Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Một - Kinh đại Thần Lực đà La Ni Thích Ca Phật đảnh Tam Muội đà La Ni - Tập Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư A Địa Cồ Đa, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐÀ LA NI TẬP

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

A Địa Cồ Đa, Đời Đường  

PHẦN MỘT

KINH ĐẠI THẦN LỰC

ĐÀ LA NI THÍCH CA PHẬT

ĐẢNH TAM MUỘI ĐÀ LA NI  

TẬP MỘT  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ngự tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma tại nước Xá Vệ Śrāvastya cùng với Đại A La Hán.

Mahā śrāvaka: Đại Thanh Văn gồm năm ngàn người đến dự. Ma Ha Ca Diệp. MahāKāśyapa, Ưu Lỗ Tỳ La Ca Diệp. Urubilvā kāśyapa, Già Da Ca Diệp. Gayākāśyapa, Na Đề Ca Diệp. Nadī kāśyapa, Xá Lợi Phất Śāriputra, Đại Mục Kiền Liên.

Mahā Māudgalyāyana, Nan Đà. Nanda, A Ni Lỗ Đà. Anirudha, A Nhã Kiều Trần Như Ājñātakauṇḍinya, A Nan Đà Ānanda, La Hầu La. Rāhula … là bậc Thượng Thủ. Pramukha.

Lại có vô lượng Chúng Đại Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát. Samanta bhadrabodhisatva, Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát. Maṃjuśrī bodhisatva, Quán Tự Tại Bồ Tát. Avalokiteśvara bodhisatva, Hư Không Tạng Bồ Tát Ākāśa garbhabodhisatva, Di Lặc Bồ Tát. Maitreya bodhisatva, Kim Cang Tạng Bồ Tát. Vajragarbha bodhisatva là bậc Thượng Thủ.

Bật Sô. Bhikṣu, Bật Sô Ni. Bhikṣuṇi, Ưu Bà Tắc. Upāsaka, Ưu Bà Di. Upāsikā, Trời. Deva, Rồng. Nāga, Dược Xoa Yakṣa, Ca Lỗ La. Garuḍa, Kiện Đạt Bà. Gandharva, A Tố La. Asura, Khẩn Na La. Kiṃnara, Ma Hầu La Già. Mahoraga…

Lại có vô lượng các Đại Quốc Vương, vua Du Đầu Đàn Yudhvan, vua Ba Tư Nặc. Prasenajit, vua Tần Bà Sa La. Bimbisāra, Lê Xa Tỳ. Licchavi…là bậc Thượng Thủ.

Bấy giờ, sáu vị Thầy ngoại đạo.

Lục sư ngoại đạo: Thứ nhất là Phú Lan na Ca Diệp. Pūraṇa kāśyapa, thứ hai là Ma Tư Ca Lợi Noa Cồ Xá Lê Tử. Maskārigośaliputra, thứ ba là Tán Xã Y Bội La Chi Tử. Sañjaya vairaṭi putra, thứ tư là A Chất Đa Kê Xa Ca Bà La.

Ajita keśakambala, thứ năm là Ca Câu Đa Già Trí Na Da Na. Kakudakātyāyand, thứ sáu là Ni Kiền Đà Nhược Đề Tử. Nirgrantajñātiputra đi đến chỗ của Đức Phật, muốn cùng luận nghị với Đức Thế Tôn.

Lúc đó, trong khu vườn ấy có một cây khô tên là Am Mạt La?

Aṃra. Khi ấy, Phú Lan Na Ca Diệp hỏi Đức Thế Tôn rằng: Này Cồ Đàm. Gautama! Ông chẳng phải là bậc Nhất Thiết Trí.

Sarva jñā! Nếu là bậc Nhất Thiết Trí thì cây Am Mạt La này quyết định chết rồi chăng?

Thời Đức Phật im lặng, không trả lời. Lúc đó, Phú Lan Na Ca Diệp, tay cầm cây phất trắng lấy nước rưới vảy, phun vào cây khô khiến cho cây sống lại, cành lá hoa quả thảy đều xum xuê. Thời ngoại đạo ấy đưa tay hái quả trái chia cho mọi người.

Bấy giờ trong Hội, phần lớn có phàm chúng, tâm đều hồ nghi phàm phu ngoại đạo có Thần Dị này, nhất định Đức Phật chẳng thể thắng được.

Thời Đức Phật Thế Tôn biết tâm của Hội Chúng, liền nhập vào Hoả Quang Tam Muội. Agni prabha samādhi. Từ trên đảnh đầu phóng vô lượng ánh sáng chiếu ba ngàn Đại Thiên Thế Giới xong.

Đức Phật dùng bàn tay của mình kết Phật Đảnh Ấn. Buddhoṣṇīṣa mudrā, tụng Phật Đảnh Chú. Buddhoṣṇīṣa mantra. Ở trong hào quang của Đức Phật hoá làm vô lượng A tăng kỳ căn già sa na do tha Phật.

Mỗi một Đức Phật ấy ở trong hư không: Đi đứng ngồi nằm đều phóng vô lượng ánh sáng, thân tuôn ra nước lửa, hiện làm mọi loại việc oai thần của Phật. Lúc đó cái cây kia khô héo như cũ, tức thời Phú Lan Na ấy té xuống đất, choáng váng mà nằm, các đệ tử ấy cùng nhau kêu khóc.

Khi ấy, Chư Thiên trụ tại không trung, rải hoa cúng dường mọi loại âm nhạc với chúng của bốn Bộ đều rất vui vẻ, lui về ngồi một bên.

Thời Đức Phật Thế Tôn vì các Hội Chúng rộng nói pháp Phật Đảnh.

Buddhoṣṇīṣa. Pháp này là điều mà tất cả Chư Phật ba đời ở mười phương đã nói, nay ta cũng lại rộng vì tất cả, nói pháp như vậy. Nếu người muốn hành thì ở trong Tịnh Thất an trí tượng Phật Đảnh.

pháp làm Tượng ấy. Ngồi kiết già ở trên hoa bảy báu, hai con sư tử đội đáy của toà hoa, hai con sư tử ấy ngồi trên hoa sen. Đức Phật ấy duỗi cánh tay phải, ngửa lòng bàn tay đặt ngay trên đầu gối phải, rũ đầu ngón tay xuống dưới chạm đến bên trên hoa.

Co cánh tay trái, ngửa lòng bàn tay đặt ngang dưới rốn. Trên hai cánh tay bên trái bên phải của Đức Phật ấy đều đeo ba chuỗi Anh Lạc bảy báu, trong cổ của Đức Phật cũng đeo chuỗi Anh Lạc bảy báu. Trên đảnh đầu của Đức Phật làm cái mão Trời bảy báu.

Thân hình của Đức Phật ấy làm màu vàng ròng, khoác áo Cà Sa đỏ.

Bên phải Đức Phật ấy làm tượng Quán Tự Tại Bồ Tát. Avalokiteśvara một Bản ghi là tượng Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, co cánh tay phải hướng lên trên cầm cây phất trắng, duỗi cánh tay trái hướng xuống dưới cầm bình Táo Quán, trong miệng bình để hoa sen, đầu bông hoa ấy thẳng đến đảnh đầu của Bồ Tát, ở trước vầng trán.

Bên trái Đức Phật ấy làm tượng Kim Cang Tạng Bồ Tát. Vajra garbha co cánh tay phải hướng trên vai, cầm cây phất trắng. Trong lòng bàn tay trái dựng đứng chày Kim Cang với một cái đầu chày từ trên cánh tay hướng ra ngoài dựng đứng. Chú Sư ở trước mặt Đức Phật, quỳ gối ngay bên phải, tay bưng lư hương.

Bên trên hào quang của Đức Phật ấy làm hình Thủ Đà Hội Thiên rải hoa.

Làm Tượng này xong, ở nơi thanh tịnh, chọn lựa sửa trị Đất cho tốt để trang nghiêm Đạo Tràng. Ở bên trong an trí Tượng này xong, sau đó Chú Sư làm pháp kết giới bốn phương với phương trên, phương dưới xong, dựng lập Đạo Tràng. Treo các phan, lọng.

Bốn góc của Đạo Tràng ấy đều làm một cái Thủy Đàn. Đàn hình tròn đều để một bình rước chứa đầy nước sạch, đều dùng nhóm cành Lê trăm lá cắm đầy miệng cái bình ấy. Lại dùng mọi loại vòng hoa với mảnh lụa cột buộc cành Lê trăm lá ở miệng bình ấy.

Như vậy, mười năm ngày của kỳ Bạch Nguyệt, một ngày làm riêng pháp này.

Nếu nước, hoa, lá chẳng còn tốt bị hư xấu thì mỗi mỗi luôn bỏ đi, thay bằng thứ mới. Ở bên trái Đức Phật an Tương Tử. Vật khí hình vuông có nắp đậy trong sạch, chứa đầy Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa, ngày ngày đọc tụng. Người làm pháp ấy ngày ngày tắm gội, nằm ngồi trên cỏ sạch.

