Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Hai Mươi - Chư Thiên Phật Nói Ma Lợi Chi Thiên - Tập Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư A Địa Cồ Đa, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH ĐÀ LA NI TẬP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
A Địa Cồ Đa, Đời Đường
PHẦN HAI MƯƠI
CHƯ THIÊN
PHẬT NÓI MA LỢI CHI THIÊN
TẬP MỘT
Tôi nghe như vậy!
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma trong nước Xá Vệ Śrāvastya cùng với Đại A La Hán gồm một ngàn hai trăm năm mươi người đến dự.
Lại có vô lượng chúng Đại Bồ Tát do Bồ Tát Di Lặc. Maitreya, Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi. Maṃjuśrī, Bồ Tát Quán Thế Âm. Avalokiteśvara làm bậc Thượng Thủ. Pramukha với hàng Ma Lợi Tử. Marīci, các tám Bộ Trời Rồng trước sau vây quanh.
Bấy giờ, Xá Lợi Phất Śāriputra liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Chúng sinh mạt thế ở đời vị lai làm nhóm pháp nào để được thoát các nạn?
Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe thật kỹ! Nay ta vì ông nói việc này.
Khi ấy, Hội Chúng vui mừng hớn hở, khuyến thỉnh Phật một lần nữa.
Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Phía trước mặt trời có vị Trời tên là Ma Lợi Chi. Marīci có pháp đại thần thông tự tại, thường đi trước mặt trời mà mặt trời chẳng thể thấy vị ấy, nhưng vị ấy hay nhìn thấy mặt trời, không người nào có thể nhìn thấy.
không người nào có thể biết, không người nào có thể đuổi bắt, không người nào có thể hại, không người nào có thể lừa dối, không người nào có thể cột trói, không người nào có thể đòi hỏi tài vật của vị ấy, không người nào có thể trách phạt, chẳng sợ oan gia có dịp thuận tiện gây hại.
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Bếu có người biết tên của Ma Lợi Chi Thiên ấy thì người đó cũng chẳng thể bị nhìn thấy, chẳng thể bị biết, cũng chẳng thể đuổi bắt được, cũng chẳng thể hại được, cũng chẳng bị người lừa dối, cũng chẳng bị người cột trói, cũng chẳng bị người đòi hỏi tài vật ấy, cũng chẳng bị người trách phạt, cũng chẳng bị oan gia có thể được dịp thuận tiện gây hại.
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân biết tên của Ma Lợi Chi Thiên ấy thì nên nói lợi này: Con, Đệ Tử. Tên là… biết tên của Ma Lợi Chi Thiên ấy cho nên không người nào có thể hại con, không người nào có thể lừa dối con, không người nào có thể cột trói con, không người nào có thể đòi hỏi tài vật của con, không người nào có thể trách phạt con, cũng chẳng bị oan gia có thể được dịp thuận tiện hại con.
Chú này có đại thần lực, nơi làm thành tựu, phá thất cả ác. Nếu dùng kết giới thì bên trong một trăm do tuần, tất cả các ác không dám đi vào.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói Chú là:
Nam mô phật đà da Nam mô đạt ma da Nam mô tăng già da Đát điệt tha át la ca, mạt tư ma la ca, mạt tư tô đồ mạt tư chi bát la, mạt tư ma ha chi bát la, mạt tư ma lợi chi dạ, mạt tư an đát đà na dạ, mạt tư na mô túy đô để toa ha.
Lại Biệt Bản nói rằng:
Nam Mô phật đà da Nam Mô đạt ma da Nam Mô tăng già da Đát điệt tha át la ca, ma tư ma ca, ma tư a đậu ma tư chí bà la, ma tư an đàn đà na dạ, ma tư ma lợi chi bà la, mạt tư na mô suất đô đê toa ha.
Chú thích nói rằng: Bản Phạn phần lớn đồng với bản trước.
Chư Đức ở Tây Quốc Ấn Độ tụng bản trước rất nhiều, xưa nay thọ trì tương truyền được ứng nghiệm, hai Chú trước sau không có gì chẳng có hiệu nghiệm, mặc dù câu văn đạt đến chỗ rõ ràng thì giáp vòng của bản trước quyết định đấy chẳng có gì chẳng phải là chín Cảnh Giới. Dùng bản trước, dùng bản sau thì tùy theo nơi thuận tiện của mình rồi dùng lời Phật ở bên dưới.
Trong nạn vua chúa, hộ giúp con. Trong nạn giặc cướp, hộ giúp con. Trong đường đi, hộ giúp con. Trong nơi vắng vẻ mất đường đi, hộ giúp con. Trong ban ngày, hộ giúp con. Trong ban đêm, hộ giúp con. Trong nạn nước, hộ giúp con.
Trong nạn lửa, hộ giúp con. Trong nạn La Sát. Rākṣasa, hộ giúp con. Trong nạn Quỷ Trà Chỉ Nễ Ḍākiṇī, hộ giúp con. Trong nạn thuốc độc, hộ giúp con. Lời thật của phật. Buddha, hộ giúp con. Lời thật của pháp. Dharma, hộ giúp con. Lời thật của Tăng. Saṃgha, hộ giúp con. Lời thật của Chư Thiên, hộ giúp con. Lời thật của Tiên Nhân, hộ giúp con.
Đát điệt tha a la câu lệ a la câu lệ kê lật để tát bà ca la hề tế tát bồ bả đột sắt xỉ tế tát bà y đô ba đạt la tỳ tế la xoa, la xoa. Tự xưng tên… tám toa ha.
Lại Biệt Bản nói rằng:
Đát điệt tha a la khu lợi a la khu lợi cát lợi đích lạc xoa, lạc xoa.
ngã, tát bà du bát đà la bồ sa già dạ tê bại toa ha.
Chú thích nói rằng: Bản Phạn phần lớn đồng với bản trước. Luận nghiệm tương truyền hai bản không có khác, trong ấy rất chi tiết, dựa theo lúc trước có thể biết.
Phụng Thỉnh Ma Lợi Chi Thiên Chú: Một tên gọi là Ma Lợi Chi Thiên Thân Chú Chú là:
Na mô la đá na đá la dạ da ma lợi chi lệ đà da ma bà đế di Sa Di đá điệt tha bà la lệ bà đà lê bà la ha mục khê tát bà đồ sắt thệ bàn đà bàn đà sa bà ha.
Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: Nếu có người biết Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát ấy thì trừ được tất cả chướng nạn, nạn vua chúa, nạn giặc cướp, nạn trùng độc thú mạnh, nhóm nạn nước lửa. Nếu người muốn hành pháp này, trong tất cả pháp thì pháp này tối thắng. Người trì Chú này hướng mât đến một trăm Du Xà Na thì tất cả quỷ thần, người ác không thể được dịp thuận tiện gây hại.
Nếu khi đi trong các nạn thời sáng sớm thức dậy tụng Thân Chú lúc trước, chú vào một bụm nước, rải tán bốn phương với rưới thân của mình.
Hoặc vạt áo, hoặc tay áo, hoặc góc áo cà sa… một lần Chú thì một lần thắt gút, tổng cộng làm ba gút, tức đi trong nạn, liên tục tụng Chú hai Đại Chú lúc trước rồi đi thì hết thảy tất cả việc nạn, chủ của quân phòng thảy đều mê say đều không có hiểu biết.
Nếu người muốn được cúng dường Ma Lợi Chi Thiên thì nên dùng vàng, hoặc bạc, hoặc đồng đỏ, hoặc Bạch Đàn, hoặc Xích Đàn… tùy theo sức làm tượng Ma Lợi Chi Thiên. Pháp làm Tượng ấy giống như hình Thiên Nữ.
Tượng ấy: Tay trái co cánh tay hướng lên trên, cổ tay ở trước vú trái nắm quyền, trong quyền cầm Thiên Phiến. Cây quạt, cây quạt như cây quạt của Thiên Nữ cầm trước mặt Duy Ma Cật.
Vimalakīrti: Tịnh Danh Cư Sĩ, ở trong cây quạt làm chữ Vạn của Tây Quốc Ấn Độ giống như chữ Vạn trên ngực Đức Phật. Bên trong bốn khúc của chữ đều làm hình mặt trời mỗi mỗi rõ ràng, trên cây Thiên Phiến ấy làm hình ánh sáng lửa. Tay phải duỗi cánh tay kèm duỗi năm ngón tay, rũ đầu ngón tay xuống dưới.
Thân dài lớn nhỏ: Một Thốn 1/3 dm, hai Thốn 2/3 dm cho đến một khuỷu tay… trong ấy: Rất tốt là hai thốn 2/3 dm.
Người làm tượng ấy. Khiến vị bác sĩ. Tức người làm tượng có tay nghề cực giỏi, thọ nhận tám giới trai, ngày ngày tắm gội, mặc áo trắng sạch làm. Giá cả ấy tùy theo bác sĩ nói, chẳng được trả giá. Bên trái bên phải của Tượng ấy đều làm một vị thị giả. Ante vāsi, thị giả ấy cũng làm hình Thiên Nữ với mọi loại nghiêm sức.
Làm tượng này xong. Nếu Tỳ Kheo muốn đi đường xa thì để Tượng ấy trong áo cà sa. Nếu là Ưu Bà Tắc thì dấu Tượng trong búi tóc trên đầu. Khi đi đại tiểu tiện thì đem tượng ra ngoài, lìa khỏi thân… chẳng được để tượng trên thân mà đi đại tiểu tiện.
Tiếp theo, nói Ấn với Đàn Pháp Thân Ấn thứ nhất: Hai ngón út, hai ngón vô danh cài ngược nhau ngay trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái. Dựng thẳng hai ngón trỏ cùng trụ đầu ngón. Đem hai ngón giữa đều gác ngay trên lưng hai ngón trỏ, cùng trụ đầu ngón. Kèm dựng hai ngón cái đều nắm bên cạnh ngón trỏ, đưa ngón cái qua lại.
Đầu Ấn thứ hai: Dựa theo Thân Ấn lúc trước, đều co lóng trên của hai ngón giữa hướng đầu ngón về ngón cái, rũ xuống, móng ngón cùng chung lưng. Tức là Đầu ấn.
Đảnh Ấn thứ ba: Dựa theo Thân Ấn lúc trước, chỉ sửa hai ngón cái, co lóng trên đưa đầu ngón vào trong lòng bàn tay, tức là Đảnh Ấn.
Nếu Tỳ Kheo muốn đi đường xa, để Tượng bên trong áo cà sa. Nếu là người Tục thì để tượng trong búi tóc trên đầu. Liền tác Đầu Đảnh Ấn này dùng an trên đầu tượng, tụng Chú hai mươi mốt biến đi đường thì nơi đã đến không có sự sợ hãi.
Hộ Thân Ấn thứ tư: Dựa theo Thân Ấn lúc trước, chỉ sửa mở hai ngón trỏ cách nhau khoảng hai phân, tức là Hộ Thân Ấn dùng để hộ thân.
Hoan Hỷ Ấn thứ năm: Tay trái đem ngón cái đè vạch vóng thứ nhất của ngón vô danh, lại đem các ngón còn lại nắm quyền, tức là Hoan Hỷ Ấn. Nếu làm Ấn này, tụng Chú vào La Xà.
Rāja: vua chúa với Đà Khuất Biên Giả, tức đối phương vui vẻ.
Ma Nô Ấn thứ sáu: Tay trái, cong cánh tay hướng lòng bàn tay ở trước ngực, đem bốn ngón. Trỏ, giữa, vô danh, út hơi mở ra làm lỗ hổng trong lòng bàn tay. Đem móng tay, lòng bàn tay của tay phải từ trên lóng tay trái hướng lên, lòng bàn tay xoa chà, đến ở trên lỗ hổng.
Tức đem tay phải che trùm trên lỗ hổng, tâm tưởng niệm: Lòng bàn tay trái là tâm của Ma Lợi Chi, lòng bàn tay phải là Thân của Ma Lợi Chi.
Ở trong tâm lòng bàn tay trái: Thân của ta ẩn tàng bên trong tâm của Ma Lợi Chi Thiên, Văn này che dấu được thân của Ta, Ma Lợi Chi ở ngay trên đỉnh đầu của Ta, hộ giúp thân của Ta. Đây là Hảo Tri Ấn.
Sứ Giả Ấn thứ bảy: Tay trái co bốn ngón tay, đem ngón cái vịn đầu ngón giữa, khiến làm cái lỗ hổng. Để ngón tay phải ở dưới nách của cánh tay trái, chẳng che trùm bàn tay, kèm giương năm ngón tay. Tụng Chú bảy biến, liền đem bàn tay này hợp trên lỗ hổng bên trái.
Chú là:
Na mô ma lợi chi duệ tát bà tát đỏa a hý lợi sa lý toa ha.
Đức Phật nói: Các hành giả trì chú, nếu muốn chuyên cầu pháp của Ma Lợi Chi Thiên này, tìm cầu các lợi ích, hiện thần nghiệm thì y theo lúc trước, tụng Chú đủ biến số xong, ngày mười năm của Lạp Nguyệt. Tháng mười hai làm Đàn thọ nhận pháp.
Nếu muốn làm Đàn, chuẩn bị vào buổi sáng ngày mười một của tháng ấy, tìm biết nơi chốn tốt, tu sửa đất ấy, trừ bỏ vật ác, mỗi mỗi như pháp bên trên, lấp đất nện chặt cho thật ngay ngắn bằng phẳng, liền làm pháp sự: Hộ thân, kết giới.
Nếu làm hộ thân, chuẩn bị ở tháng ấy. Tháng mười hai từ ngày 11, một ngày riêng một lần tụng Chú ba biến, y theo Ấn Pháp lúc trước dùng hộ thân của mình, ba biến kết giới.
Pháp kết giới ấy. Trở lại dùng pháp hộ thân ấn lúc trước, tác Ấn tụng Chú đến năm biến xong, đem Ấn chuyển theo bên phải tức thành kết giới. Đến sáng sớm ngày mười bốn, lại làm một Đại kết giới. Chú vào tro bảy biến, chia rải ở bốn phương làm kết giới bên trong. Nội giới.
Lại làm mười hình tròn bằng bùn, mỗi mỗi đều Chú vào một biến, ném dính tám phương với phương trên, phương dưới. Đây gọi là đại kết giới.
Như kết giới này hộ xong, liền lấy nương thơm hòa với đất làm bùn rồi xoa bôi khắp đất của Đàn.
Lập Đạo Tràng xong. Treo các phan, lọng, mọi loại vật báu. Dùng sợi dây ngũ sắc nhiễu quanh bốn mặt Đàn xong. Tiếp theo đem chút hương thiêu đốt, hoa… vào trong Đạo Tràng, đốt hương, tác Ấn, hô gọi Ma Lợi Chi Thiên, cúng dường, hành Đạo, sau đó, Phát Khiển. Đến sáng sớm ngày mười năm, lại lấy phân bò hòa với nước thơm làm bùn, rồi tô trét đất của Đạo Tràng.
Lại kết giới xong. Tiếp dùng mọi loại danh hương hòa với nước kèm với chút đất sạch, lại xoa bôi đất cả Đàn một lần. Đợi cho khô xong, lấy phấn ngũ sắc bày khắp đất của Đàn khiến rất trang nghiêm, làm cái Đàn khoảng bốn khuỷu tay.
Chính giữa Đàn ấy làm tòa hoa sen, ở trên tòa ấy liền an tượng Ma Lợi Chi Thiên. Mặt Đông an trí tòa của Sứ Giả. Ceṭa tên là Bà Đa La Thất Lợi Dạ. Varadaśriya. Mặt Nam an trí tòa của Sứ Giả tên là Ma Lợi Nễ. Mālini.
Mặt Bắc lại an trí chỗ của tòa Sứ Giả tên là Kế Thất Nễ. Keśinī. Mặt Tây an trí chỗ của tòa Chú Sư. Đến ban đêm, thắp hai mươi năm chén đèn, đem năm lọ nước, chính giữa có một lọ, bốn góc đều có một lọ. An trí lọ xong, đem mọi loại hương hoa, bánh, quả, thức ăn uống để làm cúng dường. Trang nghiêm lọ nước như Bộ khác nói.
An trí mọi loại các vật cúng xong. Chú Sư ngồi trên cỏ xanh, sau đó tác Ấn, hô gọi hàng Ma Lợi Chi Thiên.
Đã làm Ấn ấy, mọi loại cúng dường với ra bên ngoài Đàn, đem các thức ăn uống rải thí cho tất cả các hàng quỷ thần. Rải thí xong rồi, Chú Sư dùng bàn tay cầm cỏ xanh tụng Chú. Dùng cỏ từ đầu hướng đến chân, xoa xát một trăm lẻ tám biến làm Hộ Thân Ấn.
Ở trong Ấn ấy lại cầm cỏ xanh hướng để dính trên đảnh đầu, sai một Đệ Tử đem lọ nước ở chính giữa Đàn, rưới rót lên trên Đầu Đảnh Ấn của người thọ Pháp. Cho Quán Đảnh xong, mặc áo sạch mới, đem vào Đạo Tràng cho làm Hộ Thân, một lòng niệm Phật, lễ bái tượng Ma Lợi Chi Thiên.
Làm pháp Đàn này, tự thân Chú Sư, đệ tự thọ pháp chỉ ăn gạo tẻ, cháo sữa làm thức ăn. Việc xong thì Phát Khiển. Sau đó, quét dọn chỗ của Đàn, bùn xoa bôi, thu nhặt hết thảy xong, hiến thức ăn uống còn dư. Tự thân Chú Sư, đệ tử thọ pháp đều chẳng được ăn.
Làm pháp này xong, sau đó hành dụng, tất cả đại nghiệm. Đầu tiên người muốn thọ nhận pháp chứng hiệu nghiệm đều nên làm Đàn với Thủ Ấn ấy.
Nếu chẳng như vậy thì uống mất công ấy. Hãy tạm làm một cái Thủy Đàn, tịnh trị một cái Thất, dùng phân bò xoa bôi mặt đất, vuông tròn một khuỷu tay, hoặc hai khuỷu tay, hoặc bốn khuỷu tay, chính giữa an tượng Ma Lợi Chi. hành giả ngày ngày tắm gội, nếu chẳng tắm gội thì cần phải rửa tay, súc miệng rồi mới vào Đạo Tràng.
Chú Sư ngồi ngay phía Tây của Đàn, hướng mặt về chính Đông, hô gọi Ma Lợi Chi an trí trong Đàn, đốt An Tất Hương với các hương tốt, mọi loại cúng dường, ngày ngày tụng Chú. Một lần ngồi thì một trăm lẻ tám biến hoặc một ngàn không trăm lẻ tám biến, hoặc một vạn tám ngàn biến.
Chú Sư dùng bàn tay nhúm lấy mè, gạo tẻ hòa với nhau. Ở trước Đàn bỏ vào trong lò lửa thiêu đốt, một lần nhúm lấy thì một lần thiêu đốt. Như vậy đủ một trăm lẻ tám biến, một ngàn không trăm lẻ tám biến.
Tâm tâm nối tiếp nhau, đừng duyên theo việc khác. Từ ngày mồng một của tháng đến ngày mười năm, tùy theo sức cúng dường thức ăn uống, bơ, mật, sữa, lạc, quả, hoa, hương, đèn sáng… chỉ trừ rượu thịt, ngũ tân.
Muốn mãn mười vạn biến thì tăng thêp gấp đôi cúng dường, như vậy cho đến khi đủ mười vạn biến. Sau đó, ở nơi chốn tốt, sửa sang chỉnh đốn nơi đất, nhổ bỏ vật ác, ngói, đá vụn, xưng, lông… xong, lấp đầy, nện chắc đất ấy khiến cho bằng phẳng. Ngày làm Đàn này là ngày mười năm của Lạp Nguyệt. Tháng mười hai là hơn hết.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba