệp đều được thành tựu, chết đi thì sinh vào nước của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Nếu ngày ngày cúng dường thì công đức rất lớn, chẳng thể nói đủ. Công đức niệm Phật chẳng phải là lượng tính đếm được.
Sức công đức của tụng chân ngôn ấy có dạng như ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Công đức niệm Phật đồng với ánh sáng của cây đèn ban đêm, chẳng so sánh được.
Nếu ngày ngày cúng dường, tụng Minh kèm niệm Phật thì công đức cao như núi Tu Di, sâu như biển lớn. Nếu không niệm Phật chẳng kiêm tụng Minh thì công đức nhỏ như Hương Sơn, bé như ao A Nậu Đạt… chẳng thể liệu tính được.
Nếu ngày ngày cúng dường Chư Phật, tụng Minh thì diệt tội như lửa thiêu đốt cỏ cây. Tội diệt cũng thế.
Nếu hay một ngày, riêng ba thời cúng dường, niệm Phật, tụng Minh thì kẻ không niệm Phật kia chẳng thể so sánh được. Miệng chẳng thể tuyên nói công đức, lợi ích chẳng thể nghĩ bàn… nên biết công đức thành tựu của bát nhã, nếu khen ngợi thì chẳng thể hết được.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bi đại ái - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Biết Bản Hạnh Của Chúng Sinh
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Hiềm Trách
Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Mười Một - Phân Biệt Các Bộ
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Bảy - Bát Nhã Ba La Mật đa đại Tâm Kinh - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Thiên đế Thích