Ở mười năm ngày của kỳ Bạch Nguyệt. Từ ngày mồng một, một ngày thỉnh riêng một vị Tỳ Kheo, đặt bày Trai, nếu nhiều cũng không có giới hạn. Sau đó Phát Khiển, lại luôn luôn tụng Bát Nhã Diệt Tội Chú.

Như vậy ngày ngày tăng cúng dường gấp đôi, cho đến ngày mười bốn, ở trước tượng Phật kết mười sáu vòng hoa màu đỏ dài hai Xích 2/3m đeo vào. Lại an 18 cái chén sứ chứa đầy nước hương, tám cái chén chứa đầy sữa bò. Lại an mọi loại thức ăn, lại an mười sáu chén đèn bơ, lại an Trầm Hương cùng với lò hương xong.

Cầu thỉnh Đức Phật, an trí chỗ ngồi, dùng mọi loại cúng dường, tụng Chú xong thì Phát Khiển. Ngày mười năm, đúng đầu canh năm thì trở lại như ngày thứ mười bốn dùng mọi loại cúng dường xong.

Ở trong Đạo Tràng làm Thủy Đàn xong, lại hô gọi Đế Thù La Thí. Tejoraśī an trí. Lại an lò lửa, lấy một trăm lẻ tám đoạn Trầm Thủy Hương, một đoạn dài một Xích 1/3 m, hai đầu bôi Tô Hợp Hương, mỗi mỗi đoạn Hương tụng Chú bảy biến xong rồi thiêu đốt trong lò lửa.

Như vậy thiêu đốt hết một trăm lẻ tám đoạn, bấy giờ Đế Thù La Thí đi đến, vào Đạo Tràng hiện trước mặt hành giả rồi bảo hành giả rằng: Ngươi vì việc gì mà làm Phá như vậy?

Lúc đó, hành giả dùng bàn tay nâng mọi loại hương hoa lên…để cúng dường xong, tùy theo ý bạch Phật: Con muốn pháp của việc… thời Đức Phật tùy theo nguyện của hành giả, mỗi mỗi nghe hứa rồi đột nhiên chẳng hiện.

Nếu Đức Phật chẳng hiện thì Quán Tự Tại Bồ Tát liền hiện thân của mình ban cho nhóm việc đã nguyện, cùng với bên trên không có khác.

Nếu hành giả: Mắt chẳng được thấy Phật, Bồ Tát mà tai được nghe tiếng, hoặc tai chẳng nghe được tiếng của lời nói ấy thì được mọi loại nghiệm của Phật Đảnh.

Buddhoṣṇīṣa.

Nếu hành giả chẳng y theo pháp bên trên tu hành thì chẳng được linh nghiệm.

Thích Ca Phật Đảnh Thân Ấn thứ nhất:

Hai tay cài ngược hai ngón vô danh, hai ngón út ngay trong lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón, co đầu hai ngón trỏ đè trên lóng thứ nhất của ngón giữa, kèm dựng hai ngón cái vịn bên cạnh lóng giữa của ngón giữa, đưa ngón trỏ qua lại.

Liền nói Phật Đảnh Tâm Chú Chú là:

Na mô tát bà nhã da Úm đa tha yết đô ô sắt nị sa a na bạt lô chỉ đá mô lợi uất địa đế thù la thí ô hồng thập bà la, thập bà la đà ca đà ca tỳ đà ca, tỳ đà ca đà la đà la tỳ đà la, tỳ đà la sân đà, sân đà tần đà, tần đà ô hồng, ô hồng, phán tra, phán tra sa ha.

Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: Chú này hay giải tất cả các Chú, hoặc Chú của ngoại đạo, hoặc Chú của Ma Hề Thủ La. Maheśvara, cũng hay trừ khử các quỷ thần ác, cũng cứu chúng sanh bị năm khổ, tám nạn. Nếu Thiện Nam Tử chí tâm thọ trì Phật Đảnh Tâm Tam Muội Đà La Ni Chú thì cần phải hộ trì ba nghiệp thanh tịnh.

Nhóm nào là hai?

Một là Ngoại Hộ. Hộ bên ngoài, hai là Nội Hộ.

Hộ bên trong Nói Ngoại Hộ là: Chẳng được ăn thức ăn dư thừa. Tàn thực của Đức Thế Tôn của Ta. Chẳng được ăn thức ăn dư thừa của tất cả Hiền Thánh. Chẳng được ăn thức ăn dư thừa của tất cả quỷ thần. Chẳng được ăn thức ăn dư thừa của Sư Tăng, cha mẹ.

Chẳng được ăn thức ăn dư thừa của tất cả mọi người. Lại chẳng được ăn thức ăn dư thừa của Quốc Vương, quan nhân. Chẳng cùng với mọi người chuyển vật khí cho nhau để ăn. Cũng chẳng được ăn thức ăn của Tỳ Na Dạ Ca, Quỷ, Ma… thức ăn của Tỳ Na Dạ Ca. Vināyaka là miến, thức ăn chưng nấu thiêu đốt trong vật được bọc gói, Hoan Hỷ Đoàn.

Mahotikā: Thực vật được chế thành từ bơ, miến, mật, gừng… đều chẳng được ăn. Nếu ăn thức ăn này thì chẳng được thành tựu sức của Tam Muội.

Hoặc tất cả nơi chốn có con người, súc vật sanh đẻ thì chẳng được đi đến, cũng chẳng được ăn. Các nhà có người chết, nhà làm mười điều ác, nhà bán rượu, nhà làm ngũ tân, nhà chôn người chết, nhà buôn bán hung khí, nhà của người bất tịnh, nhà của dâm nữ, nhà làm Kinh Tượng… đều chẳng được đến, cũng chẳng được ăn.

Các người bất tịnh, người nhìn người khác sanh đẻ, người tìm bắt xác chết, người chặt cắt thịt trên thân của chúng sinh… nhóm người như vậy, đều chẳng được gần gũi tiếp xúc, cũng đừng cùng nhau qua lại.

Đây gọi là pháp thanh tịnh hộ giữ bên ngoài. Ngoại Hộ thanh tịnh. Nội Hộ thanh tịnh.

Thanh tịnh hộ giữ bên trong là: Thân chẳng được sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Miệng chẳng nói lời dối trá, nói ác, nói hai lưỡi, nói lời thêu dệt, hý luận… đều chẳng nên làm.

Ý chẳng nên làm nhóm tham sân si, chỉ khởi nhóm tâm: Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.

Đây gọi là bốn tâm vô lượng, ba nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát. Do ba nghiệp thanh tịnh mới có thể thọ trì Tam Muội Đà La Ni Phật Đảnh Chú Ấn này. Sức của Tam Muội Đà La Ni này đều hay giải trừ Chú pháp của tất cả Thiên Ma, ngoại đạo. Đều hay hàng phục tất cả oán địch. Đều hay trừ diệt Chú Thuật do Ma Hề Thủ La, Chư Thiên, quỷ thần đã nói.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói pháp Phật Đảnh Tam Muội Mạn Trà La: Này Thiện Nam Tử.

Kula putra! Nếu khi tu hành pháp Đà La Ni này thời vào ngày mồng một của tháng 12, tĩnh trị một cái Thất, đào bỏ đất dơ xấu, lấy đất tốt lấp đầy rồi đắp nện bằng phẳng nơi chưa được lấp đầy lúc trước. Trước tiên, lau quét, rưới vảy sạch sẽ, đốt An Tất Hương, tụng Chú bảy biến, hướng về đất sạch lúc trước, đứng thẳng hướng mặt về phương Đông.

pháp Sư nói rằng: Nay con. Họ tên… ở nơi này làm Phật Đảnh Tam Muội Đà La Ni Đạo Tràng Sám Hối.

Nay trong đất này: Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, phương trên, phương dưới: Tất cả hàng Phi Nhân. Amanuṣya, Tỳ Na Dạ Ca, các quỷ thần thảy đều đi xa, chẳng được trụ ở chỗ này. Nếu hàng có lòng tốt. Thiện tâm hộ giúp Phật Pháp thì có thể trụ ở đây.

Như vậy, bạch xong. Trước hết, từ chính giữa khoảng đất. Địa xứ lúc trước, cân nhắc chọn khoảng đất dài rộng bốn khuỷu tay, từ góc Đông Bắc dựng một cây trúc. Góc Đông Nam, Tây Nam với Tây Bắc đều dựng một cây.

Nếu không có cây trúc thì dùng cây tốt cũng được. Từ góc Đông Bắc hướng lên chỗ cùng tột bên trên, lấy một sợi dây dài tám xích 8/3m cột buộc trên cây trúc. Ba góc còn lại cũng cột buộc như vậy, đến góc Đông Bắc thì cột buộc đủ một vòng xong.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần